Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả ba mẹ nên biết

Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiện đang là chủ đề được nhiều ba mẹ quan tâm. Bởi trong những năm gần đây, số lượng trẻ mắc hội chứng này ngày càng tăng. Vậy đối với trẻ bị tăng động giảm chú ý, ba mẹ cần có cách dạy con như thế nào? Xem ngay bài viết dưới đây của AVAKids nhé!

1Dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một hội chứng rối loạn phát triển khiến trẻ có những hành vi hiếu động quá mức kèm theo giảm khả năng chú ý, mất tập trung và dễ bị phân tâm bởi các tác động bên ngoài.

Hiện nay, số lượng trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý ngày càng tăng. Nếu không phát hiện sớm sẽ khiến bệnh lý ngày càng trầm trọng hơn và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này của trẻ.

Thông thường, trẻ bị tăng động giảm chú ý sẽ có triệu chứng gần như là giống nhau ở mọi lứa tuổi. Để biết cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý như thế nào, trước hết ba mẹ phải nắm kỹ các dấu hiệu điển hình của bệnh.

Các dấu hiệu tăng động:

  • Bốc đồng trong hành động và khó kiềm chế cảm xúc. Lúc này, trẻ sẽ có các biểu hiện như hay kéo tóc, đánh bạn, la hét hoặc cáu giận, tấn công bất ngờ người khác.
  • Ngồi không yên, tay chân cử động liên tục.
  • Hoạt động không ngừng nghỉ.
  • Thường ngủ rất ít.
  • Nói nhiều, thích phá đám hoặc quấy rầy trong các trò chơi, cuộc trò chuyện của bạn bè.
  • Thường trả lời xong trước khi người khác đang hỏi.

Dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý. Ảnh: iStock

Các dấu hiệu về giảm chú ý:

  • Dễ bị phân tâm và không tập trung khi đang chơi hoặc ngồi học trong lớp.
  • Không chú ý đến những chi tiết nhỏ, hay phạm lỗi do cẩu thả.
  • Không chú ý lắng nghe khi đang nói chuyện với người khác, không nghe và làm theo những gì ba mẹ, thầy cô hướng dẫn nên dẫn đến kết quả học tập kém.
  • Không có sự kiên nhẫn hoặc không giữ được sự chú ý lâu khi đang chơi hay làm một việc gì đó.
  • Không thích làm những công việc đòi hỏi sự tập trung.
  • Có tính hay quên và thường làm mất đồ đạc như sách vở, đồ dùng học tập.
  • Thiếu tổ chức trong học tập và công việc.

Trẻ bị phân tâm và không tập trung là dấu hiệu giảm chú ý. Ảnh: iStock

Phần lớn trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý sẽ có những dấu hiệu nêu trên. Vậy nên, ba mẹ cần chú ý quan sát trẻ để có thể sớm đưa trẻ đi thăm khám và điều trị. Từ đó, có cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả nhất.

29 Lời khuyên vàng về cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý

Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý như thế nào cho hiệu quả? Dưới đây là 9 lời khuyên dành cho ba mẹ khi dạy trẻ tăng động giảm chú ý:

Xây dựng thời gian biểu khoa học

Trẻ em mắc chứng ADHD cần có sự định hướng rõ ràng về mặt thời gian để thực hiện một cách nghiêm túc. Ba mẹ cần xây dựng thời gian biểu thật khoa học và chi tiết về những công việc trẻ phải làm mỗi ngày, bao gồm cả những việc nhỏ nhất như thức dậy, đánh răng, ăn sáng rồi đi học.

Rất hay:  Cách kết nối máy in với máy tính cho người mới sử dụng

Đây là một cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả. Phương pháp này sẽ giúp trẻ chú ý và tập trung hơn, hạn chế được tình trạng bỏ giữa chừng hay lơ là trong học tập, sinh hoạt. Đồng thời, nó còn rèn cho trẻ tư duy làm việc và sinh hoạt có tổ chức.

Khen ngợi, khích lệ trẻ thường xuyên

Mỗi đứa trẻ đều có một tâm hồn trong sáng và thơ ngây. Bởi thế, những lời động viên hay khen ngợi từ ba mẹ sẽ luôn tốt hơn những lời chỉ trích, la mắng.

Khi trẻ có hành vi không đúng, thay vì trách móc, ba mẹ cần cố gắng giữ bình tĩnh và chỉ bảo nhẹ nhàng. Ngược lại, khi trẻ làm những điều đúng đắn hoặc có thành tích học tập tốt, ba mẹ nên dành lời khen ngợi cho trẻ như “Con làm rất tốt”, “Ba mẹ tự hào về con lắm”.

Khen ngợi là cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý hay mà ba mẹ không nên bỏ qua. Những lời khen ngợi này là một cách để động viên tinh thần trẻ hiệu quả. Ngoài ra, ba mẹ có thể khen thưởng bằng cách mua đồ ăn hay đồ chơi mà trẻ yêu thích.

Tích cực khen ngợi là cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả. Ảnh: iStock

Loại bỏ phiền não và quản lý thời gian học cho trẻ

Trẻ tăng động giảm chú ý thường mất tập trung và dễ phân tâm bởi những yếu tố tác động bên ngoài. Do đó, ba mẹ cần chú ý tạo một không gian học tập yên tĩnh, tránh mọi tiếng ồn để giúp trẻ hạn chế sự phân tâm và dễ dàng tập trung hơn.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể sử dụng đồng hồ bấm giờ để giới hạn khoảng thời gian thực hiện cho mỗi công việc nhất định, đồng thời lên lịch nghỉ giải lao tầm vài phút sau mỗi giờ học để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

Đưa ra những hướng dẫn cụ thể

Trẻ mắc bệnh này sẽ gặp khó khăn trong việc lắng nghe, xây dựng nguyên tắc sinh hoạt và học tập cho bản thân. Chính vì vậy, cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả nhất là ba mẹ hãy đưa ra những hướng dẫn hay nguyên tắc thật cụ thể.

Phương pháp này sẽ giúp trẻ xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ, từ đó cải thiện tối đa tình trạng phân tâm, lơ là ở trẻ. Chẳng hạn, khi gặp một bài toán có nhiều câu hỏi, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ chia nhỏ các câu hỏi và bắt đầu làm từng câu một.

Đưa ra các hình thức kỷ luật phù hợp

Khi trẻ có những hành vi tiêu cực, ba mẹ cần đưa ra các hình thức kỷ luật phù hợp để dạy trẻ tăng động giảm chú ý tốt hơn. Ba mẹ không nên la mắng hay đánh đòn trẻ. Thay vào đó, ba mẹ hãy phạt trẻ bằng cách không cho trẻ xem tivi, chơi đồ chơi hoặc không được ăn các món yêu thích.

Rất hay:  Rất Hay Top 20+ địa chỉ thường trú là gì [Quá Ok Luôn]

Ba mẹ nên nhớ, hình phạt phải cụ thể, rõ ràng và được thực hiện ngay lập tức. Chứ không phải là một điều gì đó xa vời, tượng trưng mà ba mẹ lấy ra để dọa nạt trẻ.

Giúp trẻ hiểu và yêu chính bản thân

Cách dạy con này sẽ rất hiệu quả. Bởi trẻ mắc chứng bệnh này thường cảm thấy thất vọng về chính bản thân. Vì thế, ba mẹ hãy giúp trẻ vượt qua bằng cách giải thích cho trẻ hiểu rằng, có rất nhiều người trên thế giới cũng đang mắc chứng này nhưng họ rất nổi tiếng và thành công.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên giúp trẻ chấp nhận và yêu chính bản thân mình hơn. Đặc biệt, ba mẹ đừng quên bày tỏ tình yêu thương vô bờ bến và niềm tự hào của mình đối với con trẻ.

Trò chuyện và chơi cùng trẻ

Dạy trẻ tăng động giảm chú ý bằng cách này sẽ giúp trẻ học hỏi rất nhiều điều qua các câu chuyện, trò chơi. Hơn nữa, đây còn là cơ hội để gắn kết tình cảm gia đình và giúp trẻ rèn luyện sự kiên nhẫn, khả năng tư duy, kỹ năng xử lý tình huống rất tốt.

Chính vì thế, ba mẹ nên dành thời gian để kể chuyện, đọc sách và cùng con chơi các trò chơi như đá bóng, ghép hình, cờ vua.

Dạy trẻ tăng động giảm chú ý bằng cách cùng con chơi. Ảnh: iStock

Chỉ nên giải quyết một vấn đề tại một thời điểm

Nếu muốn nhắc nhở trẻ một điều gì, ba mẹ chỉ nên đề cập đến vấn đề đó thôi, chứ không nói thêm những điều khác sẽ khiến trẻ khó ghi nhớ. Mỗi lần nhắc nhở như vậy, ba mẹ nên đưa ra cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Chẳng hạn, ba mẹ muốn nhắc nhở con về việc phá phách khi ăn. Ba mẹ có thể đưa ra yêu cầu ngắn hạn “Con hãy ngồi yên ăn” hoặc yêu cầu dài hạn “Từ đây về sau, con hãy ngồi ăn ngoan như vậy nhé!”.

Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường

Một trong những cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý khác chính là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.

Ba mẹ nên trao đổi với thầy cô về tình trạng của trẻ để cùng phối hợp chăm sóc, theo dõi tình hình phát triển của trẻ và có sự thống nhất trong giáo dục. Từ đó, giúp trẻ kịp thời cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý.

3Trung tâm dạy trẻ tăng động giảm chú ý

Hiện nay, có rất nhiều trung tâm dạy trẻ tăng động giảm chú ý. Các trung tâm này có thể trực thuộc các khoa phòng trong bệnh viện hoặc là tổ chức tư nhân. Ba mẹ có thể tham khảo một số địa chỉ dưới đây:

– Tại Hà Nội:

  • Trung tâm giáo dục chuyên biệt Hoa Anh Đào: Số 22A ngõ 161/42, Hoa Lâm, Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội.
  • Trường mầm non NewStar: Số 32, ngõ 204 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Trung tâm Phương Thanh: Số M5, ngõ 51 Nguyễn Viết Xuân, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Trung tâm phục hồi chức năng – Bệnh viện Nhi Trung ương: Số 18/879, Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội.
  • Trung tâm can thiệp sớm trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương: Số 387, Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.
Rất hay:  Cách giải nén file rar trên Win 10 nhanh chóng, đơn giản

– Tại Đà Nẵng:

  • Trường chuyên biệt tư thục Thanh Tâm: 121 Phan Tứ, Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.
  • Khoa ngôn ngữ trị liệu – Bệnh viện Phục hồi chức năng Đà Nẵng: Tổ 26 Mỹ Đa Đông, phường Mỹ An, Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.

– Tại TP. Hồ Chí Minh:

  • Khoa Tâm lý – Bệnh viện Nhi đồng 1: Số 341, Sư Vạn Hạnh, phường 10, Quận 10, TP.HCM.
  • Khoa Tâm lý – Bệnh viện Nhi đồng 2: Số 14 Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.
  • Trường Chuyên biệt Thảo Điền: Số 91 Thảo Điền, phường Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM.
  • Khoa Giáo dục Đặc biệt – Trường Đại học Sư phạm TP.HCM: Số 280 An Dương Vương, Quận 5, TP.HCM.
  • Trường mầm non Hoa Hồng Đỏ: Số 2, đường D46, Khu phố 6, Phường Phước Long B, Quận 9, TP.HCM.

4Lưu ý khi ba mẹ chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý cần được quan tâm đúng mức và can thiệp sớm. Theo nghiên cứu, nếu không kịp thời khắc phục, trên 30% số trẻ này sẽ gặp khó khăn về nghề nghiệp, giảm hiệu quả lao động và dễ gây hấn với người xung quanh khi đến tuổi trưởng thành.

Những lưu ý khi ba mẹ chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý. Ảnh: Internet

Bên cạnh những lời khuyên về cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý, ba mẹ cũng cần phải biết đến các lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bệnh này. Một vài lưu ý khi chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý như sau:

  • Khi nghi ngờ trẻ bị bệnh này, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ tâm lý để được đánh giá và tư vấn phù hợp.
  • Hãy cho trẻ làm các trắc nghiệm tâm lý về cảm xúc, trí tuệ, hành vi để xác định thêm về tình trạng của trẻ.
  • Phối hợp với các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt để giúp trẻ bằng những hoạt động trị liệu đặc thù.
  • Gia đình là môi trường sinh hoạt chính của trẻ nên có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý.

5Đôi lời từ AVAKids

Hy vọng những thông tin AVAKids vừa chia sẻ sẽ giúp ba mẹ có thêm kiến thức về cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý, đồng thời hiểu rõ chứng bệnh này.

Dạy trẻ tăng động giảm chú ý cần rất nhiều sự kiên nhẫn của ba mẹ và mọi người. Vì thế, khi trẻ ngang bướng hay không nghe lời, ba mẹ cũng không nên giận dữ mà cần có phương pháp giáo dục đúng cách. Chắc chắn tình trạng của trẻ sẽ cải thiện hơn nhiều đấy!

Ngọc Thanh tổng hợp