Cách chứng minh tứ giác là hình chữ nhật hay, chi tiết

Cách chứng minh tứ giác là hình chữ nhật hay, chi tiết

Tài liệu Cách chứng minh tứ giác là hình chữ nhật hay, chi tiết Toán lớp 8 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về bài học từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vững kiến thức môn Toán lớp 8.

A. Phương pháp giải

Nhận dạng hình chữ nhật theo ba cách sau:

Cách 1: Chứng minh tứ giác có ba góc vuông.

Cách 2: Chứng minh tứ giác là một hình thang cân có thêm một góc vuông.

Cách 3: Chứng minh tứ giác là hình bình hành có thêm một góc vuông hoặc hai đường chéo bằng nhau.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Cho hình bình hành ABCD. Các tia phân giác của các góc A, B, C, D cắt nhau như trên hình vẽ. Chứng minh rằng EFGH là hình chữ nhật.

Giải

Đặt

Áp dụng tính chất góc trong cùng phía vào AB//CD, ta được:

Áp dụng tính chất về góc vào ΔADE , ta được: , hay

(đối đỉnh)

Chứng minh tương tự ta được .

Tứ giác EFGH có bốn góc vuông nên nó là hình chữ nhật.

Ví dụ 2. Tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc với nhau. Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Tứ giác EFGH là hình gì? Vì sao?

Giải

Tứ giác EFGH là hình chữ nhật.

Giải thích: Từ giả thiết ta có EF, GH thứ tự là đường trung bình của các tam giác ABC và ADC.

Rất hay:  12 Cách Chữa Đau Bụng Quặn Từng Cơn Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Áp dụng định lí đường trung bình vào hai tam giác này ta được:

Chứng minh tương tự, ta cũng được EH//FG//BD. (2)

Từ (1) và (2) suy ra tứ giác EFGH có các cạnh đối song song nên nó là hình bình hành.

Gọi O là giao điểm của AC với BD và I là giao điểm của EF với BD

Áp dụng tính chất góc đồng vị vào các đường thẳng song song ở trên và giả thiết ta có:

Như vậy hình bình hành EFGH có một góc vuông nên nó là hình chữ nhật.

Ví dụ 3. Bài toán thực tế

Một đội công nhân đang trồng cây trên đoạn đường AB thì gặp chướng ngại vật che lấp tầm nhìn. Đội đã dựng các điểm C, D, E như trên hình vẽ rồi trồng cây tiếp trên đoạn đường EF vuông góc với DE. Vì sao AB và EF cùng nằm trên một đường thẳng?

Giải

Theo hình, tứ giác BCDE có BC = ED và BC//ED vì cùng vuông góc với CD. Tứ giác BCDE có hai cạnh đối song song và bằng nhau nên nó là hình bình hành. Hình bình hành BCDE lại có góc C vuông nên là hình chữ nhật.

Do đó suy ra A, B, E thẳng hàng và B, E, F cũng thẳng hàng. Vậy AB, EF cùng nằm trên một đường thẳng.

C. Bài tập vận dụng

Câu 1. Có bao nhiêu khẳng định đúng trong các khẳng định sau?

a) Tứ giác có tất cả các góc bằng nhau là hình chữ nhật.

Rất hay:  Bật mí cách chia ổ đĩa win 10 siêu nhanh chỉ với 1 lượt nhấp chuột

b) Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

c) Hình thang cân có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

d) Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 2. Hãy chọn câu sai. Hình chữ nhật có

A. Bốn góc vuông.

B. Hai đường chéo giao nhau tại trung điểm mỗi đường.

C. Hai đường chéo vuông góc với nhau.

D. Các cạnh đối bằng nhau.

Câu 3. Cho tam giác ABC, đường cao AH. Gọi I là trung điểm của AC, E là điểm đối xứng với H qua I. Tứ giác AECH là hình gì?

A. Hình chữ nhật.

B. Hình bình hành.

C. Hình thang cân.

D. Hình thang vuông.

Câu 4. Cho hình bình hành ABCD có AB = a, BC = b (a > b). Các phân giác trong của các góc A, B, C, D tạo thành tứ giác MNPQ. Tứ giác MNPQ là hình gì?

A. Hình chữ nhật.

B. Hình bình hành.

C. Hình thang cân.

D. Hình thang vuông.

Câu 6. Cho hình thang cân ABCD, đáy nhỏ AB = 6, CD = 18, AD = 10. Gọi I, K, M, L lần lượt là trung điểm của các đoạn BC, CA, AD và BD. Tứ giác ABKL là hình gì?

A. Hình chữ nhật.

B. Hình bình hành.

C. Hình thang cân.

D. Hình thang vuông.

Câu 7. Cho tam giác ABC vuông tại A, điểm M thuộc cạnh huyền BC. Gọi D, E lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB, AC. Tứ giác ADME là hình gì?

Rất hay:  Thực đơn

A. Hình thang.

B. Hình chữ nhật.

C. Hình bình hành.

D. Hình vuông.

Câu 8. Cho hình bình hành ABCD có BC = 2AB và . Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của BC và AD. Gọi I là điểm đối xứng với A qua B. Tứ giác BICD là hình gì?

A. Hình chữ nhật.

B. Hình thoi.

C. Hình vuông.

D. Hình bình hành.

Câu 9. Cho cân tại A, các đường trung tuyến BD, CE cắt nhau tại O. Gọi M là điểm đối xứng với O qua D và N là điểm đối xứng với O qua E. Tứ giác BNMC là hình gì ?

A. Hình chữ nhật.

B. Hình bình hành.

C. Hình thang cân.

D. Hình thang vuông.