Mẹo chữa quai bị tại nhà bằng phương pháp dân gian

Quai bị là chứng bệnh nguy hiểm nhưng nhiều người không biết điều đó mà thường chủ quan. Theo thống kê tại nước ta, mỗi năm có hàng ngàn trường hợp mắc quai bị.

Quai bị có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng phổ biến nhất là trẻ em dưới 15 tuổi. Nếu không điều trị càng sớm sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ em nam, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Bệnh quai bị là gì?

Quai bị (Mumps) là bệnh nhiễm trùng các tuyến nước bọt – một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị (Mumps virus), thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Virus gây bệnh hướng tới các tuyến ngoại tiết và thần kinh. Ngoài ra cũng có thể gây tổn thương đến cơ quan sinh dục của người bệnh, đặc biệt là với nam giới.

Virus quai bị có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài cơ thể từ 1 – 2 tháng với điều kiện nhiệt độ 15 – 200 độ C. Bệnh quai bị thường gặp nhất vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh.

Triệu chứng bệnh quai bị

Giai đoạn ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 17 – 18 ngày. Người bệnh chưa có biểu hiện, triệu chứng gì rõ rệt nhưng hoàn toàn có thể lây lan mầm bệnh cho người khác. Lúc này họ cũng chưa nhận thức được để có biện pháp phòng ngừa.

Giai đoạn khởi phát

Bệnh khởi phát dẫn đến các triệu chứng:

  • Sốt cao 38 – 39 độ
  • Đau đầu
  • Kém ăn, miệng khô
  • Suy nhược cơ thể, mệt mỏi
  • Đau họng và đau góc hàm
  • Tuyến mang tai to dần và đau nhức

Giai đoạn toàn phát

Đây là giai đoạn virus phát triển mạnh mẽ nhất, là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh. Sau 24 – 48h bị sốt, bệnh nhân sẽ xuất hiện viêm sưng tuyến mang tai (tuyến nước bọt). Lúc đầu thường sưng một bên tuyến mang tai, sau 1-2 ngày sưng tiếp sang bên kia.

Hầu hết trẻ em mắc quai bị thường sưng cả hai bên, ít gặp chỉ sưng một bên. Hai bên má sưng viêm thường không đối xứng, vùng da má bị sưng căng, bóng, ấn không lõm, sờ nóng, không đỏ, đau, nước bọt ít và quánh. Người bệnh thường bị đau tại 3 vị trí là góc thái dương – hàm, góc xương hàm dưới và điểm mỏm xương chũm. Cảm giác đau tăng lên khi há miệng, nhai hoặc ăn phải những thức ăn có vị chua.

Biểu hiện bị quai bị ở trẻ em

Giai đoạn lui bệnh

Sau 3 – 4 ngày, bệnh nhân thường hết sốt còn tuyến mang tai cũng hết sưng sau 8 – 10 ngày. Nếu được điều trị, ,kiêng cữ và chăm sóc tốt thì bệnh quai bị sẽ tự khỏi. Ngược lại, nếu bệnh nhân gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm tụy cấp tính, viêm cơ tim, giảm bạch cầu,..thì thời gian điều trị sẽ kéo dài lâu hơn.

Rất hay:  Cách người cổ đại xác định thời gian là gì - donghocon.com

Bệnh quai bị có lây không?

Bệnh quai bị là bệnh nhiễm trùng tuyến nước bọt và có khả năng lây truyền cao. Virus có trong dịch tiết hầu họng của người bệnh và lây lan chủ yếu qua đường hô hấp khi:

  • Ho, hắt hơi, sổ mũi
  • Trò chuyện
  • Sử dụng chung đồ dùng với người bệnh (dụng cụ ăn uống, sinh hoạt như bát đũa, bàn chải đánh răng, cốc súc miệng,…)
  • Ăn chung đồ ăn thức uống
  • Tiếp xúc gần: nắm tay, hôn,…
  • Lây truyền gián tiếp qua các bề mặt công cộng như nắm đấm cửa, tay vịn cầu thang,…những nơi mà người bệnh đã tiếp xúc và lây truyền virus quai bị

Ngay cả ở giai đoạn ủ bệnh, trước một tuần khi xuất hiện sưng tuyến mang tai, bệnh nhân chưa có triệu chứng hay biểu hiện rõ ràng nhưng đã có thể lây nhiễm mầm bệnh cho người khác và tiếp tục lây nhiễm 2 tuần sau đó. Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai.

Biến chứng bệnh quai bị

Bệnh quai bị rất nguy hiểm nhưng nhiều người thường lơ là chủ quan. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời, kiêng cữ đúng hướng dẫn của bác sĩ thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Điếc tai: virus quai bị gây tổn thương ốc tai dẫn đến điếc một bên tai, hiếm gặp ở cả hai tai
  • Viêm não: virus quai bị sau khi xâm nhập vào cơ thể có thể tấn công hệ thần kinh trung ương, làm tăng nguy cơ viêm màng não, viêm não hoặc dị tật tiểu não
  • Viêm màng não: virus có thể lây lan qua dòng máu và lây nhiễm vào hệ thống thần kinh trung ương của cơ thể (não và tủy sống).
  • Viêm tinh hoàn ở bé trai: trẻ có thể gặp biến chứng này nếu thấy đau nhiều ở vùng bìu (nơi chứa tinh hoàn)
  • Viêm buồng trứng ở bé gái: khi phụ huynh thấy trẻ bị đau bụng nhiều thì nên đưa bé đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt
  • Phụ nữ mang thai nếu mắc quai bị trong 12 – 16 tuần đầu có nguy cơ sảy thai cao,..
  • Ngoài ra, một số biến chứng quai bị nghiêm trọng khác là viêm tụy, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm đường hô hấp,…

Mẹo chữa quai bị bằng phương pháp dân gian

Chữa quai bị bằng gừng

Theo kinh nghiệm dân gian thì gừng khô có tác dụng giảm sưng hiệu quả đối với bệnh quai bị. Bạn chỉ cần giã gừng khô rồi đắp lên vùng bị sưng. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ lấy một lượng nhỏ vì gừng có tính nóng, nếu đắp quá nhiều có thể gây rát da.

Rất hay:  Xem Ngay Top 20+ mục tiêu của bạn là gì [Đánh Giá Cao]

Cách chữa quai bị bằng gừng

Chữa quai bị bằng nha đam

Nha đam là nguyên liệu thiên nhiên vô cùng lành tính và an toàn. Cách chữa bệnh quai bị bằng nha đam cũng khá đơn giản và dễ thực hiện. Bạn chỉ cần lấy phần gel bên trong, rắc thêm một ít bột nghệ rồi đắp lên vùng quai bị, có thể dùng khăn hoặc băng gạc quấn lại để lô hội không bị đổ ra ngoài.

Chữa quai bị bằng mật ong

Mật ong có vô vàn công dụng và lợi ích cho cơ thể. Nó còn có tính kháng viêm, giàu giá trị dinh dưỡng. Với cách chữa bệnh quai bị này, bạn hãy lấy mật ong trộn với 50 – 70 hạt xích tiểu đậu tán vụn rồi đắp lên vùng bị sưng. Đắp mới hỗn hợp này 1 ngày/lần sẽ thấy các triệu chứng quai bị giảm nhanh chóng.

Chữa quai bị bằng hạt gấc

Theo Đông y, hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn. Nguyên liệu này còn được ví von là “mật gấu” của người nghèo vì nó được ứng dụng để trị nhiều loại bệnh, trong đó có quai bị.

Cách thực hiện:

  • Dùng 7 – 9 hạt gấc nướng lên, bóc vỏ, lấy nhân tán mịn
  • Trộn bột hạt gấc với 10ml dấm hoặc rượu trắng
  • Thoa hỗn hợp này lên chỗ sưng, bôi lại nhiều lần
  • Ngoài cách trên bạn cũng có thể trộn bột hạt gấc với mật ong, bôi vào miếng giấy sạch và dán vào chỗ sưng 2 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Điều trị và chăm sóc bệnh nhân quai bị

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị quai bị mà chỉ điều trị tập trung làm giảm các triệu chứng bệnh. Chăm sóc bệnh nhân quai bị thế nào để bệnh nhanh thuyên giảm? Bạn cần nhớ những điều sau đây:

  • Hạn chế vận động tối đa
  • Để hạ thân nhiệt với trẻ em, ba mẹ tuyệt đối không tắm nước lạnh cho trẻ mà dùng khăn ấm lau người, đắp vào bên má bị sưng
  • Nghỉ ngơi trên giường bệnh cho đến khi hạ sốt
  • Với chế độ ăn uống, nên ăn các thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo, súp, tránh các loại quả có múi và axit xitric,…
  • Uống nhiều nước
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý là tốt nhất
  • Giữ vệ sinh đồ dùng và môi trường sống sạch sẽ
  • Cách ly, giữ khoảng cách với người khác để tránh lây lan mầm bệnh,..
Rất hay:  Cách scan tài liệu từ máy in vào máy tính đơn giản, nhanh chóng

Người mắc bệnh quai bị nên ăn gì, kiêng gì?

Bị quai bị nên kiêng gì?

Thực phẩm nên ăn

  • Thức ăn dạng lỏng: tránh tình trạng khó nuốt, phải cử động hàm và mang tai nhiều sẽ càng đau nhức
  • Thực phẩm chế biến từ các loại đậu: giàu vitamin B1, B2, A, D, E, K, C giúp tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh
  • Các loại rau xanh: bổ sung vitamin, chất xơ và khoáng chất

Thực phẩm nên kiêng

  • Thực phẩm có vị chua, các loại trái cây chứa nhiều axit vì sẽ kích thích tuyến nước bọt hoạt động nhiều, càng gây đau đớn cho trẻ
  • Thực phẩm có vị cay nóng và vị tanh: thực phẩm chứa tiêu, ớt, hải sản gây khó tiêu hóa khiến người bệnh thêm mệt mỏi
  • Thịt gà: khiến cơ hàm phải hoạt động nhiều hơn nữa còn khó tiêu
  • Thực phẩm từ gạo nếp: làm cho quai hàm sưng to hơn

Phòng ngừa bệnh quai bị

Biện pháp phòng ngừa bệnh quai bị hiệu quả nhất là tiêm vắc xin. Trẻ em nên tiêm phòng từ khi 12 tháng tuổi. Thường liều tiêm ngừa bệnh quai bị gồm 2 liều, liều đầu lúc 12 tháng và liều lặp lại lúc 4-6 tuổi. Người trưởng thành hay phụ nữ chuẩn bị mang thai cũng có thể phòng ngừa quai bị.

Thực tế vắc xin có thể giúp bạn phòng tránh 80% nguy cơ mắc quai bị, 20% còn lại là cách bản thân bạn tự phòng ngừa lây nhiễm từ người bệnh. Muốn vậy, bạn cần:

  • Tránh tiếp xúc với người mắc quai bị, nếu bắt buộc tiếp xúc phải mang khẩu trang và đồ bảo hộ do virus có thể lan truyền trong không khí và bám vào các vật dụng xung quanh
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
  • Vệ sinh đường hô hấp bằng cách súc miệng với nước muối tự pha hoặc nước muối sinh lý
  • Hạn chế tới nơi đông người, đặc biệt là trong thời gian bùng dịch
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch
  • Tập luyện thể thao để cải thiện sức khỏe
  • Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

Tạm kết: Chúng ta chớ nên coi thường hay chủ quan với bệnh quai bị vì virus gây bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Nếu có biểu hiện bệnh hãy đến gặp bác sĩ sớm để có biện pháp điều trị đúng cách bạn nhé!

THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG