Mụn nước ở tay chân: Những điều cần biết – YouMed

Mụn nước ở tay chân là bệnh da liễu phổ biến và dễ được phát hiện. Chúng không gây nguy hiểm nhưng có thể là dấu hiệu của các bệnh nhiễm nghiêm trọng hơn. Vì vậy, hãy cùng Bác sĩ Da liễu Nguyễn Thị Thảo tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Mụn nước ở tay chân là gì?

Mụn nước là tình trạng lớp da phồng lên và chứa dịch trong suốt, vàng hoặc trắng đục bên trong. Chúng gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu thậm chí đau đớn. Mụn nước thường vỡ do các tác động gãi, sờ,… Khi mụn nước vỡ, dịch bên trong sẽ lan ra và có thể khiến mụn lây lan sang các vị trí lân cận và ngày càng nhiều hơn, ngứa hơn. Khi dịch này khô sẽ để lại vảy cứng màu vàng trên da.

Mụn nước có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên da như tay, chân, mông, lưng,… Mụn nước ở tay chân không phải tự phát mà là một bệnh da liễu do nhiều nguyên nhân. Chúng có thể xuất hiện ở bàn tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân, thậm chí lan cả cánh tay, cánh chân.

Bệnh có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe từ nhẹ đến nặng. Đa số trường hợp mụn nước mọc riêng lẻ tại 1 vị trí đều không gây nguy hiểm. Tình trạng này có thể do:1

  • Tiếp xúc với hóa chất gây dị ứng.
  • Ma sát da khiến tay chân bị phồng rộp.
  • Bị côn trùng đốt.
  • Bỏng nhẹ.
  • Bệnh chàm.

Nếu bị mụn rộp do ma sát hay bỏng sẽ không có khả năng lây lan và chỉ tạo mụn nước tại một vị trí. Do đó mụn nước xuất hiện trên tay hoặc chân không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nó vẫn gây ngứa và có thể lan rộng nếu làm vỡ mụn ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về bệnh để có kế hoạch chăm sóc tốt nhất.

Mụn nước ở ngón tay
Mụn nước ở ngón tay

Triệu chứng mụn nước ở tay chân

Mụn nước phát hiện tại vị trí này thường là mụn nhỏ có kích thước thường dưới 5 mm. Đây là tình trạng mụn nhẹ. Bên trong mụn nước chứa dịch trong suốt, màu trắng đục, vàng hoặc lẫn máu.

Chúng thường chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nhưng nếu gãi và làm cỡ mụn nước khiến dịch bên trong lan ra. Điều này sẽ khiến lay lan mụn nước sang vị trí lân cận và càng ngày càng mọc nhiều và ngứa hơn. Dịch này khô sẽ để lại vảy cứng màu vàng trên da. Mức độ ngứa cũng bị ảnh hưởng bởi các thực phẩm cay nóng hay dễ gây dị ứng. Ví dụ ớt, tiêu, rượu bia hay hải sản.

Rất hay:  Cách ngâm rượu táo mèo khô đơn giản tại nhà

Triệu chứng bệnh theo diễn tiến lây lan của mụn như:1

  • Ban đầu trên tay xuất hiện mụn nước li ti. Có thể chỉ là một nốt mụn riêng lẻ ở ngón tay, ngón chân hoặc xuất hiện theo từng cụm.
  • Sau vài ngày nốt mụn lớn dần kèm theo ngứa, rát. Mụn nước càng lớn thì mức độ ngứa này càng tăng.
  • Tiếp theo mụn nước sẽ lan rộng, xuất hiện theo từng mảng và bắt đầu sưng tấy. Khi đó các nốt mụn nước này rất dễ vỡ và trở thành nguồn lan ra cả bàn tay, bàn chân. Không những vậy nếu để tình trạng này kéo dài mà không xử lí có thể gây ra tình trạng bội nhiễm.
Đặc điểm mụn nước tay chân
Mụn nước ở tay chân thường là mụn nhỏ có kích thước thường dưới 5 mm

Nguyên nhân mụn nước ở tay chân

Nguyên nhân khách quan từ bên ngoài

Các tác nhân từ bên ngoài thường gây mụn nước ở tay hoặc chân ngay tại vị trí tiếp xúc với tác nhân đó. Đây là biểu hiện của phản ứng dị ứng bình thường và không gây lây lan nghiêm trọng. Các tác nhân đó có thể là:

  • Mỹ phẩm: thường do mỹ phẩm hết hạn hoặc không rõ nguồn gốc. Đôi khi ngay cả mỹ phẩm lành tính nhưng với người có cơ địa dễ dị ứng cũng có thể khiến nổi mụn nước tại tay chân, vị trí bôi mỹ phẩm. Lúc này bệnh nhân có thể kèm mẩn đỏ, nặng thậm chí khó thở, nôn ói.
  • Côn trùng: tay chân bị côn trùng cắn có biểu hiện đặc trưng nhất là mụn nước. Chất tiết ra từ côn trùng như một chất lạ tiết vào cơ thể kích hoạt miễn dịch ở da.
  • Hóa chất, bụi bẩn, nước ô nhiễm
  • Kim loại nặng: bao gồm Niken, Coban,…
  • Môi trường: đối với trường hợp cơ thể không kịp thích ứng với thời tiết thay đổi, môi trường ẩm ướt, ô nhiễm,…
Rất hay:  Hướng dẫn sử dụng VTV Go xem tivi, xem bóng đá trên điện thoại

Ngoài ra mụn nước ở tay chân có thể do quá trình chà xát gây rộp hoặc do bỏng gây ra.

Các bệnh nhiễm

Nếu không do các tác nhân trực tiếp kể trên, bạn cần xem xét các dấu hiệu bất thường khác trên khắp cơ thể. Vì có thể mụn nước ở tay chân chỉ là 1 triệu chứng cảnh báo các bệnh nhiễm nghiêm trọng hơn. Các bệnh này có thể là:

Bệnh thủy đậu

Ở bệnh lý này, mụn nước thường xuất hiện ở giai đoạn toàn phát. Mụn nước do thủy đậu thường là các nốt phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 – 3 mm. Kèm theo là các nốt ban đỏ và triệu chứng hơi sốt nhẹ đến nặng. Mụn nước này bắt đầu thường nhỏ, rải rác sau đó lan ra rất nhanh toàn cơ thể. Thậm chí mụn này còn có thể xuất hiện ở cả trong miệng, gây ngứa rát, khó chịu và khó khăn trong việc ăn uống.

Zona thần kinh

Với Zona thần kinh, mụn nước thường mọc một bên cơ thể theo chiều dọc. Ngoài ra bệnh nhân có kèm cảm giác đau nhói như kim châm và ngứa rát trên vùng da mụn. Sau vài ngày, mụn nước sẽ lan rộng ra vùng lân cận từng đợt này nối tiếp đợt kia. Dịch bên trong mụn nước lúc đầu trong sau khi lan rộng sẽ trở thành màu đục.

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu dễ gặp ở đối tượng trẻ em. Viêm da cơ địa có thể gây nổi ban đỏ, khô da, mụn nước.

Bệnh tổ đỉa cũng là một dạng của viêm da cơ địa. Ở bệnh này, mụn nước thường xuất hiện ở rìa bàn tay và ngón tay, ranh giới giữa vùng mu tay và lòng bàn tay, lòng bàn chân. Mụn nước của tổ đĩa là mụn nước sâu, sâu hơn mụn nước của viêm da cơ địa thường. Bệnh có thể gây khó chịu, da đỏ rát, đóng vảy hoặc có thể nứt. Tình trạng này khiến người bệnh khó chịu và gặp trở ngại trong sinh hoạt thường ngày.

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể gây dị ứng toàn thân hoặc khu trú, tùy vào diện tích tiếp xúc. Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể khiến người bệnh nổi mụn nước thành từng mảng, phản ứng mẩn đỏ,… Nguyên nhân của bệnh này có thể là do bệnh nhận mẫn cảm khi tiếp xúc với một số dị nguyên như: động vật (chó, mèo, bướm,….), thực phẩm (thịt bỏ, trứng, hải sản,….), một số loại thuốc, kim loại, cao su, ánh sáng,….

Rất hay:  Hướng dẫn khôi phục tin nhắn đã xoá trên iPhone - Hnam Mobile
Thủy đậu có thể là nguyên nhân gây nên mụn nước
Thủy đậu có thể là nguyên nhân gây nên mụn nước

Cách trị mụn nước ở tay chân

Nếu mụn nước tay chân là triệu chứng của các bệnh lý đặc trưng thì ta phải điều trị dứt điểm các bệnh nguồn. Còn với mụn nước nổi do các tác nhân kích ứng bên ngoài thì mụn nước sẽ tự hết sau một thời gian khi ngừng tiếp xúc với tác nhân đó. Bạn có thể giảm ngứa do mụn nước bằng cách:2 3

  • Giữ ẩm cho da bằng việc sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm lành tính hoặc đắp thêm nha đam. Mục đích giúp giảm sưng tấy và tránh khô da nếu mụn nước bị vỡ.
  • Nếu đã nổi mụn nước thì hạn chế các chất kích thích như bia rượu, đồ cay nóng để giảm gây ngứa.
  • Rửa nhẹ nhàng tay chân với nước muối sinh lý để loại bỏ một số yếu tố gây nổi mụn nước và hạn chế nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Sử dụng một số loại thuốc đặc trị của các bệnh nguồn gây mụn nước

Ngăn ngừa mụn nước

Để ngăn ngừa ta cần bảo vệ tay chân tiếp xúc với các tác nhân nguy cơ và tăng cường đề kháng bản thân:2

  • Trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động nếu làm trong môi trường chứa nhiều kim loại nặng; môi trường ô nhiễm, nhiều vi khuẩn, côn trùng.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, tăng cường rau xanh và trái cây. Với người có cơ địa dễ dị ứng cần ghi nhớ thức ăn gây kích ứng để tránh ăn lại.
  • Đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch.

Mụn nước ở tay chân đa số là tình trạng nhẹ không nguy hiểm. Nếu là triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng sẽ có thêm một số dấu hiệu trên khắp cơ thể. Bạn cần hiểu rõ về loại mụn này để ngăn ngừa và điều trị hiệu quả. Hy vọng những thông tin đã được Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo cung cấp sẽ có ích cho bạn!