Viêm nha chu là một bệnh về răng miệng mà không ít người gặp phải, thậm chí tỉ lệ người đã từng mắc bệnh viêm nha chu rất cao, xảy ra ở mọi độ tuổi, đối tượng. Vấn đề này cực kì quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng và tổng thể. Cùng theo dõi xem những điều cần biết về viêm nha chu và 7 cách chữa viêm nha chu tại nhà ở bài viết này nhé.
Viêm nha chu là gì?
Viêm nha chu là tình trạng các tổ chức, bộ phận xung quanh răng bị viêm, nó còn có tên gọi khác là bệnh nha chu. Bệnh này ngày càng trở nên phổ biến và nhiều người gặp phải, ảnh hưởng không nhỏ đến các yếu tố, bộ phận khác. Bệnh nha chu được tách thành hai vấn đề chính đó là viêm nha chu và viêm lợi. Viêm lợi thì rõ ràng rồi, rất dễ phát hiện và thể hiện rõ ràng ra bên ngoài.
Ở tuổi dậy thì, các bé thường dễ bị viêm lợi do một số thói quen, ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo. Nếu không được điều trị, ngó lơ hay bỏ qua nó vì coi nó là bệnh dễ gặp và tự hết, rồi lâu dài sẽ thành bệnh nha chu ở tuổi thanh thiếu niên và lớn tuổi. Bệnh này thường dễ bị mọi người bỏ qua vì nó tiến triển chậm, thầm lặng và sau 4 giai đoạn thì đã trở nặng và nguy hiểm hơn lúc đầu rất nhiều.
4 giai đoạn của bệnh nha chu bao gồm
- Giai đoạn 1: Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ và vi khuẩn phát triển, bám vào cổ răng, viền răng, … làm viêm lợi.
- Giai đoạn 2: Lợi bị viêm sưng, chảy máu và đau, đặc biệt là lúc nhai thức ăn.
- Giai đoạn 3: Không điều trị viêm lợi khiến tình trạng trở nên nặng hơn, hình thành các ổ viêm chứa mủ gọi là bệnh nha chu.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn bệnh đã nặng, có thể làm tụt lợi hoặc phá hủy xương ổ răng. Lâu dài dẫn tới lung lay và mất răng.
Dấu hiệu viêm nha chu
Viêm nha chu trong giai đoạn đầu thường là tình trạng nhẹ nên rất khó phát hiện, chỉ khi bệnh lý chuyển nặng hơn thì mới có những biểu hiện rõ ràng. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết nhanh nhất khi bị viêm nha chu:
- Phần nướu sưng tấy, mẩn đỏ, đau nhức và dễ chảy máu
- Vùng chân răng và kẽ răng xuất hiện những mảng bám nhiều hơn
- Miệng có mùi hôi khó chịu
- Xuất hiện khoảng trống giữa răng và nướu.
- Ấn vào nướu có dịch mủ chảy ra
- Lợi bị tụt hẳn về phía bên chân răng
- Xuất hiện tình trạng răng lung lay
Nguyên nhân viêm nha chu
Viêm nha chu là bệnh lý gây ra nhiều phiền toái lớn cho người bệnh. Vậy viêm nha chu bắt nguồn từ đâu?
- Do vệ sinh răng miệng không đúng cách, thức ăn còn đọng lại không được lấy đi hết. Hay việc sử dụng tăm răng, bàn chải đánh răng có đầu lông cứng và dùng lực quá mạnh khi chải răng, gây tác động đến nướu. Từ đó, vi khuẩn hình thành, tấn công vào nướu gây viêm nha chu.
- Do mảng bám cao răng nhiều: Khi cao răng quá nhiều ở vùng chân răng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công và phá hủy cấu trúc nha chu gây ra viêm nhiễm.
- Do sâu răng. Sâu răng là do vi khuẩn tấm công làm phá vỡ men răng và ngà răng, tạo ra những lỗ sâu trên thân răng. Bệnh lý này nếu không nhanh chóng điều trị, vi khuẩn sẽ lây lan sang vùng nướu gây viêm nha chu.
- Bị viêm nướu: Khi bị viêm nướu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị sai cách dẫn đến biến chứng thành viêm nha chu.
- Do hút thuốc lá thường xuyên và sử dụng quá nhiều chất kích thích.
- Viêm nha chu bắt nguồn từ việc thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong thời kì mang thai, tuổi dậy thì. Khi đó hệ miễn dịch của người phụ nữ bị suy giảm nên dễ mắc các bệnh về răng miệng.
- Nguyên nhân gây viêm nha chu có thể là do cơ thể mắc các bệnh như bạch cầu, tiểu đường,…
Viêm nha chu có nguy hiểm không, gây ra biến chứng gì?
Viêm nha chu có nguy hiểm không, gây ra những biến chứng gì? là câu hỏi mà nha khoa VIET SMILE gặp khá nhiều. Dưới đây là một số hệ quả của viêm nha chu bạn nên biết.
- Gây đau nhức, khó chịu: Khi vi khuẩn tấn công mạnh khiến nướu bị sưng phồng và gây đau nhức, ê buốt. Những cơn đau đó có thể gây tác động đến dây thần kinh khiến đầu bị đau, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc.
- Hơi thở có mùi hôi, khó chịu khiến người bệnh cảm thấy tự ti trong giao tiếp.
- Tiêu xương răng, rụng răng: Nếu viêm nha chu không được điều trị kịp thời, nướu sẽ bị tách ra khỏi răng, lợi xuất hiện mủ, cấu trúc răng và các mô nâng đỡ dần bị phá hủy dẫn đến răng bị lung lay, nặng nhất là mất răng vĩnh viễn.
- Gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như: nhiễm trùng huyết, tiểu đường, đái tháo đường, tim mạch, các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Qua đó cho thấy viêm nha chu là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, vậy bạn cần thực hiện việc chăm sóc răng miệng đúng cách cũng như tái khám định kỳ 6 tháng/ lần tại nha khoa để sức khỏe răng miệng luôn được đảm bảo.
Viêm nha chu ở trẻ em
Viêm nha chu ảnh hưởng không nhỏ đến bé, không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng về chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe răng miệng thì lại rất ảnh hưởng. Nếu viêm ở phía ngoài, dễ nhìn thấy còn gây mất thẩm mỹ, khiến người đối diện có chút giật mình.
Bệnh nha chu ở trẻ em cần được quan tâm và xử lí kịp thời, tránh để lâu dài gây hậu quả nặng nề về sau. Nên bảo vệ răng miệng của bé ngay từ đầu, dạy bé thói quen đánh răng đúng cách, đảm bảo 2 lần một ngày, mỗi lần kéo dài khoảng từ 2 đến 3 phút để đạt hiệu quả tốt. Không nên để bị bệnh rồi tình trạng bệnh kéo dài, bởi nó vừa làm chúng ra mất tiền, mất thời gian lại còn bị đau nữa.
Có chữa dứt điểm viêm nha chu được không?
Viêm nha chu không phải là một bệnh quá nguy hiểm và có thể chữa được dứt điểm. Tuy nhiên, sau đó cần giữ được thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng thật tốt để đảm bảo không bị thêm lần sau. Cần bổ sung cả đồ ăn, hoa quả tốt cho sức khỏe răng lợi. Tránh ăn nhiều thức ăn làm yếu răng, nguy hiểm cho lợi: ví dụ như ăn một lượng tỏi vừa phải thì tốt, tuy nhiên quá nhiều tỏi hay thậm chí ngậm tỏi lâu trong miệng rất dễ gây phỏng lợi.
Có thuốc chữa viêm nha chu không?
Có thuốc chữa bệnh nha chu, được bán rất nhiều trong các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể mua chúng về dùng, tuy nhiên, hãy tìm hiệu thuốc uy tín, đảm bảo chất lượng để mua được hàng tốt, chính hãng, đạt hiệu quả cao. Đừng mua bừa ở những nơi không uy tín, hàng giả, hàng nhái có thể làm bệnh của bạn trở nên trầm trọng hơn đó. Việt Smile thông tin đến bạn một số tên loại thuốc như: thuốc bôi Metrogyl Denta; thuốc uống Metronidazol Stada; thuốc bôi PerioKin, tất cả đều là thuốc trị viêm nha chu bạn có thể tham khảo.
PerioKin là một trong những thuốc bôi chữa viêm nha chu được nhiều người tin dùng. Với thành phần là Chlorhexidine 0.2g và các tá dược vừa đủ, loại thuốc này có công dụng kháng khuẩn trên phổ rộng đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trên niêm mạc. Ngoài ra PerioKin còn hỗ trợ phục hồi các tổn thương do các bệnh lý về răng miệng gây ra.
Metrogyl Denta có dạng gel màu trắng đục với các thành phần gồm Metronidazole Benzoate BP, dung dịch Chlorhexidine Gluconate Solution BP (20%) và các tá dược vừa đủ. Loại thuốc này có tác dụng kháng khuẩn giúp diệt trừ các ổ vi khuẩn tồn tại bên trong nướu và chân răng nên được sử dụng điều trị các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu mãn tính, sâu răng, viên nướu
Metronidazol stada là thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng. Thuốc Metronidazol được bào chế dưới dạng viên nén với hàm lượng Metronidazol 400mg và thường được đóng gói theo quy cách mỗi hộp 14 viên nén.
Hãy hỏi kĩ về cách dùng và liều lượng dùng bạn nhé!
7 cách chữa viêm nha chu tại nhà
Nếu bạn không muốn ra hiệu thuốc để mua thuốc mà muốn tìm cách trị bệnh nha chu tại nhà thì có thể tham khảo 7 cách dưới đây.
Chữa viêm nha chu tại nhà với muối
Muối có tác dụng diệt khuẩn rất tốt, do vậy, khi bị viêm nha chu thì bạn có thể súc miệng với nước muối để diệt bớt được vi khuẩn trong miệng. Muối cũng có tác dụng làm lành vết thương nhanh nên sẽ giúp các vết loét, mủ nhanh chóng lành lại sau khi vi khuẩn đã bị diệt sạch. Súc miệng bằng nước muối ít nhất 3 lần mỗi ngày để nhanh chóng khỏi bệnh và giúp răng lợi mạnh khỏe.
Chữa viêm nha chu tại nhà với tỏi
Tỏi cũng là một thứ làm vi khuẩn nhanh chóng bị tiêu diệt. Làm nhuyễn tỏi rồi pha thêm một xíu nước cho loãng bớt, đắp lên phần lợi bị viêm để diệt khuẩn và nhanh chóng khỏi bệnh. Cần chú ý là tỏi có tác dụng rất mạnh nên cần chú ý thời gian đắp tỏi, chỉ một lúc rồi nhanh chóng súc miệng sạch lại với nước. Để lâu rất dễ làm phỏng lợi, lại thành phản tác dụng.
Chữa viêm nha chu tại nhà bằng củ cải và ngó sen
Củ cải tươi có tính mát và vị cay, ngó sen vị ngọt, ấm kết hợp lại vừa chữa được bệnh lại thanh nhiệt, trị viêm và hôi miệng rất tốt. Bạn chỉ cần làm sạch ngó sen và củ cải rồi giã nát, lọc lấy nước để uống. Uống trong vài ngày liên tục sẽ thấy rõ được hiệu quả. Hết bệnh nha chu bạn phải nhớ giữ gìn, bảo vệ răng miệng thật tốt đó.
Chữa viêm nha chu tại nhà bằng hoa cúc
Hoa cúc giúp tiêu sưng, kháng viêm, giải độc rất tốt. Có thể coi hoa cúc là một loại thảo dược, có công dụng rất tốt trong việc điều trị một số bệnh về răng miệng như: bệnh nha chu, viêm nướu, viêm răng miệng. Chúng ta dùng hoa cúc tươi, rửa sạch và để ráo nước, vừa dùng để hãm trà uống hàng ngày, vừa để giã nát lấy nước pha loãng đi rồi súc miệng. Làm vậy trong 15 ngày sẽ giúp thanh lọc cơ thể, hết bệnh nha chu và làm bạn yên tâm hơn trước.
Chữa viêm nha chu tại nhà bằng túi trà xanh
Trà xanh là thức uống yêu thích của rất nhiều người, không những thế, trong đông y thì nó còn được coi là một loại có thể chữa đau đầu, mất ngủ và bệnh nha chu rất tốt. Axit tannic trong trà có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Do đó, bạn chỉ cần cho túi trà xanh ngâm vào nước nóng, sôi rồi vớt ra để nguội bớt. Sau đó đắp lên vị trí bị viêm, lặp lại hàng ngày cho đến khi thấy rõ hiệu quả.
Chữa viêm nha chu tại nhà bằng chanh
Vitamin C trong chanh có tác dụng rất tốt trong việc tiêu viêm nướu, kháng lại vi khuẩn. Cùng với đó là hiệu quả trong việc điều trị viêm, sát trùng, làm sạch răng miệng và trị mùi hôi rất tốt. Vì vậy, bạn chỉ cần vắt lấy nước chanh rồi hòa thêm chút muối, thoa đều lên vùng bị tổn thương, viêm. Làm vậy với tần suất 2-3 lần trong một tuần sẽ thấy rõ tác dụng. Không nên làm nhiều quá vì có thể làm ghê răng, ảnh hưởng không tốt đến răng miệng.
Chữa viêm nha chu tại nhà với gừng
Gừng có rất nhiều công dụng, nhiều người không biết rằng gừng cũng có tác dụng tốt trong việc chữa viêm nha chu. Rửa sạch gừng rồi cạo vỏ, sau đó thái lát cho vào sắc lấy nước uống, uống sau bữa ăn là phù hợp nhất. Chú ý không nên uống nhiều vì gừng có tính ấm, có thể làm bạn thấy nóng trong người.
Trên đây là 7 cách chữa viêm nha chu tại nhà mà Việt Smile thông tin đến bạn. Cùng theo dõi các bài viết hữu ích tiếp theo nhé.
Nếu còn gì thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 3331 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất bạn nhé!
Trên đây là bài viết 7 cách chữa viêm nha chu tại nhà mà Nha khoa Việt Smile gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.