Chuẩn Bị Nguyên Liệu Dụng Cụ
- Tổ yến đã qua sơ chế, khoảng 5gr/một lần ăn/một người (quý khách xem phần hướng dẫn: “Sơ chế cách làm sạch lông Tổ Yến Sào“)
- Đường phèn liều lượng tùy thích (khoảng 3 muỗng cafe đường phèn hạt cho 5gr Tổ yến).
- Nước để nguội.
- Một chén nhỏ (hay thố nhỏ) để chưng cách thủy.
- Một nồi vừa đủ để đựng chén nhỏ (hay thố nhỏ).
Các Bước Chưng Cách Thủy Tổ Yến Với Đường Phèn
- Bước 1 : Tổ Yến sau khi mua về:
- Nếu là yến thô (còn nguyên tổ) phải làm sạch lông và tạp chất (xem phần hướng dẫn sơ chế) trước khi qua bước 2.
- Nếu là yến đã qua sơ chế (yến đã làm sạch lông) nên ngâm yến vào nước khoảng 20 phút, đổ bỏ nước đã ngâm.
- Bước 2 : Cho tổ yến đã làm sạch vào một chén ăn cơm (thố nhỏ). Đổ nước ngập qua yến tránh trường hợp yến bị thiếu nước sẽ bị vàng. Quý khách chú ý không cho đường phèn vào chưng chung vì sẽ làm yến không nở hết được..
- Bước 3 : Đặt chén (thố nhỏ) vào nồi đã chuẩn bị, cho nước ngập hết yến và qua 1/2 thân nồi.
- Bước 4 : Đậy nắp nồi, cho lửa lớn vừa đủ đến khi nước sôi sau đó nhỏ lửa. Thời gian chưng thông thường là 20 phút, có thể khác nhau theo từng loại. Tham khảo thêm bảng thời gian ngâm nở và chưng cách thủy ở phần dưới để đạt kết quả tốt nhất.
- Bước 5 : Kiểm tra nếu thấy tổ yến đã đạt được độ mềm cần thiết (theo cảm nhận mỗi người) sau đó tắt lửa, tiến hành cho đường phèn. Dùng yến khi ấm (để nguội) hoặc lạnh đều được. Có thể thêm 2 lát gừng để khử mùi tanh giúp tăng phần thơm ngon.
Chưng Tổ Yến Với Đường Phèn Bằng Nồi Chưng Điện
- Bước 1 : Tổ Yến sau khi mua về:
- Nếu là yến thô (còn nguyên tổ) phải làm sạch lông và tạp chất (xem phần hướng dẫn sơ chế) trước khi qua bước 2.
- Nếu là yến đã qua sơ chế (yến đã làm sạch lông) nên ngâm yến vào nước khoảng 20 phút, đổ bỏ nước đã ngâm.
- Rửa sạch thố sứ của nồi chưng điện, có thể tráng sơ qua nước sôi.
- Bước 2 : Cho tổ yến đã làm sạch vào thố sứ, đổ nước ngập hết yến (tránh trường hợp yến bị thiếu nước sẽ bị vàng) và qua 2/3 thố. Quý khách chú ý không cho đường phèn vào chưng chung vì sẽ làm yến không nở hết được.
- Bước 3 : Đậy nắp thố lại, đặt thố vào nồi chưng điện và bật nút sáng đèn. Thời gian chưng thông thường là từ 60 phút đến 80 phút, có thể khác nhau theo từng loại. Tham khảo thêm bảng thời gian ngâm nở và chưng bằng nồi điện ở phần dưới để đạt kết quả tốt nhất.
- Bước 4 : Nắp thố bằng kính và có lỗ thoát hơi nên ta có thể quan sát quá trình chưng yến dễ dàng. Khi thấy tổ yến sủi bọt thì tắt nút và rút điện nồi chưng. Dùng yến khi ấm (để nguội) hoặc lạnh đều được. Có thể thêm 2 lát gừng để khử mùi tanh giúp tăng phần thơm ngon.
Lưu ý: Không nên chưng quá lâu so với thời gian trong bảng đã quy định. Nếu không yến có thể bị mất chất, tan yến, không còn hương vị đặc trưng.
Bảng Thời Gian Ngâm Nở Và Chưng Cách Thủy – Nồi Điện
Loại yến Thời gian ngâm nở Thời gian chưng cách thủy Thời gian chưng nồi điện Tổ yến trắng nhà 30 – 60 phút 20 phút 60 – 80 phút Tổ yến trắng đảo 2 – 3 tiếng 40 phút 2 – 3 tiếng Yến nhà đã làm sạch 15 phút 20 phút 60 – 80 phút Yến đảo đã làm sạch 15 phút 30 phút 2 – 3 tiếng Tổ yến huyết 6 tiếng 60 phút 3 – 4 tiếng
Lưu ý: Tùy thuộc vào kích thước và độ dày mỏng của tổ yến mà thời gian chưng có thể thay đổi
Nên Ăn Yến Sào Lúc Nào Tốt Nhất
- Nên dùng trước 30 phút bữa ăn sáng trong ngày vì sau một đêm dạ dày đã tiêu hóa hết thức ăn ngày hôm trước, giúp hấp thu hết lượng yến lúc này.
- Bữa tối trước khi ngủ 1 tiếng vì đây là khoảng thời gian cơ thể nghỉ ngơi, tạo điều kiện hấp thu tối đa các dưỡng chất trong yến.
- Quý khách tham khảo thêm: “Yến Sào Nên Ăn Vào Lúc Nào Hiệu Quả“
Liều Lượng Sử Dụng Tổ Yến Hiệu Quả
-
- Trong Tổ yến chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe, cơ thể con người nhưng nếu sử dụng quá nhiều không những gây nhức đầu, ói mửa… mà còn gây lãng phí yến. Tùy theo đối tượng, độ tuổi, thể trạng… liều lượng sử dụng yến khác nhau:
- Đối với trẻ em: dưới 1 tuổi không nên dùng yến sào. Giai đoạn 1-3 tuổi dùng khoảng 50gr/tháng; giai đoạn 3-10 tuổi dùng chừng 100gr/tháng; cho bé sử dụng đều đặn cách ngày 1 lần.
- Phụ nữ mang thai: thai nhi 1-3 tháng người mẹ không được dùng tổ yến; giai đoạn 3-7 tháng dùng 100gr/tháng; giai đoạn 8 tháng trở lên dùng yến ít lại trung bình 70gr/tháng; dùng thường xuyên cách ngày 1 lần.
- Đối với phụ nữ khỏe mạnh hoặc làm đẹp: dùng trung bình 100gr/tháng , đều đặn cách ngày 1 lần.
- Yến sào cho người lớn tuổi: tháng đầu tiên dùng mỗi ngày 1 chén yến, trung bình 150gr/tháng. Tháng thứ 2 trở đi dùng đều đặn cách ngày 1 lần, khoảng 100gr/tháng.
- Tổ yến với người bệnh: Yến sào không phải là thuốc nên hoàn toàn không có chức năng chữa bệnh nhưng hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị bệnh. Vì thế nên dùng mỗi ngày 1 chén yến, trung bình 150gr/tháng khi đang trong quá trình điều trị bệnh.
- Quý khách tham khảo thêm bài viết: “Sử Dụng Tổ Yến Sào Hiệu Quả Tốt Nhất“.
Cách Bảo Quản Tổ Yến
- Đối với Yến đã ngâm nhưng chưa nhặt hết lông: để vào ray đến khi ráo nước, cho vào hộp kín (hoặc túi zip) để vào ngăn mát tủ lạnh. Phần yến này có thể bảo quản được trong 1 tuần.
- Đối với Yến chưa chưng: để vào ray đến khi ráo nước, hoặc phơi bằng quạt hoặc hơi máy lạnh chừng 30 – 60 phút. Sau đó cho yến vào hộp kín (hoặc túi zip, nylon bịt kín) để vào ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ thích hợp khoảng 4ºC , có thể bảo quản được hơn 7 ngày.
- Đối với Yến đã chưng chưa dùng tới: cho vào hộp kín (hoặc chén có nắp đậy) và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Phần yến này có thể bảo quản được trong 1 tuần.
Lưu ý: phần yến đã chưng nếu không đậy kín nắp thì sau 1 đến 2 ngày yến sẽ tan thành nước.
- Quý khách xem thêm: “Hướng Dẫn Bảo Quản Yến Sào“.
Tổ Yến Sào ĐẠI LÂM MỘC