Nhau bám thấp mặt sau có gây ảnh hưởng đến thai kỳ? | TCI Hospital

Việc được chẩn đoán nhau bám thấp mặt sau khiến nhiều mẹ bầu lo lắng không yên. Vậy tình trạng này có ảnh hưởng gì đến thai kỳ hay không?

1. Nhau bám thấp mặt sau là gì?

Nhau thai (hay còn được gọi là bánh nhau, rau thai) là cơ quan có nhiệm vụ vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi, đồng thời loại bỏ các chất thải từ máu của em bé. Trong thai kỳ, bánh nhau còn có vai trò như một hàng rào bảo vệ thai nhi khỏi một số bệnh truyền nhiễm từ cơ thể mẹ. Rau thai kết nối với thai nhi thông qua dây rốn.

Ở mỗi mẹ bầu, nhau thai sẽ có vị trí bám khác nhau. Có 4 vị trí nhau thai bám và phát triển sẽ được coi là bình thường, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé, đó là: – Nhau thai bám mặt trước – Nhau bám mặt sau tử cung – Nhau bám phía trên lòng tử cung – Nhau bám bên phải hoặc bên trái lòng tử cung

Nhau bám thấp mặt sau xảy ra khi bánh nhau bám ở mặt sau tử cung và một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung, gần cổ tử cung. Do nằm gần cổ tử cung nên bánh nhau dễ bị bóc tách khỏi niêm mạc tử cung, dẫn đến xuất huyết. Vì thế nhiều người coi nhau bám thấp là một dạng nhẹ của nhau tiền đạo. Tuy nhiên tình trạng nhau thai bám thấp có thể được cải thiện khi thai nhi lớn dần, tử cung phát triển về phía đáy kéo theo bánh nhau lên cao, vì thế các mẹ bầu không nên quá lo lắng.

1.1. Nhau bám thấp mặt sau nhận biết như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết rau bám thấp mặt sau thường dễ nhận biết hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ. Cụ thể, thai phụ sẽ bị ra máu đột ngột, không rõ nguyên nhân, không kèm theo tình trạng đau bụng và máu có màu đỏ tươi, khi ra ngoài sẽ đông vón lại thành cục. Tình trạng ra máu âm đạo này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, lần sau ra máu nhiều hơn lần trước. Đặc biệt khi mẹ bầu di chuyển nhiều, làm việc nặng hoặc quan hệ vợ chồng thì dễ bị ra máu hơn.

Rất hay:  Cách trồng hoa giấy đơn giản, cây phát triển tốt - mobiAgri

Tuy nhiên hiện tượng chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề khác của thai kỳ. Vì thế khi gặp tình trạng kể trên, mẹ bầu cần đi khám, siêu âm để phát hiện sớm các bất thường và có biện pháp xử trí an toàn, giảm thiểu nguy cơ cho cả mẹ và bé.

1.2. Các yếu tố làm tăng tình trạng nhau bám thấp mặt sau

Hiện vẫn chưa xác định được rõ ràng về nguyên nhân gây ra hiện tượng rau bám thấp mặt sau. Tuy nhiên theo các chuyên gia, các yếu tố làm tăng tình trạng nhau bám thấp bao gồm: – Tử cung bị dị dạng – Từng thực hiện các phẫu thuật ở tử cung như sinh mổ, cắt bỏ u xơ tử cung, nạo lòng tử cung… – Từng sinh nở nhiều lần – Từng sẩy thai, nạo phá thai hoặc có tiền căn viêm nhiễm tử cung – Từng bị rau thai bám thấp mặt sau ở lần mang thai trước – Mang thai ngoài 35 tuổi – Chế độ ăn của mẹ bầu không đủ chất làm cho dinh dưỡng tuần hoàn không tốt. Vì thế nhau thai cần trải rộng diện tích bám để bù trừ tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng và tràn xuống dưới cổ tử cung.

2. Những nguy cơ với mẹ và bé khi rau bám thấp mặt sau

Bánh nhau bám thấp mặt sau có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé, cụ thể:

Rất hay:  Cách chăm sóc cây hoa giấy: 8 bước hướng dẫn từ A đến Z

2.1. Đối với mẹ bầu:

– Bị thiếu máu trong thai kỳ: do tình trạng chảy máu dễ chảy ra trong suốt thai kỳ nên thường gia tăng nguy cơ thiếu máu. Nếu mẹ bầu bị thiếu máu nặng sẽ làm tăng nguy cơ thai chậm phát triển và sinh non. – Xuất huyết khi sinh: Trong quá trình chuyển dạ, nhau thai có thể bóc tách sớm làm cho sản phụ mất nhiều máu, thậm chí có thể bị sốc do mất máu quá nhiều. Trường hợp nhau bám gần cổ tử cung, sau khi sinh nhau thai bóc tách ra sẽ khiến tử cung chảy máu nhiều, có thể phải cắt bỏ tử cung nếu băng huyết nặng. – Làm tăng nguy cơ sinh mổ: Các mẹ bầu có rau thai bám thấp mặt sau sẽ thường được chỉ định sinh mổ và nhập viện sớm theo dõi để hạn chế đến mức thấp nhất các tai biến sản khoa nguy hiểm.

2.2. Đối với thai nhi

– Thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển do mẹ bị thiếu máu. Trường hợp nặng có thể dẫn đến suy thai. – Ngôi thai bất thường: Do rau thai ở nằm gần cổ tử cung khiến thai nhi khó xoay ngôi thuận, từ đó dễ dẫn đến ngôi thai bất thường như ngôi mông hay ngôi ngang. – Sinh non: Trong trường hợp mẹ bầu bị xuất huyết âm đạo nặng, để đảm bảo an toàn bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ sớm dù thai đã đủ tháng hay chưa. Khi sinh non tháng, trẻ sẽ bị thiếu cân và dễ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như suy hô hấp…

Rất hay:  [Hỏi đáp] Khoảng cách từ mắt đến màn hình máy tính là bao nhiêu

3. Nhau thai bám thấp – Mẹ bầu cần làm gì?

Hiện chưa có phương pháp nào có thể điều trị được tình trạng nhau thai bám thấp mặt sau. Mọi biện pháp đều chỉ hướng tới vai trò làm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra với mẹ và bé.

Khi được chẩn đoán nhau bám thấp, mẹ bầu cần tới bệnh viện có chuyên khoa Sản uy tín để thăm khám và siêu âm thường xuyên, tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra mẹ cần lưu ý thêm: – Dành thời gian nghỉ ngơi tuyệt đối, chỉ đứng và ngồi khi thật cần thiết, không nên lo lắng quá nhiều. – Hạn chế vận động nhiều, hạn chế đi xe máy, đi đường xa, đường xóc. – Tuyệt đối tránh giao hợp. – Tuyệt đối không tác động vào vùng bụng để tránh tử cung bị kích thích, gây chảy máu. – Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ăn đồ dễ tiêu để tránh táo bón, đầy bụng.

Nhau thai bám thấp khá nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm và có chế độ sinh hoạt hợp lý thì không phải là tình trạng đáng lo ngại. Do đó để đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ mẹ bầu nên đi thăm khám đúng lịch và đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ nhé.