Trong bài viết này Garis sẽ hướng dẫn bạn các cách trị mọt gạo khá đơn giản mà hiệu quả lại rất nhanh chóng. Đã đến lúc bạn đã có thể giải quyết ngay tình trạng mối mọt ăn gạo phiền phức bấy lâu nay rồi đấy.
1. Mọt gạo là gì?
Mọt ăn gạo là vấn đề rất thường gặp ở mọi gia đình, mọt ăn gạo là một loại côn trùng thường gây hại cho các loại hạt cốc từ gạo, ngô, lúa mì…Những con mọt thường có màu ánh cam đỏ sẫm, cơ thể nó chỉ khoảng 2mm với phần răng rất sắt và dài. Thông thường, khi chúng ta mua gạo về sẽ chưa có mọt nhưng phần trứng của nó đã bám trong quá trình thu hoạch lúa, sau một thời gian nếu có điều kiện thích hợp thì nó sẽ phát triển thành hình và bắt đầu xuất hiện trong gạo.
Ngay khi thấy trong gạo xuất hiện mọt bạn nên tìm ngay cách trị mọt gạo ngăn chặn tình trạng chúng sinh sôi nảy nở quá nhiều ảnh hưởng đến chất lượng gạo khi nấu. Vậy ăn gạo bị mọt có sao không, cùng tham khảo ngay trong nội dung tiếp theo nhé.
Con mọt ăn gạo
>>>Xem thêm: #Top Thùng Gạo Thông Minh Cho Tủ Bếp
2. Ăn gạo bị mọt có sao không?
Chắc hẳn việc ăn gạo có mọt sẽ có vấn đề nên nhiều người mới muốn tìm ngay các cách trị mọt gạo để xử lý khi mọt ăn gạo. Thực tế thì việc mọt ăn gạo không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe nếu ăn phải gạo mọt, tuy nhiên, khi mọt tấn công gạo thì gạo nấu lên đã không còn hương vị thơm ngon ban đầu nữa. Mùi cơm tường có mùi khó chịu và giảm đi độ dẻo ban đầu.
Tuy nhiên, nếu mọt chỉ mới xuất hiện hứng thì việc nấu nướng bột, gạo sẽ chưa bị ảnh hưởng đến dinh dưỡng bên trong. Bạn nên sớm tìm ngay cách trị mọt gạo để ngăn chặn mọt sinh sôi phát triển mạnh. Vì hầu hết các gia đình khi thấy mọt quá nhiều thường đem gạo, bột mì vứt đi và không sử dụng, điều này rất lãng phí.
Ăn gạo bị mọt có sao không là điều mà nhiều người quan tâm
3. Cách trị mọt gạo nhanh chóng và hiệu quả
Mách bạn một số cách trị mọt gạo có thể tự thực hiện tại nhà để “cứu vớt” những bao gạo còn dang dở chưa sử dụng hết:
3.1. Bảo quản bằng tủ lạnh
Diệt mọt gạo bằng tủ lạnh là cách rất hiệu quả, bạn có thể áp dụng ngay để ngăn chặn trứng mối mọt sinh sôi phát triển. Trước khi cho gạo vào thùng hãy để gạo trong tủ lạnh 4 – 5 ngày.
3.2. Dùng ớt
Để không phải vứt đi thùng gạo hoặc túi bột mì đang dùng dang dở có mọt hãy cho vài quả ớt đã tách hạt vào trong thùng. Mùi cay nồng của ớt sẽ khiến mọt khó chịu mà bỏ đi sau khoảng vài ngày.
Khi mọt đã bò đi khỏi hết thì hãy cho gạo vào tủ lạnh vài ngày để ấu trùng không thể nở thành con mọt như ở ngoài nhiệt độ bình thường.
3.3. Dùng muối
Cách trị mọt gạo cũng rất đơn giản đó là bạn hãy rắc một chút muối vào thùng gạo có mọt, muối mặn sẽ khiến chúng bỏ đi. Tuy nhiên, không nên rắc quá nhiều vì muối lâu ngày có thể chảy nước làm hỏng gạo.
3.4. Dùng máy sấy tóc
Cách xử lý mọt gạo cũng hiệu quả không kém lại không hề gây độc hại đó chính là dùng máy sấy tóc sấy gạo bằng hơi nóng. Hãy đổ gạo ra sàn phẳng và sạch, bật máy sấy và bắt đầu hong gạo cho mọt chạy hết lên bề mặt, từ đó bạn nhanh tay gom chúng lại và xử lý.
Một số nguyên liệu tự nhiên có thể giúp bạn trị mọt trong gạo
Để không còn phải lo lắng việc ăn gạo bị mọt có sao không và tìm cách trị mọt bạn nên lưu ý cách bảo quản gạo ngay từ bây giờ. Không nên để gạo ở nơi có độ ẩm cao vì điều này sẽ tạo điều kiện để mọt sinh sôi phát triển rất nhanh chóng.
Như vậy bạn đã cùng Garis tham khảo những cách trị mọt gạo có thể tự thực hiện tại nhà và không hề tốn kém. Đọc thêm nhiều bài viết từ Garis để biết các mẹo vệ sinh nhà cửa, bảo quản vật dụng gia đình thú vị như thế này nhé!