Bà bầu bị nên uống gì? Cách chữa ho cho bà bầu hiệu quả là bạn có thể uống nước chanh ấm từ 1 – 2 lần mỗi ngày cũng như bổ sung vitamin C cho bà bầu bằng những thực phẩm tương tự.
6. Nước muối
Súc miệng với nước muối ấm giúp giảm 40% tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Đây là cách trị ho cho bà bầu 3 tháng đầu và trong suốt thai kỳ cực kỳ hiệu quả. Dung dịch muối có khả năng hút chất lỏng dư thừa từ các mô bị viêm trong cổ họng làm cho chúng giảm kích thước.
Thêm vào đó, nước muối còn có tác dụng làm lỏng chất nhầy và loại bỏ các chất gây dị ứng, vi khuẩn và nấm từ cổ họng. Cách giảm ho cho bà bầu nhanh là bạn hãy súc nước muối từ 3 – 4 lần mỗi ngày!
7. Bổ sung kẽm
Một cách trị ho khi mang thai khác là là bổ sung thêm kẽm. Hầu hết các cơn cảm lạnh và ho xuất phát từ tình trạng virus trú ngụ trong mũi phát triển mạnh và nhân lên trong đường mũi cũng như cổ họng.
Kẽm hoạt động bằng cách ngăn chặn virus tiếp tục sinh sôi ở những vị trí này. Bạn có thể tăng cường kẽm cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như rau bó xôi, dầu mầm lúa mì, hạt bí ngô…
8. Chữa ho cho bà bầu bằng trà gừng
Đôi khi các cơn ho khan khiến mẹ bầu cảm thấy còn khó chịu hơn so với ho thông thường bởi không hề thải ra đờm. Những cơn ho này do tình trạng nhiễm virus và dị ứng gây ra. Khi bà bầu bị ho khan, biện pháp tốt nhất là uống trà gừng để làm giảm viêm.
Cách trị ho cho bà bầu bằng trà gừng cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần cho đập giập 2 nhánh gừng rồi cho vào 150ml nước sôi, để yên trong 15 phút sau đó thêm một chút mật ong và thưởng thức.
Nguyên nhân bà bầu bị ho
Dẫu cho tình trạng ho nhẹ là vấn đề sức khỏe khi mang thai khá bình thường nhưng nếu tình trạng ho kéo dài sẽ gây cho mẹ bầu không ít khó chịu. Những lý do phổ biến khiến bà bầu bị ho nhiều, ho ngứa cổ thường xuyên là:
- Dị ứng: Hầu hết các cơn ho khan đều đến từ việc cơ thể phản ứng với sự thay đổi của thời tiết, thức ăn hoặc một hóa chất nào đó.
- Hệ miễn dịch yếu: Khi mang thai, hệ miễn dịch của bạn không còn khỏe mạnh như trước kia. Điều này vô tình tạo điều kiện cho các tình trạng nhiễm trùng dễ dàng xảy ra.
- Hen suyễn: Mẹ bầu có tiền sử bệnh hen suyễn có nguy cơ cao gặp các vấn đề về hô hấp, bao gồm ho nặng.
- Mức estrogen cao: Nồng độ nội tiết tố estrogen tăng lên trong cơ thể sẽ góp phần làm xuất hiện những cơn ho của mẹ bầu, đặc biệt là khi bạn đang bị sốt hoặc viêm mũi dị ứng.
- Trào ngược dạ dày: Axit từ dạ dày ảnh hưởng đến đường hô hấp và làm hỏng lớp lót niêm mạc, khiến mẹ bầu bị ho.
- Nhiễm virus: Các cuộc “xâm lăng” của virus có thể làm bạn bị cúm và ho.
- Ô nhiễm không khí: Tình trạng ô nhiễm không khí, khói, bụi và khí gas có thể gây ho ở phụ nữ mang thai.