10 cách chữa khàn tiếng cấp tốc – Bạn đã thử chưa?

10 cách chữa khàn tiếng cấp tốc dưới đây bao gồm cả phương pháp dân gian và Tây y, đã được nhiều người áp dụng có hiệu quả. Bạn đã thử những cách này chưa?

chua khan tieng cap toc 10 cach chua khan tieng nhanh chong
Khàn tiếng ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, học tập, công việc.

1. Tổng quan về bệnh khàn tiếng

Khàn tiếng là hiện tượng giọng nói bị thay đổi âm sắc, giọng nói của bạn sẽ không được trong và mượt như bình thường mà tiếng nói sẽ bị rè, giọng nói thều thào… thậm chí mất tiếng. Bản chất của tình trạng Khàn tiếng là dây thanh quản bị tổn thương do phải hoạt động quá nhiều, liên tục, với cường độ lớn.

Khàn tiếng thường xảy ra ở những người làm công việc nói nhiều, liên tục như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, biên tập viên,…. Hoặc cũng có thể xảy ra ở những người làm việc trong môi trường bụi bẩn, không khí ô nhiễm, hóa chất độc hại. Người hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá thường xuyên. Đôi khi, thời tiết giao mùa từ nóng sang lạnh là điều kiện thuận lợi để các bệnh về hô hấp bùng phát gây ra hiện tượng Khàn tiếng.

Khàn tiếng có thể là hậu quả của việc thanh quản bị viêm (viêm thanh quản). Bệnh khàn tiếng thường chỉ kéo dài một vài ngày nhưng nếu bạn bị khàn tiếng kéo dài trong một vài tuần thì bạn phải xem xét cẩn thận hơn, thậm chí bạn cần phải đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ tình trạng bệnh của mình.

2. Những cách chữa Khàn tiếng có hiệu quả nhanh

2.1. Chữa khàn tiếng bằng mật ong và chanh tươi

Cắt chanh thành lát và ngâm vào trong mật ong 1- 2 giờ đồng hồ cho ngấm. Sau đó đem ngậm và từ từ nuốt nước xuống cổ họng.

Vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu có tác dụng tiêu đờm, trị Khàn tiếng hiệu quả. Thêm vào đó, thành phần phần vitamin E trong mật ong kết hợp với vitamin C trong chanh có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và dây thanh quản, đồng thời cải thiện sức đề kháng và giúp tổn thương nhanh lành hơn. Sau vài lần sử dụng, tình trạng khàn tiếng, tắt tiếng sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Rất hay:  Cách gọi tên trong hoàng tộc - Báo Đà Nẵng

2.2. Chữa khàn tiếng bằng chanh tươi và muối

Nếu bạn không có sẵn mật ong trong nhà, bạn có thể sử dụng cách này. Quả chanh rửa sạch bụi bẩn, cắt thành từng lát mỏng, rắc lên một ít muối trắng. Ngậm lát chanh sâu trong cổ họng, mỗi ngày 3 lần, tình trạng Khàn tiếng, giọng nói khàn đục sẽ được cải thiện rõ rệt. Kiên trì thực hiện đến khi khỏi hẳn thì dừng lại.

2.3. Chữa khàn tiếng bằng quả quất (trái tắc)

Sử dụng 2-3 quả quất (trái tắc) thái lát thành khoanh mỏng, thêm một chút mật ong hoặc ít đường phèn vào rồi đem hấp cách thủy khoảng 15 phút. Dùng hỗn hợp quất mật ong này ngậm và nuốt dần. Mỗi ngày thực hiện 2 lần bạn sẽ thấy tình trạng Khàn tiếng được cải thiện rõ rệt.

2.4. Chữa khàn tiếng bằng giá đỗ

Giá đỗ được biết đến là loại rau bổ dưỡng giàu chất dinh dưỡng, hàm lượng vitamin, nhất là vitamin C, calo, glucid, protein, glucid có trong giá đỗ cao gấp nhiều lần so với hạt đỗ. Giá đỗ có có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, làm dịu cổ họng, chữa trị khàn tiếng nhanh chóng.

Sử dụng một nắm giá đỗ vừa đủ rửa sạch, để ráo nước sau đó đem giã nát, lọc lấy nước cốt. Ngậm nước cốt giá đỗ trong miệng sau đó nuốt từ từ, mỗi ngày thực hiện khoảng 2 đến 3 lần. Nếu không có nhiều thời gian thì có thể nhai sống giá đỗ, ngậm trong họng một lát rồi nuốt từ từ.

2.5. Chữa khàn tiếng bằng lá hẹ

Lá hẹ chứa sunfua, saponin và odorin. Những chất này hoạt động tương tự như kháng sinh, có thể giúp ức chế tụ cầu và một số vi khuẩn gây bệnh ở thanh quản.

Lấy 1 nắm lá hẹ rửa sạch, cắt khúc ngắn cỡ 1cm, cho vào chén. Thêm 3 muỗng mật ong vào trộn đều và đem hỗn hợp hấp cách thủy cho đến khi lá hẹ chín nhừ. Chắt nước uống mỗi lần 2 thìa, uống 03 lần/ngày. Mỗi lần dùng nên hâm nóng lại. Nên ăn cả xác để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Rất hay:  Bảng giá và thông số kỹ thuật thép hình I – thép hình H

2.6. Chữa khàn tiếng bằng gừng

Gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau tự nhiên nhưng không gây tác dụng phụ như các loại thuốc tân dược. Ngoài ra, hoạt chất Zingiberol và zingiberene có trong gừng còn kích thích lưu thông máu đến nuôi dưỡng và sữa chữa tổn thương ở thanh quản.

Cách chữa khan tiếng nhanh nhất từ gừng như sau: Bạn chuẩn bị sẵn một cốc nước sôi rồi cho vào đó vài lát gừng. Đậy kín miệng cốc lại trong 10 phút, các hoạt chất trong gừng sẽ tiết hết ra nước khiến nước chuyển sang màu vàng nhạt. Thêm một ít mật ong vào và thưởng thức. Mỗi ngày uống 3-4 tách trà gừng sẽ làm dịu cơn đau rát cổ họng và cải thiện tình trạng khan tiếng, giúp giọng nói của bạn trong hơn.

2.7. Chữa khàn tiếng bằng tỏi

Tỏi chứa nhiều hoạt chất kháng sinh allicin giúp chống lại sự tấn công của vi khuẩn, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trong cổ họng.

Cách sử dụng: Nhai 2 tép tỏi sống trong mỗi bữa ăn hoặc giã tỏi lấy nước cốt và trộn chung với mật ong. Mỗi lần uống 1 thìa x 3 lần mỗi ngày.

2.8. Chữa khàn tiếng bằng trái lê

Lê là một loại trái cây có tính mát, thanh lọc cơ thể, giàu vitamin A, B, C, khoáng chất natri, magie,… rất tốt cho sức khỏe, đồng thời giúp cổ họng được thông thoáng, dịu mát, giảm nhanh tình trạng khàn tiếng.

Trái lê 2 quả gọt sạch vỏ, thái miếng, ép lấy nước lê. Vỏ quýt khoảng 20g, sắc với lượng nước vừa đủ. Sau đó, hòa hai loại nước này với nhau, dùng để uống 2 lần/ngày. Sau vài ngày, tình trạng Khàn tiếng sẽ khỏi hẳn. Cách này còn có thể chữa trị viêm họng cấp, viêm thanh quản,…

2.9. Chữa khàn tiếng bằng cây xạ can

Cây xạ can còn được gọi là cây rẻ quạt, rễ cây được Đông y sử dụng làm thuốc chữa sưng đau cổ họng, viêm họng, viêm thanh quản và cả chứng mất giọng.

Rất hay:  Cách đăng nhập FIFA Online 4 trên điện thoại, PC nhanh nhất 2023
cây xạ can hình ảnh cây xạ can chữa khàn tiếng mất tiếng đau họng
Hình ảnh cây xạ can chữa khàn tiếng mất tiếng đau họng

Dùng một ít rễ cây xạ can giã nát cùng với vài hạt muối ăn. Sau đó chắt lấy nước cốt ngậm vào miệng nuốt từng chút một cho trôi xuống cổ họng. Áp dụng mẹo chữa khàn tiếng này 2-3 lần mỗi ngày để nhanh chóng khôi phục giọng nói của bạn.

2.10. Chữa khàn tiếng bằng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc tây chính là một trong những cách chữa khan tiếng nhanh nhất nhưng được ưu tiên lựa chọn sau cùng khi tất cả các biện pháp tự nhiên không mang lại hiệu quả. Tùy theo bệnh lý và các triệu chứng gặp phải, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc như:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid: Ibuprofen hoặc Naproxen là các thuốc được sử dụng nhiều nhất. Chúng có tác dụng giảm đau, chống sưng viêm ở dây thanh âm.
  • Corticosteroid: Đây là một loại thuốc có tác dụng giảm viêm mạnh. Loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên chỉ được dùng trong ngắn hạn.
  • Các thuốc khác: Chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc tan đàm, thuốc giảm ho…

Trước khi sử dụng thuốc Tây y, bạn cần được bác sĩ khám và chẩn đoán nguyên nhân gây khàn tiếng. Bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị và cách xử lý tốt nhất dành cho bạn.

3. Lời kết

Trên đây là những cách chữa khàn tiếng có hiệu quả đã và đang được áp dụng phổ biến. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề bạn đang gặp phải mà lựa chọn phương pháp phù hợp và tích cực áp dụng để nhanh khỏi bệnh. Do cơ địa và tình trạng bệnh lý mỗi người khác nhau nên hiệu quả cũng có thể khác nhau ở mỗi người.

Nếu bạn đã áp dụng những phương pháp dân gian mà không mang lại hiệu quả như ý muốn, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tổng đài Y khoa