Bật mí cách chữa run tay khi hồi hộp không cần dùng thuốc

Khi căng thẳng, lo lắng, bạn có thể thấy tim đập nhanh hơn, hồi hộp, tay run, cơ thể đổ mồ hôi…, đó là phản ứng sinh lý của cơ thể đối với stress. Tuy nhiên, nếu nó xảy ra thường xuyên và quá mức, cản trở sinh hoạt và công việc hàng ngày của bạn thì bạn cần được điều trị và can thiệp để giảm tình trạng run tay khi hồi hộp.

Nguyên nhân gây ra tình trạng run tay khi hồi hộp là gì?

Khi một người run lên vì lo lắng, đó là kết quả của sự căng thẳng thần kinh quá mức. Bộ não sẽ tăng cường phản ứng bằng cách tiết ra các nội tiết tố thần kinh đóng vai trò là chất hoạt hoá hệ thần kinh thực vật. Phản ứng sinh lý này được thiết kế để đánh thức tất cả các giác quan, nhằm sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa từ môi trường, nâng cao sự tỉnh táo và chuẩn bị gắng sức để chống đỡ.

Loại nội tiết tố do cơ thể tiết ra là hormone epinephrine, hay còn được gọi là adrenaline. Epinephrine tăng cao trong máu sẽ đến cơ xương và báo hiệu tăng vận động. Đồng thời, nhịp tim, huyết áp và lượng đường trong máu của bệnh nhân cũng có thể tăng lên. Việc sản xuất hormone thứ hai norepinephrine cũng tăng lên và tham gia vào nhiều thay đổi trong cơ thể.

Kết quả là, chính các tín hiệu thần kinh thực vật quá mức ngoài khả năng kiểm soát bởi ý thức tác động lên các đầu dây thần kinh, khiến các cơ tiếp tục co thắt. Bệnh nhân càng cố gắng kiểm soát chứng run khi hồi hộp thì sẽ càng trải qua nhiều phản ứng căng thẳng và run hơn.

Rất hay:  Cách gói giỏ trái cây đẹp - Kinh nghiệm lựa chọn trái cây ít ai biết

Tuy nhiên, run tay khi hồi hộp cũng có thể là kết quả của các bệnh lý thực thể trong não, chẳng hạn như tổn thương tiểu não, hội chứng Parkinson hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc. Do đó, mọi bệnh nhân có biểu hiện run tay hoặc run ở những nơi khác trên cơ thể đều cần được xác định và điều trị tối ưu.

Bật mí cách trị run tay khi hồi hộp không cần dùng thuốc

Để điều trị run tay hiệu quả mà không cần dùng thuốc, bạn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục tạm thời và lâu dài bằng các mẹo dưới đây.

Mẹo chữa tạm thời chứng run tay khi hồi hộp

  • Hít thở sâu: Khi bị run tay, bạn hãy nằm hoặc ngồi xuống với tư thế thoải mái, đặt tay lên bụng và hít thở sâu bằng mũi. Nín thở trong 3 giây, sau đó thở ra từ từ và nhẹ nhàng bằng miệng. Bạn tiếp tục hít thở sâu như vậy trong 5 đến 10 phút, đều đặn mỗi ngày.
  • Ngồi thiền: Bạn hãy tìm một không gian thoáng đãng và ngồi thiền khoảng 1 phút, hãy chú tâm vào hơi thở để xua tan mọi âu lo, làm dịu đi sự hồi hộp để giảm chứng run tay.
  • Ra ngoài đi dạo: Khi bạn cảm thấy căng thẳng, hãy bước ra khỏi đám đông và rảo bước thật nhanh về phía trước. Bạn nên tìm một không gian thoáng đãng và gần gũi với thiên nhiên như công viên, bãi biển…
Rất hay:  Cách vẽ hoa hướng dương đơn giản, 3d bằng màu nước và bút chì

Các cách chữa run tay khi hồi hộp tạm thời có thể giúp bạn giảm đi các triệu chứng run ở thời điểm đang bị hồi hộp, lo lắng. Tuy nhiên, bạn cũng cần điều trị lâu dài để chữa trị hoàn toàn và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Điều trị lâu dài chứng run tay khi hồi hộp

Việc điều trị chứng run tay khi hồi hộp lâu dài đòi hỏi bạn phải hạ quyết tâm và kiên trì thực hiện hàng ngày để cải thiện chức năng của hệ thần kinh.

Bổ sung magie và omega 3

Một chế độ ăn giàu magie và omega 3 cần thiết cho người bị run tay khi hồi hộp, căng thẳng.

Thiếu magie gây ức chế truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh. Vì vậy, bạn nên tăng cường magie để giúp thư giãn thần kinh và cải thiện tâm trạng. Bạn có thể ăn các thực phẩm giàu magie như chocolate đen, rau bina, rau diếp, chuối, mơ, hạnh nhân, óc chó, đậu nành, gạo lứt, hạt bí…

Bạn cũng nên ăn thực phẩm giàu omega 3 như hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, cá mòi, cá hồi, dầu canola…

Vận động thể chất

Yoga cũng là một trong những phương pháp điều trị run tay hiệu quả nhất khi hồi hộp. Đây là bài tập thư giãn tốt nhất để cân bằng sự bất ổn về tâm lý khi hoạt động thể chất. Sự kết hợp giữa các tư thế chuyển động, thiền định và các bài tập hít thở sâu trong yoga rất có lợi cho cả thể chất và tinh thần. Yoga sẽ giúp điều trị chứng run do căng thẳng, giảm nồng độ cortisol và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.

Rất hay:  Nguyên nhân và cách khắc phục loa laptop bị rè - HC

Nếu không muốn tập yoga, bạn có thể áp dụng các bài tập làm giảm run khác để thay thế như đi bộ, chạy bộ, bơi lội…

Bạn nên tập thói quen đi chân trần trên đất ẩm, cỏ mềm hoặc cát khoảng 30 phút mỗi ngày, việc này rất có lợi cho hệ thần kinh. Tiếp xúc nhiều hơn với mặt đất có thể giúp cải thiện lưu thông máu, điều hòa nhịp tim, ngăn ngừa viêm nhiễm, cải thiện giấc ngủ, cân bằng hệ thần kinh thực vật và giảm căng thẳng.

Ngoài ra, bạn hãy xen kẽ các hoạt động thư giãn tinh thần như đọc sách, gặp gỡ bạn bè, tránh căng thẳng quá mức, ngủ đủ giấc, tắm thư giãn dưới vòi hoa sen hoặc muối epsom, tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc…

Với những cách chữa run tay khi hồi hộp đơn giản trên đây, nếu tuân thủ đầy đủ, bạn sẽ có một hệ thần kinh khỏe mạnh, không còn chứng run chân tay, nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống hàng ngày.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp