10 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh và hiệu quả

Viêm lợi là bệnh lý phổ biến mà hầu hết ai cũng có khả năng mắc phải. Bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn làm hơi thở có mùi hôi khó chịu. Dưới đây là 10 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

Cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh và hiệu quả
Cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh và hiệu quả

Lợi sưng đau, chảy máu và hơi thở có mùi hôi là những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh viêm lợi. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng lợi sưng viêm là do vi khuẩn trong mảng bám. Việc vệ sinh răng miệng kém cùng với chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm nhiều đường và tinh bột sẽ khiến mảng bám hình thành nhanh hơn.

I. Các cách chữa viêm lợi hiệu quả

Một số phương pháp điều trị viêm lợi tại nhà bằng những nguyên liệu thiên nhiên mà bạn có thể tham khảo là:

1. Sử dụng nước muối

Trong muối biển có chứa rất nhiều tinh thể cho khả năng kháng khuẩn, chống viêm giúp bảo vệ răng và nướu khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Thêm vào đó, fluor có trong muối còn giúp ngăn ngừa mất khoáng chất men răng, cân bằng pH tự nhiên trong khoang miệng, giảm thiểu tình trạng hôi miệng.

Súc miệng bằng nước muối giúp kháng viêm
Súc miệng bằng nước muối giúp kháng viêm

Việc điều trị viêm lợi bằng nước muối tương đối đơn giản, bạn chỉ cần súc miệng hằng ngày bằng nước muối. Nồng độ được các chuyên gia nha khoa khuyến khích sử dụng là 0,9%, tương ứng 9 gram muối với 1 lít nước lọc. Nếu không thể ước lượng chính xác tỷ lệ pha, bạn có thể mua nước muối sinh lý tại các cửa hiệu thuốc tây.

Lưu ý, chỉ nên ngậm nước muối khoảng 30 – 45 giây và sau đó súc miệng lại với nước, tránh ngậm nước muối quá lâu gây mài mòn men răng do dung dịch muối có tính axit.

2. Sử dụng dầu dừa

Sử dụng dầu dừa điều trị viêm lợi là phương pháp an toàn và hiệu quả. Trong dầu dừa chứa nhiều axit lauric cho khả năng chống viêm và kháng khuẩn cao. Nhờ đó mà khi dùng dầu dừa súc miệng sẽ giảm đáng kể sự tích tụ mảng bám và cải thiện vấn đề viêm lợi.

Dầu dừa chứa axit lauric giúp kiểm soát viêm lợi
Dầu dừa chứa axit lauric giúp kiểm soát viêm lợi

Mặt khác, thành phần trong dầu dừa còn có thể tấn công tiêu diệt streptococcus mutans và lactobacillus, hai nhóm vi khuẩn chính gây nên tình trạng sâu răng. Do đó nếu muốn ngăn ngừa sâu răng, bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa như một loại nước súc miệng hằng ngày.

Cho một thìa dầu dừa vào trong miệng, đảo đều dầu dừa trong khoang miệng khoảng 1 phút rồi tiến hành chải răng với kem đánh răng như bình thường. Lưu ý, chỉ ngậm dầu dừa ở khoang miệng, tránh nuốt vào bụng.

3. Sử dụng tinh dầu sả

Các tinh dầu chiết xuất từ thiên nhiên ngày càng được dùng phổ biến hơn trong vấn đề chăm sóc răng miệng. Một trong số đó có thể kể đến tinh dầu sả, loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Đồng thời khả năng ngăn ngừa mảng bám cũng hiệu quả không kém các loại nước súc miệng có chứa chlorhexidine.

Rất hay:  Sắp xếp dữ liệu trong phạm vi hoặc bảng - Hỗ trợ của Microsoft
Tinh dầu sả giúp ngăn ngừa mảng bám và cải thiện viêm lợi
Tinh dầu sả giúp ngăn ngừa mảng bám và cải thiện viêm lợi

Pha loãng 2 – 3 giọt tinh dầu sả trong khoảng 250ml nước. Khuấy đều hỗn hợp và súc miệng trong vòng 30 giây, sau đó súc miệng lại với nước. Thực hiện phương pháp này mỗi ngày 2 – 3 lần. Lưu ý, tinh dầu sả có hoạt tính mạnh nên cần pha loãng để súc miệng, tránh gây kích ứng cho khoang miệng.

4. Sử dụng mật ong

Nhiều nghiên cứu hiện đại nhận thấy rằng, mật ong có tác dụng trong việc điều trị các vấn đề về nha khoa, trong đó có viêm lợi. Trong mật ong có chứa Hydrogen peroxide, một hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn và nấm men, nhờ đó mà kiểm soát tình trạng viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn chứa các chất chống oxy hóa giúp cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng.

Mật ong kháng viêm và hỗ trợ lành thương nhanh
Mật ong kháng viêm và hỗ trợ lành thương nhanh

Mẹo chữa viêm lợi bằng mật ong đơn giản và có nhiều phương pháp thực hiện khác nhau. Bạn có thể bôi mật ong nguyên chất trực tiếp lên vị trí nướu bị viêm, để khoảng vài phút rồi súc miệng lại với nước. Hoặc cũng có thể pha mật ong với nước ấm dùng làm nước súc miệng hằng ngày.

5. Sử dụng lô hội

Nha đam (lô hội) có chứa đến 75 thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Trong đó, có thể kể đến những hoạt chất như acid salicylic, anthraquinone, saponin, sterol,…

Đây là những thành phần có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, ức chế hoạt động của những vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, các enzyme và khoáng chất trong nha đam còn hỗ trợ vết thương tại mô nướu phục hồi nhanh hơn.

Nha đam làm dịu vết thương và giúp lành nhanh hơn
Nha đam làm dịu vết thương và giúp lành nhanh hơn

Với nha đam, bạn có thể lấy phần gel bên trong bôi trực tiếp vào vị trí lợi bị viêm, sau khoảng 3 – 5 phút thì súc miệng lại bằng nước sạch. Hoặc dùng nước ép nha đam súc miệng hằng ngày.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp nước ép nha đam với 1 – 2 thìa dầu dừa, khuấy đều hỗn hợp và súc miệng sau khi đánh răng. Tất cả những phương pháp này nên thực hiện khoảng 2 lần/ngày để mang lại kết quả tốt nhất.

6. Sử dụng tinh dầu tràm trà

Đặc tính kháng khuẩn và hoạt chất Terpinen-4-ol nồng độ cao trong tinh dầu tràm trà có tác dụng ức chế và diệt khuẩn, giảm tình trạng viêm, sưng tấy trong miệng. Đặc biệt, tinh dầu tràm trà còn giúp điều trị bệnh liên quan đến nấm Candida albicans.

Rất hay:  Những bài thuốc dân gian giúp trị ho hiệu quả - Pharmacity
Tinh dầu tràm trà giảm sưng tấy
Tinh dầu tràm trà giảm sưng tấy

Cách thực hiện không quá phức tạp, bạn chỉ cần nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu vào 250ml nước ấm, súc miệng trong khoảng 30 giây rồi súc lại với nước sạch. Phương pháp này bạn có thể lặp lại 2 – 3 lần trong ngày. Ngoài ra, có thể nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu tràm trà vào kem đánh răng khi thực hiện đánh răng.

Lưu ý, việc pha loãng tinh dầu tràm trà khi điều trị viêm lợi là điều cần thiết bởi vì tinh dầu này có thể gây ra tình trạng phản ứng dị ứng, phát ban hoặc nóng nhẹ.

7. Sử dụng tinh dầu đinh hương

Theo nghiên cứu, trong đinh hương có chứa thành phần eugenol cao gấp khoảng 20 lần so với các loại thảo dược khác. Eugenol là thành phần có khả năng gây tê và kháng khuẩn rất tốt. Do đó, khi bị viêm lợi, chỉ cần bôi một ít tinh dầu đinh hương vào sẽ giúp cơn đau giảm đi rất nhiều, đồng thời loại bỏ những vi khuẩn gây hại.

Tinh dầu đinh hương có khả năng gây tê và kháng khuẩn
Tinh dầu đinh hương có khả năng gây tê và kháng khuẩn

Bên cạnh đó, mùi thơm từ tinh dầu đinh hương còn giúp cải thiện tình trạng hôi miệng, giữ cho hơi thở thơm tho. Bạn nhỏ vài giọt tinh dầu đinh hương vào nước ấm và thực hiện súc miệng hằng ngày.

8. Sử dụng nghệ

Nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh mẽ mà nghệ được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các triệu chứng sưng viêm ở khoang miệng. Bạn có thể trộn bột nghệ với ít nước để tạo thành hỗn hợp sệt rồi đánh răng 2 lần/ngày. Phương pháp này giúp kiểm soát bệnh nướu răng rất hiệu quả.

Bột nghệ hỗ trợ kiểm soát tốt bệnh nướu răng
Bột nghệ hỗ trợ kiểm soát tốt bệnh nướu răng

Hoặc bạn có thể trộn 1 muỗng cà phê bột nghệ với ít muối ăn và nước ấm, sau đó khuấy đều rồi thoa lên vị trí nướu bị viêm. Để khoảng 5 – 7 phút rồi súc miệng lại với nước. Mỗi ngày thực hiện 2 lần và liên tục trong 7 ngày sẽ thấy những triệu chứng của viêm lợi suy giảm đáng kể.

9. Sử dụng lá trầu không

Tinh dầu trong lá trầu không chủ yếu là peta-phenol và chavicol. Đây là 2 hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn mạnh, ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn đường miệng gây hại.

Tinh dầu lá trầu không ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn
Tinh dầu lá trầu không ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn

Với người bị viêm lợi, có thể sử dụng lá trầu không bằng những cách như giã nát đắp trực tiếp lên vị trí lợi bị viêm hoặc đun với nước nóng trong khoảng 30 phút để lấy tinh chất dùng súc miệng 2 lần/ngày.

10. Sử dụng lá ổi

Tương tự như lá trầu không, trong lá ổi cũng chứa những thành phần có đặc tính kháng khuẩn và kháng vi sinh vật, hạn chế sự hình thành mảng bám và giảm các triệu chứng sưng viêm.

Bạn có thể cho trực tiếp lá ổi vào miệng nhai hoặc dùng lá ổi đã giã nhuyễn đắp vào vùng lợi bị sưng. Ngoài ra, có thể lấy lá ổi hãm trong nước sôi khoảng 10 – 15 phút, đợi nước nguội thêm vào một chút muối rồi súc miệng.

Rất hay:  Tắt Laptop Đúng Cách - Vì Sao Quan Trọng?
Lá ổi giúp cải thiện tình trạng viêm lợi rất tốt
Lá ổi giúp cải thiện tình trạng viêm lợi rất tốt

II. Khi nào cần đến gặp nha sĩ?

Những cách điều trị viêm lợi tại nhà bằng nguyên liệu từ thiên nhiên chỉ mang tính tạm thời, không thể điều trị triệt để tình trạng lợi sưng viêm, chỉ có những biện pháp chuyên nghiệp tại nha khoa mới giúp điều trị dứt điểm, tránh tình trạng viêm lợi tái phát nhiều lần.

Do đó mà ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh viêm lợi như lợi sưng đau, tấy đỏ, chảy máu chân răng và hơi thở có mùi hôi,… bạn nên sắp xếp thời gian đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và tiến hành điều trị, tránh bệnh chuyển biến nặng phá hủy các tổ chức nâng đỡ của răng, làm răng lung lay gãy rụng.

Tại đây, bác sĩ sẽ giúp bạn loại bỏ mảng bám cao răng, nguyên nhân hàng đầu gây viêm lợi. Đồng thời kê thêm các loại thuốc kháng sinh (nếu cần thiết) để giảm triệu chứng sưng viêm, ngăn không cho vi khuẩn viêm nhiễm phát triển.

Điều trị viêm lợi tại nha khoa ngay khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu của bệnh
Điều trị viêm lợi tại nha khoa ngay khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu của bệnh

III. Phòng tránh viêm lợi như thế nào?

Bệnh viêm lợi có thể phòng ngừa bằng những thói quen chăm sóc răng miệng và ăn uống hằng ngày:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa nồng độ fluor phù hợp.
  • Làm sạch vụn thức ăn và mảng bám trong kẽ răng bằng chỉ nha khoa, tránh dùng tăm tre nhọn làm tổn thương đến nướu.
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn, hạn chế sự hình thành của mảng bám.
Chăm sóc răng miệng đúng cách khoa học
Chăm sóc răng miệng đúng cách khoa học
  • Tránh hút thuốc lá nếu không muốn cao răng hình thành nhanh hơn. Đồng thời cũng cần hạn chế những thực phẩm nhiều đường và tinh bột.
  • Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin và chất xơ giúp tăng cường sức đề kháng cho nướu như rau bina, bắp cải, bơ, trái cây họ cam quýt,…
  • Cạo vôi răng và thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần giúp kiểm soát tốt các vấn đề về răng miệng.

Trên bài viết là 10 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Đừng quên việc điều trị tại nha khoa cũng cần được thực hiện song song. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.