Cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà đơn giản, hiệu quả

Hệ thống dây chằng đầu gối có vai trò rất quan trọng giúp tránh cho xương chày trượt ra trước và ra sau so với xương đùi khi vận động khớp gối. Khi bị giãn dây chằng đầu gối, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng để phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Nguyên nhân của giãn dây chằng đầu gối

Khớp gối là một khớp lớn trong cơ thể, được nâng đỡ bởi dây chằng, bao khớp, sụn chêm và bao cơ xung quanh. Hệ thống dây chằng bao gồm dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau và hai dây chằng bên. Hai dây chằng bên rất khỏe cùng với dây chằng chéo trước có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn xương chày trượt về phía trước so với xương đùi, trong khi dây chằng chéo sau có nhiệm vụ ngăn không cho xương chày trượt ra phía sau quá xa khi đầu gối di chuyển.

Giãn dây chằng đầu gối chủ yếu do chấn thương trong thể thao như bóng đá, bóng chuyền, chạy, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn hoặc chấn thương tác động trực tiếp đến khớp gối trong sinh hoạt. Bệnh nhân gồng và chống đỡ một chân dẫn đến tình trạng chấn thương xoắn.

Cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà hiệu quả

Có nhiều cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà và bệnh nhân có thể áp dụng những cách sau để kiểm soát cơn đau và chấn thương dây chằng.

Rất hay:  Hướng dẫn nạp thẻ Free Fire, nạp kim cương trong game

Điều trị giãn dây chằng đầu gối bằng thuốc

Thuốc tây y cho hiệu quả nhanh chóng nên được người bệnh nhắc đến đầu tiên khi điều trị bệnh, trong đó có bệnh giãn dây chằng đầu gối. Cụ thể, những loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như paracetamol, aspirin, ibuprofen, naproxen… Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau, chống viêm rất mạnh.

Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ khó chịu dẫn đến viêm loét và xuất huyết dạ dày. Vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng nẹp để cố định khớp gối

Khi dây chằng bị giãn, vùng bị thương rất dễ bị tác động bởi ngoại lực. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình khuyến cáo bệnh nhân nên sử dụng nẹp cố định. Phương pháp nẹp giúp bệnh nhân cố định các dây chằng bị giãn quá mức. Điều này hạn chế ảnh hưởng của ngoại lực trong quá trình tập luyện.

Ngoài ra, sử dụng nẹp có thể giúp giảm lực bên ngoài lên dây chằng bị thương. Để an toàn, người bệnh nên hạn chế sinh hoạt.

Massage giúp giảm đau

Để giảm bớt những cơn đau do chấn thương dây chằng, người bệnh có thể tham khảo phương pháp xoa bóp. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, các biện pháp xoa bóp có thể khác nhau. Phương pháp là dùng sức của bàn và các ngón tay tác động lên vùng bị đau, nhẹ nhàng xoa bóp theo chuyển động tròn, động tác này có khả năng điều hòa lưu lượng máu, giúp khí huyết lưu thông. Từ đó, hạn chế tình trạng tắc nghẽn và cải thiện tình trạng giãn dây chằng. Tuy nhiên, phương pháp xoa bóp chỉ là giải pháp tạm thời cho cơn đau nhức, khó chịu.

Rất hay:  12 cách chỉnh độ sáng màn hình máy tính, laptop - QuanTriMang.com

Chườm nóng

Chườm nóng giúp thư giãn cơ và gân cốt, cải thiện tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng trong khoảng 2 đến 3 ngày đến khi hết sưng tấy. Có thể dùng chai nước ấm và khăn ấm chườm trong khoảng 20 phút, thực hiện điều này 3 đến 4 lần một ngày.

Chườm lạnh

Chườm lạnh ngay khi có dấu hiệu sưng, đau. Nhiệt độ thấp có tác dụng làm tê tạm thời, ức chế khả năng truyền tín hiệu của các dây thần kinh cảm giác. Nên chườm đá 20 phút mỗi lần.

Bài thuốc dân gian chữa giãn dây chằng

Chữa giãn dây chằng bằng ngải cứu

Đầu tiên, người bệnh sơ chế lá ngải cứu tươi, rửa sạch để ráo nước, sau đó cho ngải cứu vào cối giã nhuyễn rồi trộn với một ít giấm. Sau đó người bệnh đắp hỗn hợp lên vùng đầu gối bị đau trong khoảng 20 phút. Với cách này, người bệnh có thể áp dụng từ 2 đến 3 lần trong ngày.

Bài thuốc dân gian chữa giãn dây chằng bằng xương rồng

Chườm đắp bằng xương rồng cũng là một bài thuốc dân gian có thể giúp giảm nhanh các cơn đau do dây chằng bị giãn. Nguyên liệu chuẩn bị là một ít xương rồng, cắt bỏ gai, rửa sạch rồi cho vào cối giã nhuyễn. Sau đó, người bệnh cho tất cả vào nồi đun ấm với một chút muối biển. Tiếp theo, cho hỗn hợp còn nóng vào túi vải chườm lên vùng đầu gối bị đau trong 15 phút, ngày 2 đến 3 lần.

Rất hay:  Mục lục

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn có thêm những cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà. Giãn dây chằng đầu gối là tình trạng phổ biến có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thoái hóa khớp gối nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả. Vì vậy, khi phát hiện ra tình trạng này, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp