“ Nên đeo nhẫn cưới ở tay nào cho đúng?” đây là câu hỏi mà rất nhiều cặp đôi chuẩn bị kết hôn tìm kiếm. Vì nhẫn cưới là tượng trưng cho tình yêu thiêng liêng, là sự gắn bó lâu dài của hai con người đơn độc thành một gia đình. Nên việc tìm hiểu vị trí đeo nhẫn cũng rất được quan tâm.
Không phải tự nhiên vị trí đeo nhẫn lại đặc biệt đến vậy. Theo quan niệm từ xa xưa của người Việt, việc cô dâu chú rể làm lễ lạy gia tiên như một lời hứa, lời thông báo cho tổ tiên hai họ việc gắn bó với nhau suốt đời; còn việc trao nhẫn cưới là sự khẳng định hai người thuộc về nhau và là bằng chứng của hôn nhân.
Tâm lý khi tiếp xúc với một ai đó, chúng ta thường có phản xạ nhìn xem ngón áp út họ có đeo nhẫn hay không, nếu có tức là họ đã lập gia đình. Cách nói chuyện và cư xử của mình cũng sẽ nhờ thế mà phù hợp hơn.
Nhẫn cưới có rất nhiều ý nghĩa được ra đời từ hàng ngàn năm trước ở các nước trên thế giới. Từ thời văn minh Ai Cập cổ đại, nhẫn cưới với hình dạng vòng tròn đã được coi là biểu tượng vẹn nguyên, bảo vệ hạnh phúc các cặp vợ chồng.
Theo quan niệm người Hán thì chữ “ nhẫn” có hình dáng con dao đâm vào tim, ý nghĩa của chữ “ nhẫn” cũng có nghĩa là kiên trì nhẫn nại trong đời sống vợ chồng.
Và điều quan trọng nhất, đó là nhẫn cưới phải luôn có đôi có cặp, có hình dáng giống hệt nhau. Vậy nên đeo nhẫn cưới tay nào? Vị trí đeo nhẫn cưới của con trai và con gái như thế nào. Hãy cùng Ely Wedding – thương hiệu chụp ảnh cưới uy tín đi tìm lời giải đáp nhé!
➡️Tham khảo thêm:
- Chụp Ảnh Cưới Có Nên Đeo Nhẫn Không?
- Top 10 cửa hàng mua nhẫn cưới đẹp nhất Hà Nội
I. Nên đeo nhẫn cưới tay nào là đúng?
Câu hỏi này sẽ có những câu trả lời khác nhau tùy vào đât nước, văn hóa và quan niệm riêng ở nơi mà bạn đang sinh sống.
Với các nước phương Tây: vị trí đeo nhẫn cưới của các cặp đôi là ngón áp út. Họ có những quan niệm khác nhau về ý nghĩa của việc đeo nhẫn ở ngón tay này :
- Người châu Âu quan niệm có sự liên kết giữa bàn tay trái và trái tim, họ tin có một mạch tình yêu nối giữa hai liên kết này.
- Người Mỹ quan niệm về việc đeo nhẫn lại khá là đơn giản, vì đàn ông sẽ luôn là người đi phía bên ngoài để bảo vệ phụ nữ, nên bàn tay trái của họ sẽ để nắm tay người phụ nữ. Và đàn ông thì đeo nhẫn ngón áp út tay trái, còn phụ nữ sẽ đeo ngón áp út tay phải.
- Ở Đức và Hà Lan, các cặp đôi đeo nhẫn đính hôn bên tay trái, nhưng khi cưới thì sẽ chuyển sang tay phải. Việc này sẽ ngầm thông báo về việc thay đổi trạng thái hôn nhân.
Còn ở Việt Nam: dù quan niệm và văn hóa có khác, nhưng vị trí đeo nhẫn trên bàn tay cũng là ngón áp út. Vậy vì sao lại là ngón áp út – ngón tay thứ 4 trên bàn tay, mà không phải ngón khác?
Với người Hy Lạp: ngón áp út được xem là ngón yếu ớt nhất, nên việc đeo nhẫn ở ngón này sẽ giúp các cặp vợ chồng có thêm sức mạnh, và có thể cùng nhau vượt qua mọi chông gai khó khăn trong cuộc sống gia đình.
Ở Trung Quốc: quan niệm về vị trí các ngón tay lại chi tiết hơn. Họ quan niệm : ngón cái là bố mẹ, ngón trỏ là anh em, ngón giữa là bản thân, ngón áp út là bạn đời và ngón út là con cái.
Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc, và quan niệm dân gian lâu đời nên ngón út cũng là ngón được lựa chọn để đeo nhẫn của các cặp vợ chồng.
II. Con trai và con gái nên đeo nhẫn cưới tay nào?
Đeo nhẫn ở ngón áp út là đúng rồi, nhưng còn đeo ở tay nào tùy theo giới tính thì cũng là một điều không hề giống nhau ở các nước trên thế giới. Đây cũng là một câu hỏi gây đau đầu cho các cặp đôi khi có quá nhiều đáp án khác nhau.
Theo quan niệm người Việt Nam ta từ xưa, các cụ có câu “ nam tả, nữ hữu”. Tức là khi xem bói hay tính toán về cuộc đời của nam giới các thầy bói sẽ xem bàn tay phải, còn nữ là bàn tay trái. Vì vậy việc đeo nhẫn cũng sẽ thuận theo quy luật này :
- Nam giới đeo nhẫn ngón áp út của bàn tay trái.
- Nữ giới đeo nhẫn ngón áp út bàn tay phải.
Nhưng thực ra điều này chỉ đúng với các cụ ngày xưa, còn bây giờ, đa phần các cặp vợ chồng khi trao nhẫn cho nhau sẽ chọn ngón áp út tay trái của đối phương để đeo. Việc này cũng xuất phát từ suy nghĩ bên trái gần với trái tim, và việc đeo nhẫn cưới cùng một phía với nhau giống như cả hai cùng nhìn về một hướng, thuận vợ thuận chồng.
Ngoài ra cũng liên quan đến sự thuận tiện trong sinh hoạt, khi mà tay phải thường được dùng nhiều hơn trong các hoạt động hàng ngày, việc đeo nhẫn tay phải khiến nhiều người thấy không thoải mái.
Các bạn có thể hiểu một cách đơn giản nhất là, các cặp đôi khi cưới nhau sẽ phải đeo nhẫn cưới ở ngón áp út, còn việc đeo bên tay phải hay trái thì có thể do các bạn tự bàn bạc và thống nhất. Vì như mình đã nói, không một ai hay một nước nào đưa ra văn bản luật lệ bắt buộc phải đeo bên tay nào, nên, cứ bên nào bạn thấy thoải mái và ý nghĩa với bản thân là được! Không vấn đề chút nào đâu nhé.
Lời kêt:
Hy vọng với những gì mà ely wedding chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình. Và đừng quên liên hệ với Ely khi có nhu cầu thuê dịch vụ cưới hỏi nhé!
Tham khảo các dịch vụ cưới tại Ely:
- Giá chụp ảnh cưới
- Dịch vụ thuê áo cưới
- Thuê áo vest cưới ở Hà Nội
- Thuê áo dài cưới ở Hà Nội