Tắc tia sữa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Tắc tia sữa là một tình trạng thường gặp sau sinh nhưng nhiều bà mẹ nuôi con do không có kinh nghiệm nên không biết cách xử lý kịp thời khiến bầu vú bị áp xe, viêm nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.

Tắc tia sữa khi nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những rắc rối khi nuôi con bằng sữa mẹ. Bạn đang gặp phải tình huống này? Hãy tham khảo bài viết sau để nắm rõ cách chữa tắc tia sữa tại nhà thật dễ dàng.

1. Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực. Hiện tượng này có thể khiến việc cho con bú cũng như hút sữa để tích trữ gặp nhiều khó khăn, đau đớn. Nếu không được giải quyết nhanh chóng, tắc tia sữa có thể dẫn đến các vấn đề lớn hơn, ví dụ như viêm vú hoặc dừng hẳn việc ra sữa, từ đó gây ra nhiễm trùng.

2. Nguyên nhân gây tắc tia sữa:

Một số nhiều nguyên nhân sau có thể gây ra tình trạng tắc tia sữa ở phụ nữ cho con bú:

  • Mới sinh con: Sau khi sinh, một số người gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Sữa đã có nhiều trong bầu ngực nhưng vẫn không thể chảy ra ngoài cho bé bú được. Việc ứ đọng sữa dẫn đến vú căng cứng và có thể khiến bạn bị sốt nhẹ.
  • Sữa mẹ dư thừa: Hầu hết trong các trường hợp, nguyên nhân gây tắc tia sữa là do sữa mẹ còn thừa ở trong bầu ngực do em bé không bú hết hoặc bạn không hút phần sữa thừa sau khi bé đã bú no, dẫn đến sữa còn đọng lại, gây ra tắc nghẽn.
  • Ngực chịu áp lực: Mặc một chiếc áo ngực quá chật, áo bó hoặc mang địu địu bé trước ngực đôi khi cũng khiến các tia sữa bị tắc. Ngoài ra, việc nằm sấp khi ngủ và tập luyện thể thao cũng có thể gây ra tình trạng tương tự.
  • Ít hút sữa ra ngoài: Nếu ít hút sữa hoặc hút không hết sữa, bạn dễ gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Lực hút của máy yếu không thể hút hết sữa ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tắc tia sữa.
  • Con ngậm vú mẹ không đúng: Khi bé ngậm vú mẹ không đúng cách, bé sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra. Do đó, sữa còn tồn đọng lại trong bầu ngực là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa.
  • Mẹ không cho bú thường xuyên: Do một nguyên nhân nào đó, mà mẹ không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa ra hết trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày. Điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng bị tắc tia sữa.
  • Stress: Tâm trạng xấu có thể ảnh hưởng đến việc tiết ra sữa . Sự căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin¹, giúp giải phóng sữa. Vì vậy, hãy để bản thân được thư giãn. Cần dành thời gian nghỉ ngơi như tắm rửa, đi dạo hoặc gặp gỡ bạn bè để giảm bớt sự căng thẳng, lo âu và nhanh chóng lấy lại tinh thần.
Rất hay:  Xem Ngay Top 10+ thông tin tài khoản ghi nợ là gì [Tuyệt Vời Nhất]

Dấu hiệu tắc tia sữa điển hình

Dù bạn đang ở giai đoạn đầu cho con bú sữa mẹ hoặc đã cho con bú một thời gian, tình trạng tia sữa bị tắc nghẽn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bạn có thể chú ý đến một số khu vực của vú có hiện tượng cứng và khó chịu. Ngoài ra, tắc tia sữa còn có triệu chứng như:

  • Đau, tức ngực nhẹ
  • Các nốt sần nhỏ nổi trên ngực
  • Ngực sưng đỏ
  • Một số khu vực ở ngực có cảm giác ấm nóng bất thường khi chạm vào.

Cách chữa tắc tia sữa tại nhà:

Khi bị tắc tia sữa, nếu mẹ tạm dừng cho con bú thì sẽ gia tăng tình trạng tắc sữa. Đây là cách thức sai lầm thường gặp. Cách chữa tắc tia sữa hiệu quả nhất là hãy duy trì việc cho bé bú sữa mẹ. Cho trẻ bú mẹ thường xuyên sẽ giúp tình trạng này giảm đi rất nhiều hoặc bạn cũng có thể sử dụng máy hút sữa nhằm thông tia sữa bị tắc.

Bạn đang cho con bú nhưng bắt đầu thấy căng tức, không thoải mái ở vùng ngực, hãy nhẹ nhàng massage bầu vú trong khi con đang bú hoặc đang hút sữa bằng máy. Do đó, các mẹ nên nghỉ ngơi, bổ sung thêm nước để sữa tiết ra đều đặn hơn.

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Cho bé bú bên ngực bị đau trước: Nếu bầu vú không quá đau đớn, nên cho con bú ở ngực bị tắc tia sữa trước. Lực hút từ con sẽ giúp khai thông các tia sữa bị tắc.
  • Chườm ấm quanh bầu ngực có thể giúp sữa chảy đều đặn hơn.
  • Thay đổi tư thế cho con bú: Nếu thường xuyên bế con khi cho bé bú, bạn có thể chuyển sang tư thế ôm banh hoặc nằm xuống. Điều này sẽ giúp sữa trong các tia được hút hết ra ngoài.
  • Xoa bóp: Các chuyên gia khuyên bạn nên xoa bóp vùng ngực đau thường xuyên và đều đặn. Hãy bắt đầu từ bầu vú hướng dần vào trong núm vú. Áp dụng biện pháp chườm ấm trước khi cho con bú có thể giúp khai thông các tia sữa, hỗ trợ giảm đau và sưng.
  • Chế độ dinh dưỡng: Hãy uống thật nhiều nước, đồng thời bổ sung những loại thức ăn có khả năng tăng cường sức đề kháng.
  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi để hồi phục sức là rất quan trọng. Khi bé ngủ, bạn hãy cố gắng chợp mắt cùng con. Ngoài ra, để tiết kiệm sức lực, bạn có thể để những đồ đạc thường xuyên sử dụng ở gần mình, chẳng hạn như tã lót, đồ chơi, bình sữa… Nếu có thể hãy nhờ người thân trông con hộ để được nghỉ ngơi.

Cách ngăn ngừa tình trạng tắc tia sữa an toàn

Để ngăn ngừa tình trạng tia sữa bị tắc nghẽn, bạn có thể làm theo những gợi ý dưới đây:

  • Cho con bú thường xuyên hoặc sử dụng máy hút để hút hết sữa ra ngoài, không để sữa còn sót lại trong bầu vú sau mỗi cữ bé bú
  • Sử dụng áo ngực hoặc quần áo rộng rãi, thoải mái
  • Uống thật nhiều nước
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, nếu được hãy áp dụng một số bài tập thiền hoặc luyện tập thể thao
  • Cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan nhất.
Rất hay:  Cách đổi tên trên zoom cho điện thoại máy tính

Kinh nghiệm chữa tắc tia sữa trong dân gian

1. Cách chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng

Dùng lá đinh lăng để giúp thông tắc tia sữa là mẹo dân gian được nhiều bà mẹ tin dùng. Khi bị tắc tia sữa, bạn có thể áp dụng các bài thuốc sau từ lá đinh lăng:

Đắp lá đinh lăng: Bạn lấy khoảng 100g lá đinh lăng tươi cùng 50g lá diếp cá, rửa sạch, vẩy ráo cho vào cối giã nát, đắp lên ngực. Loại thuốc đắp này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, bầu ngực bớt căng nhức.

Uống nước lá đinh lăng: Dùng khoảng 150g lá đinh lăng tươi rửa sạch, vẩy ráo, cho vào ấm nấu với khoảng 250ml nước, nấu sôi khoảng 7 phút, chắt lấy nước, để uống. Đổ tiếp khoảng 250ml nước vào ấm, nấu như ban đầu để lấy nước thứ hai uống. Bạn không nên chỉ uống nước lá đinh lăng, nên uống xen kẽ với nước lọc. Uống trong khoảng 3 ngày, tình trạng tắc tia sữa sẽ được cải thiện.

Cháo giò heo nấu lá đinh lăng: Chân giò hầm với đu đủ hoặc bí đỏ hay đậu phộng, đậu đen hoặc hầm với lá đinh lăng… từ lâu đã được nhiều người rỉ tai nhau là những món ăn lợi sữa. Cách nấu cháo đinh lăng giò heo:

  • Lá đinh lăng tươi khoảng 150g hoặc 30g lá đinh lăng khô, rửa sạch, nấu sôi khoảng 15 phút, chắt lấy nước, bỏ lá.
  • Chân giò, cạo rửa sạch sẽ, trụng nước sôi, chặt khúc vừa ăn, bỏ vào nồi cùng với khoảng 150 gạo đã vo sạch, nước đinh lăng nấu thành cháo. Cháo chín, chân giò mềm, bạn nêm nếm cho vừa miệng. Ăn món cháo này trong 2 – 3 ngày sẽ giúp thông tắc tia sữa.

Canh lá đinh lăng hầm sườn non hoặc thịt viên: Nếu không thích ăn cháo chân giò cùng lá đinh lăng, bạn có thể thể dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt nạc xay hay sườn non. Ngoài bồi bổ sức khỏe, món canh này còn giúp thải trừ độc tố. Cách chế biến:

Thịt xay ướp với hành tím đập giập, bằm nhuyễn cùng chút nước mắm, hạt nêm. Phi thơm hành cho nước vào nấu sôi, vo từng viên thịt thả vào. Thịt viên chín nổi đều trên mặt nước, bỏ lá đinh lăng tươi, rửa sạch, ngâm nước muối loãng, vẩy ráo, cắt khúc vừa ăn vào. Lá đinh lăng chín, nêm nếm vừa miệng, tắt bếp.

Nếu dùng sườn non, bạn chặt sườn thành khúc, rửa sạch, trụng nước sôi, bỏ vào nồi hầm cho chín mềm. Sườn chín, bỏ lá đinh lăng vào, canh sôi đều nêm nếm cho vừa miệng, tắt bếp.

Lá đinh lăng luộc: Ngoài dùng để đắp, nấu cháo, nấu canh, bạn có thể luộc lá đinh lăng và ăn như một món rau luộc khi bị tắc tia sữa sau sinh.

Rất hay:  Cách Vẽ Con Ngựa đơn Giản đẹp Nhất Dành Cho Bé [Mẫu Hình Vẽ

2. Chữa tắc tia sữa bằng lá bắp cải

Đây là mẹo dân gian nhiều người dùng như là một phương pháp chườm ấm và cho hiệu quả khả quan.

Cách làm: Bạn lấy 3 lá bắp cải, rửa sạch, lạng bớt phần cọng cứng, ngâm nước muối loãng khoảng 2 – 3 phút, vớt ra vẩy ráo. Trụng lá bắp cải trong nước sôi, lấy ra để bớt nóng, dùng lá chườm lên bầu ngực bị đau. Lá bắp cải nguội, thay bằng lá khác.

3. Chữa tắc tia sữa bằng xôi nếp và men rượu

Bận dùng 2 chén xôi nếp nóng trộn đều với 2 viên men rượu tắn nhuyễn. Bọc hỗn hợp trong khăn mỏng, mềm đắp lên bầu ngực bị tắc tia sữa rồi day nhẹ cũng rất hiệu quả.

4. Cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít

Mít là cây ăn quả rất phổ biến ở các miền quê. Các mẹ sinh sống ở nông thôn, có thể dùng lá mít để chữa thông tắc tia sữa nếu gặp phải tình trạng này. Cách làm như sau:

Bạn hái 1 nắm lá mít bánh tẻ (dạng lá nửa non, nửa già), rửa sạch, vẩy ráo, lau khô. Hơ lá mít trên lửa cho nóng đặt lên vùng bầu vú bị tắc, rồi day nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ trong hướng ra ngoài đầu núm vú. Lá nguội thì thay bằng lá khác. Khi thấy sữa chảy thì cho bé bú ngay. Áp dụng cách này 2 – 3 ngày liên tục sẽ giúp khơi thông dòng sữa.

5. Cách chữa tắc tia sữa bằng lá bồ công anh

Dùng 1 nắm nhỏ lá bồ công anh khô (khoảng 10g), rửa sạch, cho vào ấm đun sôi cùng 500ml nước để uống giúp thông tia sữa. Nếu có sẵn lá tươi, dùng khoảng 50g cho mỗi lần. Bạn rửa sạch lá bồ công anh, ngâm nước muối loãng, vẩy ráo, cho vào máy xay cùng 250ml nước lọc xay nhuyễn, lọc lấy nước uống, bã dùng để đắp lên bầu vú bị đau. Mỗi ngày chỉ nên uống 2 lần, uống khoảng 3 ngày.

Ngoài ra, bạn có thể dùng lá bồ công anh khô hoặc tươi để nấu cháo cùng gạo tẻ. Ăn cháo này ngày 2 lần sẽ giúp thông tắc tia sữa.

Bạn có thể tìm mua lá bồ công anh khô ở các nhà thuốc dưới dạng thành phẩm là trà.

Sau khi đã áp dụng các cách trên nhưng không hiệu quả, hãy đến bệnh viện để hỗ trợ về y tế. Tình trạng tắc tia sữa có thể là dấu hiệu của bệnh viêm vú và cần được điều trị bằng kháng sinh nếu bị nhiễm trùng. Tốt nhất, các mẹ nuôi con nhỏ khi có dấu hiệu tắc tia sữa cần đi khám, xin ý kiến tham vấn của các bác sỹ chuyên khoa, tránh việc tự ý điều trị tại nhà theo kinh nghiệm dân gian, nếu không, hậu quả để lại sẽ rất nguy hiểm như vú bị nhiễm khuẩn, dẫn đến nhiễm trùng huyết, có thể gây hoại tử, suy đa chức năng, phải cắt bỏ vú hoặc thậm chí là cả tứ chi. (Kiến thức y khoa)