Chữa đau dây thần kinh liên sườn bằng cách bấm huyệt, xoa bóp có thể giảm đau hiệu quả cho người bệnh, bên cạnh đó hiệu quả điều trị lại cao, không để lại tác dụng phụ, giá cả phù hợp với đại đa số người dùng, tuy nhiên phương pháp này cần được thực hiện bởi người có tay nghề cao để mang lại kết quả cao nhất, cùng tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt chữa đau thần kinh liên sườn qua bài viết sau nhé.
Dấu hiệu nhận biết đau dây thần kinh liên sườn
Đau dây thần kinh liên sườn là một bệnh lý phổ biến hiện nay về xương khớp, trước tiên mọi người cần xác định thần kinh liên sườn và dây thần kinh liên sườn có vị trí và hình dáng như thế nào.
Thần kinh liên sườn là các dây thần kinh xuất phát từ đoạn tủy vùng ngực, trong đó phần rễ sẽ chia thần kinh liên sườn thành hai nhánh: Nhánh trước (vị trí trước bụng và ngực) và nhánh sau (nhánh chi phối cho da và cơ lưng).
Dây thần kinh liên sườn sẽ tạo thành bó, nằm tại vị trí bên hông của mỗi xương sườn sau khi tách thành hai nhánh nhưng vẫn có sự ảnh hưởng lẫn nhau, vì thế mỗi khi có bất kỳ tổn thương nào tại xương sườn, tủy sống, cột sống và vùng ngực, sẽ đều tác động trực tiếp đến dây thần kinh liên sườn.
Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn sẽ là những cơn đau kéo dài hoặc theo từng đợt dọc theo mạng sườn, cảm giác đau tức ngực, đau từ ngực xuống cạnh cột sống,… Thường đi kèm các bệnh như lao phổi, các bệnh về phổi nói chung, gan, tim,…
Nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh liên sườn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh liên sườn, cụ thể:
- Mắc các bệnh lý về xương và tủy sống: Đau dây thần kinh liên sườn là dấu hiệu sớm của chứng u rễ thần kinh và u tủy, người bệnh sẽ có cảm giác đau một bên sườn.
- Thoái hóa cột sống: Cảm giác đau ê ẩm, kèm âm ỉ vùng cột sống ngực khi vận động nhẹ, xuất hiện nhiều ở người lớn tuổi khi ấn vào sẽ cảm thấy tức nhẹ.
- Dấu hiệu nhiễm khuẩn: Đau dây thần kinh liên sườn qua hai giai đoạn, giai đoạn đầu sẽ là những cơn đau rát mảng sườn, sau đó sẽ xuất hiện các mụn nước lan rộng khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu khi cọ xát.
- Nguyên nhân khác: Viêm cột sống, đái tháo đường, chấn thương cột sống, tổn thương dây thần kinh liên sườn,…
Bên cạnh đó sẽ có nhiều trường hợp ngoại lệ với các nguyên nhân trên như đau dây thần kinh liên sườn giai đoạn khởi phát có thể đau âm ỉ tại vùng bả vai, vùng khoang liên sườn, cạnh xương sống,… Những khi hắt hơi, ho, thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý của phổi.
Bí quyết bấm huyệt chữa đau dây thần kinh liên sườn là gì?
Phương pháp bấm huyệt chữa đau dây thần kinh liên sườn là một sự kết hợp giữa cách điều trị đông và tây y, liệu pháp này đã được chứng minh qua các nhiều kết quả đáng kinh ngạc, cải thiện hiệu quả các triệu chứng như:
- Hỗ trợ thư giãn cơ, xoa dịu tinh thần, bồi bổ tạng phủ.
- Có khả năng kích hoạt các hormone giảm đau và cơ chế tự phục hồi của cơ thể.
- Thúc đẩy hoạt động tuần hoàn, lưu thông khí huyết nuôi dưỡng thần kinh.
- Phù hợp với nhiều đối tượng, an toàn với trẻ em, hạn chế xuất hiện rủi ro,…
Một số lưu ý khi bấm huyệt chữa đau dây thần kinh
- Thao tác tay không nên quá mạnh, lực bấm tùy theo đối tượng mà sẽ điều chỉnh, quan trọng cần xác định chính xác vị trí huyệt đạo.
- Bên cạnh phương pháp bấm huyệt thì người bệnh cần nâng cao đề kháng bằng cách bổ sung dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
- Vận động vừa phải, không nên quá tải như bê vác vật nặng, xoay vặn người mạnh,…
- Khi tình trạng bệnh ở giai đoạn nặng, bấm huyệt không thể điều trị hiệu quả.
Đối tượng chống chỉ định khi bấm huyệt chữa đau dây thần kinh liên sườn
Tuy liệu pháp bấm huyệt có thể cải thiện các cơn đau thần kinh liên sườn và phù hợp với hầu hết mọi người, nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ không nên áp dụng, nếu không sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm khó lường trước được.
- Gãy xương, loãng xương nghiêm trọng.
- Số lượng tiểu cầu rất thấp.
- Mắc bệnh lý rối loạn đông hoặc loãng máu.
- Nhiễm trùng da.
- Đau thần kinh sườn liên quan đến các bệnh về cột sống, lao phổi,…
- Bị bỏng hoặc có vết thương chưa lành da.
Việc điều trị đau dây thần kinh liên sườn bằng phương pháp bấm huyệt cần có sự tham khám và theo dõi từ các thầy thuốc, không nên tự ý bấm huyệt tại nhà nếu chưa có sự trao đổi với người chuyên môn để xác định vị trí huyệt và thao tác tay sao cho hợp lý, sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp