Các cách trị khàn tiếng hiệu quả bạn nên áp dụng ngay – Medlatec

Khàn tiếng là một trong những triệu chứng hay gặp do bệnh nhân bị viêm thanh quản cấp. Tình trạng này thường xuất hiện trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa. Tuy rằng không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng khàn tiếng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết sau sẽ mách cho bạn các cách trị khàn tiếng hiệu quả nên áp dụng ngay!

29/09/2022 | Tại sao lại bị mất tiếng? Cần làm gì để cải thiện tình trạng này?11/06/2022 | Xử lý tình trạng khàn tiếng co thắt như thế nào?31/03/2022 | Khàn tiếng là gì? Liệu tình trạng này có nguy hiểm không?

1. Khàn tiếng là do nguyên nhân nào gây nên?

Giọng nói thay đổi, phát âm không rõ âm thanh, khi nói bị mệt, nói khó nghe là những biểu hiện của khàn tiếng do bị viêm dây thanh quản. Tình trạng này thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, trời lạnh, thời tiết diễn biến thất thường khiến người bệnh bị mệt mỏi, ớn lạnh, khàn tiếng hay thậm chí là mất giọng hoàn toàn.

Bên cạnh những nguyên nhân do thời tiết, khàn tiếng còn có thể là do bản thân người bệnh nói nhiều, nói liên tục, la hét, hát hò nhiều trong thời gian dài. Hay là do tiếp xúc trực tiếp với khói bụi và không khí ô nhiễm. Tuy tình trạng này không gây nguy hiểm tới sức khỏe hay tính mạng nhưng lại khiến bệnh nhân gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Nhất là đối với trường hợp những bệnh nhân có đặc thù nghề nghiệp phải thường xuyên dùng tới giọng nói như MC, ca sĩ, giáo viên,…

Nếu hiện tượng khàn tiếng chỉ xảy ra trong một vài ngày sau đó biến mất thì là điều bình thường. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra trên 3 tuần thì rất có thể là lời cảnh báo của các bệnh như viêm thanh quản, hạt xơ dây thanh, nguy hiểm nhất là ung thư thanh quản. Lúc này bệnh nhân cần phải đi khám ngay.

Rất hay:  Hướng dẫn xem truyền hình số mặt đất trên tivi có tích hợp DVB T2

La hét, hát hò nhiều là một trong những nguyên nhân gây khàn tiếng

La hét, hát hò nhiều là một trong những nguyên nhân gây khàn tiếng

2. Một số cách trị khàn tiếng hiệu quả

Dưới đây là những cách trị khàn tiếng tại nhà hiệu quả bạn có thể tham khảo:

2.1. Hạn chế nói chuyện

Khàn tiếng có thể là do bạn nói chuyện, hò hét hay phải ca hát trong nhiều giờ liền. Do vậy để hạn chế tình trạng khàn tiếng, bạn nên để dây thanh quản được nghỉ ngơi để phục hồi nhanh hơn.

2.2. Uống nhiều nước ấm

Nước ấm có công dụng làm dịu giọng, hỗ trợ phục hồi thanh quản. Một số loại nước ấm như canh súp, trà, nước lọc sẽ giúp cổ họng bạn dịu lại, duy trì độ ẩm cho niêm mạc cổ họng và góp phần làm loãng dịch nhầy được tiết ra tại đây.

ngoài ra cũng có một số loại đồ uống bạn cần tránh khi bị khàn tiếng đó là bia rượu, đồ uống có cồn, caffeine chứa trong trà đen và cà phê vì chúng sẽ khiến bạn bị mất nước, làm tình trạng khàn tiếng trở nên trầm trọng hơn.

2.3. Dùng nước muối để súc miệng

Nước muối ấm giúp diệt khuẩn, làm sạch cổ họng nên rất tốt cho những ai đang bị khàn giọng. Bạn nên súc miệng từ 3 – 5 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

2.4. Tắm nước ấm

Trong quá trình tắm bằng nước ấm, bạn sẽ hít các hơi nóng thoát ra từ nước giúp hạn chế tình trạng khàn giọng, làm sạch cổ họng và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Bên cạnh đó để giúp giọng nói trở lại bình thường, bạn nên hạn chế dùng chất kích thích và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.

Uống nước ấm cũng giúp làm dịu cổ họng

Uống nước ấm cũng giúp làm dịu cổ họng

Rất hay:  Cách dùng dầu gội khô đúng cách cho mái tóc đẹp tự nhiên

2.5. Dùng các loại thuốc trị khàn tiếng

Dưới đây là một số nhóm thuốc dùng trong điều trị khàn tiếng:

  • Nhóm thuốc kháng sinh Macrolid: công dụng của nhóm thuốc này khá mạnh giúp cải thiện triệu chứng nhiễm trùng tại đường hô hấp nhưng khi sử dụng cần hết sức thận trọng vì thuốc có tác dụng phụ là gây hại cho gan;

  • Nhóm thuốc kháng sinh Beta-lactam: sử dụng nhóm thuốc này sẽ giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại trong đường hô hấp – nguyên nhân gây khàn tiếng;

  • Thuốc kháng viêm, chống dị ứng: trong các thuốc này thường chứa histamin và corticoid giúp khắc phục tình trạng dị ứng;

  • Thuốc tiêu đờm: áp dụng đối với trường hợp bệnh nhân khàn giọng, mất tiếng lâu ngày kèm theo các biểu hiện như ho gió, ho khan, ho có đờm.

Lưu ý: người bệnh không được tự ý sử dụng các thuốc nêu trên khi chưa có chỉ định và hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.

2.6. Dùng thảo dược để trị khàn tiếng

Các loại thuốc giảm đau, chống viêm, giảm thiểu cơn ho hầu như chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng trong thời gian ngắn. Đôi khi có thể xảy ra tác dụng phụ đối với người sử dụng.

Trong trường hợp bạn bị khàn tiếng mức độ nhẹ hoặc trung bình thì có thể cân nhắc điều trị bằng các loại thảo dược có độ lành tính cao, an toàn và dùng được lâu dài.

Một số dược liệu như bán biên liên, rẻ quạt, sói rừng, bồ công anh,… có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên. Đặc biệt cây rẻ quạt có chứa các thành phần hóa học như tectoridin, glucozit, iris florentin, iridium, irigenin, muningin, methyl Irisolidone,… được chứng minh là đem lại những hiệu quả như sau:

  • Công dụng kháng khuẩn: giúp ức chế sự phát triển của các vi khuẩn như trực khuẩn ho gà, liên cầu tan máu, nhóm tụ cầu vàng, Bacillus subtilis và Shigella dysenteriae;

  • Tốt cho hệ hô hấp: cây rẻ quạt sắc lấy nước uống giúp điều trị các triệu chứng như khàn tiếng, viêm họng, ho đờm, đau họng, viêm amidan,…

Rất hay:  Bật Mí Top 10+ đình sản là gì [Hay Lắm Luôn]

Khi dùng các loại thảo dược đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm thiểu được tình trạng viêm, phù nề và sưng đau họng, hỗ trợ điều trị khàn tiếng hiệu quả.

2.7. Các biện pháp khắc phục tình trạng khàn tiếng khác

Nếu tình trạng khàn tiếng diễn ra lâu ngày, ngoài thăm khám và dùng thuốc đúng cách thì bạn có thể tham khảo thêm các biện pháp dưới đây để lấy lại giọng nói bình thường một cách nhanh chóng:

  • Không hút thuốc lá và tránh những nơi có nhiều khói thuốc;

  • Giữ ấm vùng cổ, nhất là khi nằm trong phòng bật điều hòa hoặc khi thời tiết trở lạnh;

  • Nên lắp đặt và sử dụng các thiết bị làm ẩm không khí trong phòng ở;

  • Uống và ngậm các hỗn hợp chanh, mật ong, dừng để giúp niêm mạc họng được phục hồi, hạn chế tình trạng khàn tiếng và đau họng;

  • Bổ sung đủ dưỡng chất cho khẩu phần ăn uống hàng ngày, nhất là thực phẩm chứa nhiều vitamin C.

Hãy giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ để hạn chế nguy cơ bị khàn tiếng

Hãy giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ để hạn chế nguy cơ bị khàn tiếng

Hy vọng rằng thông qua những gợi ý được nêu trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn tìm được cho mình cách trị khàn tiếng phù hợp, hiệu quả. Nếu bạn bị khàn tiếng lâu ngày không khỏi thì tốt nhất hãy đi khám tại bệnh viện hay cơ sở y tế có Chuyên khoa Hô hấp, Tai – Mũi – Họng như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán, điều trị.

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ tại viện, mời quý khách hàng liên hệ qua hotline 1900 56 56 56.