Trầm cảm và rối loạn lo âu có thể xảy ra trong cùng một thời điểm. Tuy nhiên, nguyên nhân gây nên các chứng bệnh này thường không giống nhau. Vậy phương pháp điều trị cho những bệnh nhân mắc rối loạn lo âu và trầm cảm là gì? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về nguyên nhân gây nên chứng rối loạn lo âu, trầm cảm và các phương pháp điều trị chứng bệnh này.
Rối loạn lo âu trầm cảm là gì? Mối quan hệ mật thiết của chúng
Để biết mối quan hệ mật thiết giữa rối loạn lo âu và trầm cảm, chúng ta cần hiểu những điều cơ bản của hai bệnh lý này.
Rối loạn lo âu là gì?
Rối loạn lo âu là nhóm bệnh lý có biểu hiện đặc trưng là luôn có cảm giác lo sợ thái quá trước một tình huống nào đó rất bình thường. Sự sợ hãi, lo lắng ở người mắc bệnh rối loạn lo âu thường có tính chất vô lý, nhưng lại kéo dài liên tục và lặp đi lặp lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động hàng ngày và sức khỏe của người bệnh. Rối loạn lo âu thường đi kèm với các bệnh lý tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ.
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là bệnh tâm thần phổ biến, nghiêm trọng ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, cách suy nghĩ và hành động của người bệnh. Trầm cảm gây ra cảm giác buồn bã hoặc không có hứng thú với các hoạt động trong cuộc sống một thời gian dài. Tình trạng này có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về tâm lý – tình cảm, thể chất và có thể làm giảm khả năng hoạt động, phán đoán, quyết định một vấn đề nào đó. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và sức khỏe của người bệnh. Nếu chứng trầm cảm kéo dài và không được điều trị, người bệnh có thể không còn thiết tha với cuộc sống, dễ nảy sinh ý định tự tử.
Như vậy, rối loạn lo âu và trầm cảm là hai chứng bệnh khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết. Người bệnh trầm cảm thường hay lo lắng và người bị rối loạn lo âu thường nảy sinh tâm lý chán nản. Đó chính là lý do hai bệnh lý này thường đi kèm với nhau và được gọi với cái tên đầy đủ là rối loạn lo âu trầm cảm.
Rối loạn lo âu trầm cảm có nguy hiểm không?
Khi mắc cả rối loạn lo âu lẫn trầm cảm, người bệnh thường phải đối mặt với các triệu chứng bệnh ở mức độ trầm trọng hơn. Tình trạng bệnh diễn biến khó lường hơn gây khó khăn cho việc điều trị. Tình trạng này nếu không được điều trị không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây rối loạn hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và gây một loạt các bệnh lý khác như: