Cúng mùng 3 là cúng gì? Chi tiết bài cúng mùng 3 – Vua Nệm

Lễ Hóa Vàng là nghi thức tâm linh gắn liền với vẻ đẹp văn hóa của dân tộc Việt, được diễn ra vào ngày mồng 3 Tết, hay còn được gọi là ngày tạ âm cảnh. Bạn đã biết cách bày mâm cúng cũng như bài cúng mùng 3 chuẩn nhất chưa? Cùng tham khảo ngay trong bài viết này nhé!

1. Lễ hóa vàng

Thời điểm lễ hóa vàng được thực hiện khác nhau tùy từng vùng miền, phong tục tập quán ở mỗi nơi mà có thể mùng 2, mùng 3, mùng 4 hoặc mùng 7 (hay còn gọi là ngày khai hạ bàn thờ).

bài cúng hóa vàng mùng 3 tết
Ngày lễ hóa vàng thường được tổ chức vào mùng 3 âm lịch.

Tuy vậy nhìn chung, ngày lễ hóa vàng thường được tổ chức vào mùng 3 âm lịch. Đây là dịp để cầu mong một năm tốt lành, vạn sự như ý, được sự phù hộ của ông bà tổ tiên và các vị thần. Chính vì thế, đây là một ngày vô cùng quan trọng đối với văn hóa của người Việt.

2. Ý nghĩa bài cúng mùng 3 Tết

Lễ hóa vàng hay còn được gọi là lễ hóa hương vàng, là dịp để con người dương thế có thể đốt hương, vàng mã và quần áo để tiễn ông về âm cảnh sau 3 ngày tết Âm Lịch đoàn tụ bên con cháu. Bài cúng mùng 3 Tết được thực hiện nhằm thể hiện lòng tôn kính, cầu mong tổ tiên ban phước lành cho hậu thế.

Nói về độ cầu kỳ thì sau lễ cúng Tết, đây là nghi thức lễ được chú trọng không kém. Gia đình nào có điều kiện thì làm lễ thật to, gia đình chưa có điều kiện cũng cố gắng làm một lễ hóa vàng thật kỹ càng và long trọng để bày tỏ lòng thành kính. Nhìn chung, ông bà ta quan niệm rằng trong lễ tạ thì tấm lòng gia chủ vẫn là điều quan trọng nhất.

Sau khi xong lễ, gia chủ sẽ tiến hành hóa vàng theo thứ tự vàng của gia thần được hóa trước rồi tới tiền vàng và vật dụng của tổ tiên hóa sau. Theo tập tục truyền thống, nơi đốt vàng mã thường có 1 cây mía dài với ý nghĩa dùng để làm gậy chống để linh hồn mang các vật dụng được hóa vàng về cõi âm.

Rất hay:  Top 50 mẫu trang trí lều trại lớp 8 đơn giản đẹp nhất
bài cúng đưa ông bà ngày mùng 3 tết
Bài cúng mùng 3 Tết được thực hiện nhằm thể hiện lòng tôn kính, cầu mong tổ tiên ban phước lành

3. Cách cúng lễ hóa vàng mùng 3 Tết

3.1 Mâm cúng lễ hóa vàng

Mâm cúng lễ hóa vàng thường được chuẩn bị vào mùng 3 Tết hay còn được gọi là tục hóa vàng. Tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian. Mâm cúng dành cho tục này có thể chuẩn bị khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình. Song, cũng cần phải có những món cơ bản như sau:

  • Mâm cỗ mặn gồm rượu, thịt, bánh chưng, canh măng, miến, chả gò… (tùy theo ẩm thực từng vùng miền)
  • Mâm ngũ quả (5 loại trái cây tùy ý, nhưng nên chọn trái cây có kích thước từ nhỏ đến vừa)
  • Tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại 1 ít
  • Hoa cúng tươi
  • Nhang
  • Trầu cau
  • Thuốc lá
  • Bánh kẹo
  • 2 cây mía

Ý nghĩa của 2 cây mía là dùng làm “phương tiện” để cho các linh hồn có thể mang hàng hóa theo khi trở về cõi âm. Trong khi tiền âm phủ vàng mã có ý nghĩa giúp ông bà tổ tiên có tiền để trả lộ phí.

Nhìn chung, gia chủ đừng quá câu nệ rằng mâm cúng mùng 3 nên làm hay chay mặn, to hay nhỏ, nhiều hay ít, cứ tùy vào tình hình tài chính cũng như thời gian thuận tiện mà làm mâm cúng cho phù hợp. Điều quan trọng là mâm cổ phải được chuẩn bị trang nghiêm, chỉn chu để thể hiện được tấm lòng của con cháu với các bậc tổ tiên, ông bà.

bài cúng mùng 3
Gia chủ đừng quá câu nệ rằng mâm cúng 3 nên làm hay chay mặn, to hay nhỏ

Nếu là mâm cỗ mặn thì có thể chuẩn bị thêm 1 con gà trống luộc. Vì đây được xem là một món rất quan trọng trong mâm cúng hóa vàng. Nó tượng trưng cho 5 đức tính cao quý của người Việt ta gồ: Văn – Võ – Dũng cảm – Nhân hậu – Trung tín. Mâm cúng có con gà tượng trưng cho sự tốt lành và một tương lai tốt đẹp.

Rất hay:  Một số đoạn văn GIỚI THIỆU BẢN THÂN bằng tiếng Anh cực hay

Nếu chuẩn bị mâm cỗ cho bài cúng mùng 3 ngoài trời, gà luộc phải được đặt lên đĩa to, trình bày chỉn chu, ngay ngắn. Mở ngậm hoa hồng đỏ, tiết lòng đạt dưới bụng gà. Quan trọng nhất là đầu gà phải được đặt quay ra ngoài đường để đón quan Hành khiển cai quan năm mới đi qua. Cách đặt gà cúng như vậy còn có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình.

Sau khi bài cúng mùng 3 kết thúc, gia chủ sẽ tiến hành hóa vàng để tạ ơn gia tiên, thần linh. Phần lễ tạ này thường sẽ được thực hiện trang nghiệm ở một góc vườn hoặc khoảng sân sạch sẽ. Gia chủ hóa phần tiền vàng trước sau đó phần đồ dùng hóa sau. Nếu trong nhà có người vừa mới qua đời thì phần vàng mã sẽ được hóa riêng.

Khi lễ tạ kết thúc, gia chủ sẽ khấn vái 3 lạy để cầu mong gia tiền phù hộ cho con cháu trong nhà. Sau đó, gia chủ sẽ xin phép thu và chia lộc cho con cháu.

3.2. Thực hiện bài cúng mùng 3 Tết lúc mấy giờ?

bài cúng ngày mùng 3 tết
Bài cúng mùng 3 Tết là một trong những nghi thức tín ngưỡng tâm linh đặc biệt quan trọng

Lễ hóa vàng/lễ cúng mùng 3 Tết là một trong những nghi thức tín ngưỡng tâm linh đặc biệt quan trọng văn hóa của người Việt. Đây là dịp để gia chủ thành tâm dâng các món lễ vật cho thần linh, tổ tiên để bày tỏ lòng biết ơn với những người đã khuất, đồng thời cầu bình an, mong tổ tiên phù hộ và che chở cho các thành viên trong ngôi nhà, giúp họ đạt được những điều mong cầu trong năm tiếp theo.

Mâm lễ cúng mùng Tết thường được chuẩn bị từ lúc sáng sớm để kịp cho buổi lễ diễn ra vào buổi sáng. Theo các chuyên gia phong thủy, bạn không nên cúng quá giờ trưa. Giờ đẹp nhất để tiến hành nghi lễ và bài cúng mùng 3 Tết là từ 9 giờ sáng đến 11h giờ sáng bạn nhé!

3.3. Chi tiết bài cúng mùng 3

Dưới đây, mời bạn cùng Vua Nệm tìm hiểu chi tiết bài cúng mùng 3 ngày Tết. Bài khấn này dùng khi đốt vàng mã, làm lễ hóa vàng

Rất hay:  Xem Ngay Top 25 lovepik là gì [Tuyệt Vời Nhất]
bài cúng tạ mùng 3 tết
Bài cúng mùng 3 tiễn ông bà

(Dùng khi đốt vàng mã, làm lễ hóa vàng)

– Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần

– Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

– Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm……………..

Chúng con là: …………………………………………………….tuổi…………………

Hiện cư ngụ tại……………………………………………………………………………

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

bài cúng tiễn ông bà mùng 3 tết
Chi tiết bài văn khấn hóa vàng mùng 3 Tết

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Như vậy, lễ cúng và bài cúng mùng 3 (hay còn gọi là lễ hóa vàng) là một trong những nghi thức tâm linh quan trọng của người Việt trong dịp Tết Nguyên Đán. Trong dịp đặc biệt này, gia chủ cần lưu ý về chuyện chuẩn bị mâm cúng đầy đủ các món luộc, gà, xào, miến, canh, rượu và mâm ngũ quả, cau trầu.

XEM THÊM:

  • Bài cúng mùng 1 gia tiên chuẩn nhất
  • Bài cúng thần tài mùng 10 chuẩn nhất
  • Tổng hợp 2 bài cúng thần tài chuẩn mang nhiều may mắn tài lộc

Đồng thời, bài cúng mùng 3 cũng được soạn trước để quá trình khấn đọc trôi trảy, rành mạch. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về lễ cúng 3 cũng như cách chuẩn bị sao cho chuẩn rồi nhé!