Hiện tượng bong gân cổ tay khá thường gặp và gây ra nhiều đau nhức và khó chịu cho người bệnh. Đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Không chỉ thế, nếu cổ tay bị bong gân không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Hiện tượng bong gân cổ tay là như thế nào?
Hiện tượng bong gân cổ tay là chấn thương khi xây chằng bao bọc xung quanh khớp cổ tay bị giãn quá mức và có thể bị rách một phần hoặc toàn bộ.
Dấu hiệu bong gân cổ tay ban đầu thường là sưng viêm, đau nhói và có thể xuất hiện các vết bầm tím ở vùng bị chấn thương. Đối với các trường hợp nặng, khớp cổ tay không cử động được, lúc này bệnh nhân cần thăm khám ngay với bác sĩ. Chấn thương cổ tay kéo dài có nguy cơ cao ảnh hương đến xương, khớp.
Dấu hiệu bong gân cổ tay
Tùy theo lực tác động gây chấn thương mạnh hay nhẹ mà dấu hiệu bong gân cổ tay biểu hiện theo các mức độ khác nhau. Theo Hiệp hội Phẫu thuật Bàn tay Hoa Kỳ, hiện tượng bong gân cổ tay được phân chia thành 3 mức độ từ nhẹ đến nặng như sau:
- Mức độ 1 (nhẹ): Các dây chằng khớp cổ tay chỉ bị giãn nhẹ nên cảm giác đau nhức chỉ xuất hiện khi người bệnh cử động hoặc xê dịch cổ tay.
- Mức độ 2 (trung bình): Lúc này các dây chằng đã bị rách một phần. Các cơn đau nhói xuất hiện liên tục theo cử động khớp cổ tay.
- Mức độ 3 (nặng): Đây là mức độ nghiêm trọng nhất, các dây chằng đã bị rách hoàn toàn. Đồng thời có thể xuất hiện tình trạng gãy nứt xương hoặc làm vỡ vài mảnh xương nhỏ. Cổ tay bị sưng viêm và đau nhức dữ dội, thậm chí có nguy cơ cao mất hoàn toàn khả năng cử động cổ tay bị tổn thương.
Cách xử lý hiện tượng bong gân cổ tay
Sơ cứu bằng phương pháp RICE
RICE là biện pháp sơ cứu bong gân cổ tay phổ biến được áp dụng để giảm đau, giảm sưng. RICE có 4 bước đơn giản sau:
- Rest: Người bệnh cần nghỉ ngơi tại chỗ và hạn chế cử động cổ tay ít nhất 48 giờ.
- Ice: Dùng túi nước đá chườm lạnh lên vùng bị bong gân. Nên chườm mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút và không được chườm đá trực tiếp lên da để tránh phỏng lạnh.
- Compression: Băng ép cổ tay bị chấn thương bằng băng thun giúp giảm sưng tấy.
- Elevation: Nâng cao cổ tay hơn tim giúp giảm đau, giảm sưng viêm.
Đeo nẹp cố định
Người bệnh có thể sử dụng nẹp để giữ cổ tay bị chấn thương ở vị trí ban đầu. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời gian đeo nẹp phù hợp. Lưu ý, chỉ nên đeo trong thời gian ngắn vì nếu dùng nẹp quá lâu có thể dẫn đến yếu và tê cứng cơ.
Sử dụng thuốc giảm đau
Một số loại thuốc chống viêm không steroid có tác dụng đẩy lùi triệu chứng đau nhức và sưng tấy tạm thời. Thế nhưng, những loại thuốc này có thể để lại các tác dụng phụ như làm tăng nguy cơ chảy máu và loét dạ dày. Vì vậy, người bệnh phải đảm bảo tuân thủ chỉ định của bác sĩ và không được lạm dụng thuốc.
Băng dán cơ RockTape
Hiện nay, RockTape là loại băng dán thể thao hỗ trợ vận động tốt nhất. Loại băng dán cơ này được sử dụng phổ biến bởi các vận động viên trên toàn thế giới. Nó có tác dụng chữa trị các chấn thương như bong gân và cải thiện phong độ thể thao. Không chỉ vậy, RockTape còn hỗ trợ nâng đỡ cơ, tạo sức bền và cho phép vận động tối đa. Từ đó có thể giảm nguy cơ chấn thương đáng kể.
Phẫu thuật
Đối với những hiện tượng bong gân cổ tay nghiêm trọng, cơn đau kéo dài hơn 6 tuần liên tục hoặc các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả hồi phục, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để thực hiện nối lại các dây chằng bị rách hoàn toàn. Tùy thuộc vào tình trạng chấn thương, phẫu thuật có thể được thực hiện bằng hình thức nội soi hoặc phẫu thuật mở.
Trên đây là những thông tin cũng như biện pháp xử lý đối với hiện tượng bong gân cổ tay. Có thể thấy, đây là một trong những tổn thương thường gặp và dễ tiến triển nghiêm trọng nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời. Do đó, khi gặp chấn thương người bệnh cần sơ cứu đúng cách để tổn thương nhanh chóng hồi phục.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp