Văn khấn khai trương buôn bán nên đọc bài nào là đúng, để việc thờ cúng được linh nghiệm giúp gia chủ buôn may bán đắt là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ khai trương cửa hàng, công ty, quán ăn, quán cà phê…..là nghi thức khởi đầu quan trọng, lễ cúng nếu thiếu sự trang trọng, thành kính có thể sẽ gây ảnh hưởng đến vận may của gia chủ trong việc làm ăn buôn bán. Chính vì vậy, trong nội dung bài viết này Gốm sứ Bát Tràng 360 sẽ chia sẻ về “mâm cúng khai trương và bài văn khấn khai trương buôn bán” cho gia chủ quan tâm tham khảo.
Mâm lễ cúng khai trương buôn bán
Xem ngay:
Xem Ngày Tốt Khai Trương Cho Người Tuổi Tuất Năm nay
Chọn Ngày Tốt Khai Trương Cho Người Tuổi Ngọ Năm nay
1, Mâm cúng khai trương buôn bán
Sau khi chọn được ngày lành tháng tốt để khai trương, gia chủ sẽ tiến hành chuẩn bị các lễ vật để dâng lên thần linh trong ngày này. Tùy theo phong tục tập quán của mỗi vùng miền mà mâm lễ cúng khai trương được chuẩn bị cũng có sự khác nhau nhất định. Theo đó, các lễ vật thường có trong mâm lễ khai trương buôn bán gồm có:
Mâm lễ cúng khai trương buôn bán đơn giản
– Trái cây sử dụng để cúng khai trương phải đầy đủ mâm ngũ quả: Mãng cầu, xoài, sung, đu đủ, dừa,… Tuy nhiên gia chủ nên chọn những loại quả có hình tròn, màu sắc tươi tắn, tránh chọn những quả có gai sắc nhọn mang sát khí.
– Một bình hoa: Có thể là hoa đồng tiền, hoa cúc,…
– Đèn cầy
– Trà khô, rượu trắng
– Nước lọc
– Gạo tẻ, muối trắng
– Bánh kẹo, cháo trắng
– Trầu cau, giấy tiền vàng bạc cúng khai trương
– Xôi: Có thể là xôi đậu, xôi gấc,…
– Gà trống luộc, heo quay
– Bánh bao
– Bộ tam sên cúng khai trương
Trên đây là các lễ vật cúng thương có của 3 miền Bắc, Trung, Nam trong ngày khai trương buôn bán được nhiều gia đình áp dụng. Gia chủ có thể áp dụng mâm cúng lễ như trên hoặc cũng có thể thêm bớt tùy món để phù hợp với vùng miền nơi cư trú.
2, Cách thức tiến hành nghi thức cúng khai trương buôn bán
Gia chủ tiến hành bày lễ vật lên bàn lớn rồi đặt trước cửa công ty, cửa hàng. Khi đã đến giờ tốt gia chủ tiến hành châm đèn, hương lên rồi vái 3 vái, cắm hương và đọc bài văn khấn phía dưới.
Nghi thức tiến hành lễ cúng khai trương buôn bán
Sau khi hết tuần hương gia chủ khấn tạ thần linh 3 vái, rồi lấy vàng mã đi hóa. Sau khi vàng mã đã cháy hết là gia chủ đã làm xong thủ tục khai trương. Tiếp theo gia chủ tiến hành mời khách vào cửa hàng tham khảo, chọn mua, sử dụng sản phẩm của mình.
Lưu ý để buổi lễ khai trương được trọn vẹn nhất, gia chủ nên chọn người hợp tuổi để mua hàng, việc làm này sẽ giúp mang lại tài lộc cho cửa hàng, công ty.
Cúng khai trương buôn bán cần lưu ý điều gì?
Cúng khai trương buôn bán cần lưu ý điều gì để buổi lễ được trọn vẹn nhất? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Theo đó, Gốm sứ Bát Tràng 360 đã tổng hợp được 1 số lưu ý cho bạn đọc tham khảo như sau:
– Gia chủ nên chọn ngày lành, tháng tốt, giờ tốt để tiến hành buổi lễ
– Nên mời người có đủ đức độ để điều hành, chủ trì buổi lễ
– Hoa quả, đồ cúng lễ phải là đồ mới, còn tươi, được lựa chọn cẩn thận để thể hiện sự thành kính dâng lên
– Buổi lễ khai trương buôn bán nên được thực hiện vào buổi sáng, tránh thực hiện vào buổi chiều hoặc tối muộn
– Vị trí đặt mâm cúng lễ khai trương nên đặt bên ngoài, ở chính giữa
2, Bài văn khấn khai trương buôn bán
Trên đây là chia sẻ chi tiết của Gốm sứ Bát Tràng 360 về “bài văn khấn khai trương buôn bán” cũng như các nghi thức, lưu ý để buổi lễ được trọn vẹn nhất cho bạn đọc quan tham khảo. Buổi lễ khai trương là dịp quan trọng để gia chủ bày tỏ sự thành kính dâng lên thần linh cũng như những mong muốn của gia chủ trong thời gian sắp tới về việc làm ăn kinh doanh. Vì vậy, gia chủ cần chuẩn bị kỹ lưỡng, chu toàn trước khi buổi lễ diễn ra.
Có thể bạn quan tâm:
Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng Nhập Trạch Gồm Những Gì?
Các Lưu Ý Khi Chọn Mua Đồ Thờ Cúng Bằng Gốm Sứ