Dùng lá trầu không điều trị bệnh trĩ là cách làm dân gian lâu đời.Tuy nhiên, để chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đúng cách và hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Cùng đi tìm cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không hiệu quả tại nhà dưới đây nhé.
I. Vì sao lá trầu không điều trị bệnh trĩ hiệu quả?
Lá trầu không ở một số nơi còn được gọi là lá Thược tương. Đây là một loại cây thân leo rất phổ biến ở nước ta. Được xuất hiện nhiều trong các bài thuốc đông y. Lá trầu không có tính ấm, vị cay, nồng, mùi thơm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong lá trầu không có chứa hoạt chất phenol là betel-phenol, chavicol (là thành phần trong tinh dầu), chứa 0,8% – 1,8% tinh dầu, chất chống oxy hóa và một số hoạt chất phenolic khác có tác dụng mạnh trong việc kháng viêm, khử trùng vết thương. Đây cũng là chất kháng sinh có khả năng tiêu diệt một số loại vi khuẩn như tụ cầu, trực trùng Coli, vi khuẩn Subciti…
Đối với bệnh trĩ ở giai đoạn khởi phát (bệnh trĩ cấp độ 1 và cấp độ 2), lá trầu không có một số tác dụng như:
- Kháng viêm các vùng viêm sưng do trĩ: các hoạt chất phenolic và tinh dầu lá trầu không có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm và tiêu sưng phù nề búi trĩ, làm giảm cảm giác đau rát vùng hậu môn giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng sa búi trĩ.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động: chất chống oxy hóa có chứa trong lá trầu không giúp tiêu diệt các gốc tự do có hại trong cơ thể; làm tăng quá trình trao đổi chất, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động và hấp thu các dưỡng chất hơn.
- Cải thiện chứng táo bón – một nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ.
Nhờ những lợi ích này mà lá trầu không được dân gian áp dụng nhiều vào chữa bệnh trĩ, giúp làm thuyên giảm các triệu chứng và cảm giác khó chịu.
II. Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà
Lá trầu không có thể dùng chữa trị bệnh trĩ bằng nhiều cách khác nhau. Để thực hiện những phương pháp dưới đây, bạn nên đi vệ sinh trước và rửa hậu môn với xà phòng dịu. Trong cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không nên chọn những lá trưởng thành, không chọn lá non cũng không quá già. Cùng tham khảo 4 cách chữa được gợi ý dưới đây:
Cách 1: Xông hơi lá trầu không chữa bệnh trĩ
Hơi nước ấm nóng chứa tinh dầu lá trầu không có tác dụng sát khuẩn, xoa dịu các tổn thương nhẹ và giúp làm co búi trĩ mang lại cảm giác thư giãn.
- Bước 1: Chuẩn bị Khoảng 20 – 25 lá trầu không tươi, không sâu úa mang rửa sạch + 1 muỗng cafe muối tinh.
- Bước 2: cho lá trầu không và muối tinh vào nồi đun cùng 1l nước sạch. Khi nồi sôi vặn nhỏ lửa và đun thêm 10 phút.
- Bước 3: sau đó nhấc ra mở nắp nồi đợi 1 lát cho tỏa bớt hơi nóng
- Bước 4: đặt nồi/chậu nước lá trầu không bên dưới, ngồi lên ghế xông vùng hậu môn cho đến khi nguội. Trong quá trình xông hơi nên dùng chiếc khăn mỏng trùm kín cả đầu và người giúp hơi nước lá trầu không không bị thoát ra ngoài, làm tăng hiệu quả chữa trị trĩ.
Thực hiện 1 – 2 lần/ngày. Kiên trì thực hiện tới khi thấy triệu chứng bệnh trĩ được cải thiện.
Cách 2: Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không, bồ kết, nhân hạt gấc và quả cau
Quả cau, bồ kết và nhân hạt gấc đều có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm và làm lành vết thương rất tốt. Đặc biệt 4 loại dược phẩm này khi kết hợp với nhau sẽ có một bài thuốc điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả.
Chuẩn bị: 20 lá trầu không + 5 quả bồ kết (khô hoặc tươi đều được) + 2 quả cau + 20g lõi nhân bên trong hạt gấc + 1 muỗng cafe muối tinh. Rửa sạch các nguyên liệu.
- Bước 1: rửa sạch tất cả các nguyên liệu, dùng chày đập vỡ, nát các hạt gấc, cau bổ làm 4 miếng.
- Bước 2: Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi đun cùng 2 lít nước. Khi nồi sôi thì vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng 15 phút
- Bước 3: Nhấc xuống, mở nắp cho tỏa bớt hơi nóng và ngồi xông
- Bước 4: Khi nước còn ấm, dùng nước ngâm hậu môn trong khoảng 30 phút và dùng bã đắp lên búi trĩ, dùng băng gác cố định.
Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần/ngày khoảng 2 tuần để thấy hiệu quả.
Cách 3: Đắp lá trầu không chữa bệnh trĩ
Với cách dùng lá trầu không để chữa bệnh trĩ tại nhà, tính chất lá trầu không tác động trực tiếp, sát khuẩn và mang lại cảm giác dễ chịu cho búi trĩ và vùng da xung quanh.
- Bước 1: Lá trầu không rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo nước
- Bước 2: Giã nát lá trầu không
- Bước 3: Dùng bông gòn thấm phần nước cốt của lá trầu bôi lên búi trĩ
- Bước 4: Dùng vải mùng hoặc vải xô bọc phần bã, đắp lên hậu môn khoảng 20 phút.
- Bước 5: Rửa qua hậu môn với nước và lau khô nhẹ nhàng.
Cách 4: Ngâm nước lá trầu không chữa bệnh trĩ tại nhà
Nước ngâm chứa tinh dầu và các hoạt chất từ lá trầu không dễ dàng len sâu tác động vào búi trĩ. Nước ấm còn có tác dụng kích thích lưu thông mạch máu lên trong các búi trĩ làm co búi trĩ.
- Bước 1: nấu 1 nắm lá trầu không đã được rửa sạch cùng với một lượng nước vừa đủ để ngâm vào nồi, lửa vừa
- Bước 2: khi nước lá trầu không sôi, giảm lửa đun thêm khoảng 10 phút để phần tinh dầu và các hoạt chất có thể ra hết. Tắt bếp, mở nắp cho nước mau nguội.
- Bước 3: khi nước còn ấm, đổ lấy phần nước ra chậu và ngâm hậu môn đến khi nước nguội
- Bước 4: Sau khi hoàn tất dùng khăn tắm sạch thì lau khô
☛ Xem thêm: 7 Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản tại nhà
III. Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không cần biết những điều này
Dùng lá trầu không có thể được xem là một giải pháp chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả với những người mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, trong quá trình dùng lá trầu không chữa trị trĩ bạn nên biết những điều sau:
- Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không là một cách chữa bệnh dân gian được truyền lại từ nhiều đời trước. Đã có những người cải thiện bệnh trĩ sau khi áp dụng. Tuy nhiên cũng có nhiều người không cải thiện bệnh nhiều do cơ địa không phù hợp hoặc mức độ bệnh quá nặng.
- Chất kháng sinh trong lá trầu không là kháng sinh tự nhiên nên dược lực học không mạnh bằng các loại thuốc Tây y khác. Bởi vậy, chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không phù hợp với những người mắc trĩ cấp độ nhẹ (bệnh trĩ nội độ 1, trĩ nội độ 2).
- Quá trình điều trị cần được thực hiện liên tục và kiên trì mới đạt được hiệu quả tốt. Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không không mang lại hiệu quả nhanh chóng.
- Bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và búi trĩ bằng nước muối ấm pha loãng để hiệu quả điều trị tốt hơn. Trong quá trình xông hơi, nên dùng một chiếc khăn mỏng chùm kín đầu và nồi nước xông để tránh tình trạng hơi nước bị bay ra ngoài.
- Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đảm bảo ăn đủ thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ nước để tránh táo bón
- Vận động, luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, ngồi thiền giúp nâng cao sức khỏe, tâm lý thoải mái để tránh bệnh phát triển nghiêm trọng hơn.
- Không rặn mạnh hoặc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh
- Hạn chế mang vác quá sức
- Chỉ dùng nước lá trầu không xông hơi, rửa nhẹ nhàng bên ngoài hậu môn. Sau đó dùng khăn mềm thấm khô. Không thụt rửa sâu bên trong hậu môn.
- Lá trầu không có thể có tương tác với một số thuốc. Chính vì vậy, nếu bạn muốn kết hợp các loại thuốc khác chữa trĩ hoặc bạn đang dùng các loại thuốc chữa bệnh khác, thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều có nên kết hợp dùng lá trầu không chữa trĩ hay không?
- Nếu sau 8 – 12 tuần các triệu chứng bệnh trĩ không được thuyên giảm với cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không này, cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn về cách điều trị bệnh trĩ phù hợp nhất.
➤ Tìm đọc thêm:
- Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho trĩ
- 15 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả an toàn dân gian
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không là phương pháp chữa bệnh trĩ dân gian được lưu truyền từ đời xưa và đã có nhiều phản hồi tốt về tình trạng bệnh.Tuy nhiên đây là mẹo dân gian nên tùy vào từng tình trạng bệnh, từng cơ địa bệnh nhân khác nhau mà cách làm mang lại hiệu quả điều trị bệnh khác nhau. Hơn nữa cách làm xông hơi hoặc ngâm có thể hơi mất thời gian và phức tạp, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng các loại Gel bôi thảo dược để làm giảm nhanh triệu chứng và khó chịu do bệnh Trĩ.
||Tham khảo bài viết khác:
- Cách dùng cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà
- 5 cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt tại nhà an toàn, hiệu quả
- #5 Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa đơn giản an toàn tại nhà