Cẩm nang đăng ký tín chỉ cho tân sinh viên – Khoa Luật

Cẩm nang đăng ký tín chỉ

Chào mừng các tân sinh viên khoá 63 của khoa Luật trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Vừa lên Đại học, chắc hẳn các bạn rất lo lắng, bỡ ngỡ về những điều mới lạ. Và một trong những mối lo lớn nhất – cuộc chiến đăng kí tín chỉ – được coi là “cơn ác mộng” của đa số sinh viên khi kì học mới bắt đầu. Có thể nói việc đăng kí tín chỉ là một việc vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến cả quá trình học cũng như những “tính toán” trong bốn năm tới của các bạn. Thấu hiểu tầm quan trọng của việc ấy, chúng tôi gửi đến các bạn “Cẩm nang đăng kí tín chỉ” để giúp các bạn đăng kí tín sao cho phù hợp, đúng đắn, hiệu quả.

Để việc đăng ký tín thuận lợi và tránh những rủi ro dẫn đến việc “thất học,các bạn cần phải thành công ngay từ khâu chuẩn bị. Mà trước hết, cần phải có chiến lược chọn môn học thật hợp lý.

(Ảnh chương trình đào tạo)

Các môn học sẽ được chia làm 2 nhóm chính: các môn bắt buộc và các môn tự chọn (xem mục Chương trình đào tạo trên https://daihocchinhquy.neu.edu.vn/ ). Hầu hết các môn học bắt buộc sẽ được nhà trường đăng ký mặc định vào từng kỳ theo khung chương trình. Việc của sinh viên là chỉ cần đăng ký thêm các học phần tự chọn. Các môn cần đăng ký tự chọn bao gồm: môn tự chọn kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (thường là 5 môn); môn tự chọn kiến thức chuyên sâu (thường là 6 môn); và các môn tự chọn GDTC (3 môn). Những môn học bắt buộc đấy sẽ là nền tảng cho những học phần khác giúp chúng mình nắm bắt kiến thức mạch lạc và tuần tự hơn. Đối với các môn học chuyên ngành, cần lưu ý đến điều kiện các môn cần học trước trong đề cương môn học để có thể học hiệu quả hơn.

Rất hay:  35+ Cách Tạo Dáng Chụp Ảnh Ngầu Cho Nữ Xu Hướng Mới

Dựa vào các môn học bắt buộc đã được đăng ký mặc định và các môn học được mở trong kỳ hãy lên kế hoạch cho số lượng tín và các môn học cho từng kỳ học phù hợp với năng lực, thời gian của bản thân và yêu cầu của môn học. Không nên đăng ký nhiều môn khó trong một học kỳ để tránh tình trạng học không xuể, không không kĩ.

Bạn cũng có thể không học theo thời khóa biểu mặc định bằng việc hủy học phần trong thời gian đăng ký tín. Tuy nhiên, đây là một quyết định cần phải cân nhắc, vì có khả năng bạn sẽ không thể đăng ký học môn học này cùng lớp học phần khác trong kỳ đó, và phải chờ kỳ sau thậm chí là năm sau. Ngoài việc tìm hiểu trước đề cương, nội dung môn học, các bạn cũng có thể tham khảo ý kiến từ các anh chị khóa trên, thầy cô để có định hướng đúng đắn cho bản thân, đặc biệt là các bạn học vượt hay học song bằng.

Trước mỗi lần đăng ký tín, hãy kiểm tra lại số tín của mình còn lại là bao nhiêu để có thể tính toán chính xác cho kế hoạch học tập của kỳ đó. Và để tránh rủi ro hãy xây dựng thêm thời khóa biểu dự phòng để chẳng may có môn không đăng ký được thì có thay thế bằng các môn khác. Một điều cần phải đảm bảo là các bạn luôn cập nhật chính xác về lịch đăng ký học, vì đôi khi kế hoạch của nhà trường cũng có thể thay đổi.

Rất hay:  Gợi Ý Top 20+ required là gì [Tuyệt Vời Nhất]

Các bước đăng ký tín các bạn có tham khảo tại mục Hướng dẫn đăng ký trên trang https://tinchi.neu.edu.vn/ . Một tip nhỏ, các bạn nên đăng ký môn chuyên ngành trước vì những môn này có ít lớp mở. Sau đó mới quay lại đăng ký các môn đại cương sau.

(ảnh Đăng ký tín)

Tại thời điểm đăng ký tín cũng căng thẳng giống như khi làm bài kiểm tra vậy. “Bút sa thì gà chết” mà chỉ cần 1 click chuột nhầm thôi cũng có thể hối hận cả một học kỳ. Do đó, chúng mình cần bình tĩnh và đọc kỹ môn cần chọn. Bên cạnh đó, trong lúc đăng ký tín sẽ có rất nhiều các bạn sinh viên cùng truy cập vào một trang web nên dễ dẫn đến lỗi hệ thống đăng ký. Do vậy, chúng mình cần chuẩn bị đường truyền mạng ổn định và tắt các tab không cần thiết để có thể nhanh chóng truy cập vào trang web đăng ký tín tốt hơn. Và một điều cần nhớ là “Keep calm and reload”, hãy bình tĩnh và kiên nhẫn, liên tục reload cho đến khi vào được thì thôi, tránh tình trạng nản chí, bỏ cuộc giữa chừng sẽ làm mất đi cơ hội của bạn. Nếu may mắn chưa đến, các bạn cũng có thể tìm vận may trong đợt đăng ký tín bổ sung do nhà trường tổ chức.

Sau khi đăng ký xong, bạn nên cẩn thận xem lại những học phần mình đã đăng ký, vì trong lúc vội vàng, bạn có thể chọn nhầm lớp. Hãy dành thời gian rà soát lại thật kỹ rồi xuất phiếu đăng ký để trình về phòng đào tạo khi cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải lưu ý rằng nhà trường cho sinh viên một khoảng thời gian khoảng 1 tuần để “học thử”, nếu thấy không phù hợp bạn cũng có thể hủy học phần đã đăng ký (kỳ hè thì không được hủy) theo lịch nhà trường thông báo.

Rất hay:  Bật Mí Top 19 compassionate leave là gì ? Rất hay 2023

(Ảnh xuất phiếu đăng ký)

Mong rằng những “bí kíp” này sẽ giúp các bạn tháo gỡ vướng mắc, tự tin khi đăng ký tín chỉ. Chúc các bạn có một kỳ học mới thành công!

Bài viết: Thanh Vân, Bùi Hằng, Mai Hiên, Kim Anh, Mai Duyên và Thùy Dung – NEU CLE