Các phương pháp điều trị suy thận phổ biến nhất hiện nay

Suy thận có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh cũng như sức khỏe thực tế của bệnh nhân. Việc điều trị suy thận đạt hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào thời điểm điều trị cũng như phương pháp được áp dụng.

Hai loại suy thận thường gặp

Suy thận bao gồm 2 loại là suy thận cấp và suy thận mạn, với những đặc điểm và mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Suy thận cấp là tình trạng suy giảm độ lọc cầu thận cấp tính, kéo dài khoảng vài giờ đến vài ngày. Bệnh này có thể xảy ra ở những người trước đó chức năng thận hoàn toàn bình thường hoặc đợt suy thận cấp tính ở người mắc bệnh thận mạn.

Suy thận mạn là tình trạng chức năng thận suy giảm dần dần và không thể hồi phục. Bệnh tiến triển nặng dần theo thời gian và cuối cùng sẽ dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối. Chức năng thận lúc này mất hoàn toàn và phải thực hiện các phương pháp điều trị thay thế.

Phương pháp điều trị suy thận cấp

Suy thận cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh gây hại cho sức khỏe. Dù chỉ diễn ra theo đợt cấp tính nhưng nếu không cấp cứu điều trị kịp thời, suy thận cấp có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Nguyên tắc điều trị suy thận cấp

Để việc điều trị suy thận cấp đạt hiệu quả tối ưu, cần tuân theo các nguyên tắc dưới đây:

  • Điều kịp kịp thời, nhanh chóng loại bỏ nguyên nhân gây suy thận cấp. Tùy từng nguyên nhân sẽ đưa ra phương pháp phù hợp nhất.
  • Điều trị triệu chứng cấp tính.
  • Điều chỉnh rối loạn tuần hoàn, đặc biệt là phục hồi lượng máu và dịch.
  • Duy trì huyết áp ổn định, duy trì huyết áp tâm thu trong khoảng 100 – 120mmHg.
  • Điều trị rối loạn nội mô do suy thận cấp gây ra.
  • Điều trị phục hồi dòng nước tiểu.
  • Chỉ định lọc máu khi cần thiết.
  • Cân bằng điện giải và chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Các phương pháp điều trị

Mục tiêu của điều trị suy thận cấp là bảo vệ tính mạng người bệnh, giúp hồi phục chức năng thận và giảm thiểu nguy cơ tiến triển thành suy thận mạn. Tùy vào nguyên nhân gây suy thận sẽ có cách điều trị khác nhau.

Điều trị suy thận cấp trước thận

Những trường hợp này hầu hết là do bệnh ngoài thận gây ra. Việc điều trị có thể chia thành các nhóm:

Rất hay:  Hướng dẫn cho bé bú bình nằm đúng cách, không lo sặc sữa

Giảm thể tích tuần hoàn

Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân gây giảm thể tích tuần hoàn. Với những trường hợp không có triệu chứng choáng mất máu thường sẽ được kê dung dịch tinh thể để điều trị.

Giảm cung lượng tim

Với những trường hợp này, người bệnh thường được điều trị bắt đầu từ bệnh nên như nhồi máu cơ tim cấp, suy tim ứ huyết, thuyên tắc động mạch phổi…

Giảm kháng mạch hệ thống

Những trường hợp này, bác sĩ sẽ điều trị xơ gan mất bù, nhiễm trùng huyết do nguyên nhân giảm kháng mạch hệ thống để hỗ trợ việc khôi phục chức năng thận.

Điều trị suy thận cấp tại thận

Suy thận cấp tại thận có thể được điều trị bằng những phương pháp dưới đây:

Điều trị giai đoạn khởi đầu

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, nếu do độc chất, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định ngừng hoặc giảm liều nếu không thể ngừng đột ngột. Nếu suy thận cấp do thiếu máu thì thực hiện bù hoàn dịch, máu và điện giải để cải thiện tưới máu thận.

Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc chữa suy thận, đồng thời điều trị hoại tử ống thận cấp và giải quyết các hậu quả cũng như biến chứng có thể xảy ra. Nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị suy thận cấp giai đoạn khởi đầu là cân bằng nước – điện giải.

Lọc máu

Suy thận cấp mức độ nặng, có các biểu hiện khẩn cấp như phù phổi, rung thất, tăng kali máu… người bệnh sẽ được tiến hành chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng để lọc bỏ chất độc hại ra khỏi máu. Việc lọc máu nhân tạo phải được chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng vì trong quá trình lọc máu có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp điều trị suy thận mạn

Suy thận mạn không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ giúp bảo tồn chức năng thận và ngăn ngừa biến chứng, giảm nguy cơ tiến triển thành giai đoạn cuối.

Nguyên tắc điều trị suy thận mạn

Việc điều trị suy thận mạn cần tuân theo các nguyên tắc dưới đây:

  • Điều trị nguyên nhân và các triệu chứng.
  • Kiểm soát huyết áp ổn định.
  • Kiểm soát lượng cholesterol để hạn chế nguy cơ biến chứng tim mạch.
  • Điều trị và hạn chế các biến chứng sau suy thận mạn như tăng kali máu, ứ dịch, giảm protein…
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn bệnh.
Rất hay:  Cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón

Phương pháp điều trị suy thận mạn

Tùy vào từng giai đoạn bệnh cũng như sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp thường sử dụng trong điều trị suy thận mạn gồm:

Điều trị nội khoa

Suy thận thường kèm theo nhiều bệnh lý khác nên cần phải điều trị những triệu chứng đi kèm. Hầu hết các trường hợp sẽ được chỉ định điều trị nội khoa. Nếu người bệnh bị cao huyết áp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị. Nếu người bệnh bị thiếu máu, một số loại thuốc bổ máu cũng được kê đơn.

Tùy vào từng trường hợp với những triệu chứng khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất, bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho người bệnh.

Chạy thận nhân tạo

Đây là phương pháp lọc máu bên ngoài cơ thể bằng máy chạy thận. Máu của người bệnh được rút ra rồi đi qua một quả lọc máu. Quả lọc máu này hoạt động tương tự như thận. Sau khi máu được làm sạch sẽ được đưa trở lại cơ thể bệnh nhân.

Chạy thận nhân tạo thường được thực hiện 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 4 tiếng, duy trì xuyên suốt cuộc đời người bệnh để kéo dài sự sống hoặc cho đến khi bệnh nhân được ghép thận.

Ghép thận

Là phương pháp cấy ghép một quả thận khỏe mạnh vào cơ thể người bệnh, thay thế quả thận đã bị suy nặng. Phương pháp này đem lại hiệu quả lâu dài và người bệnh không phải chạy thận nhân tạo nữa.

Tuy nhiên, không phải trường hợp ghép thận nào cũng thành công vì có thể xảy ra tình trạng đào thải, không phù hợp. Hơn nữa, phương pháp này chi phí khá đắt đỏ.

Lọc màng bụng

Phương pháp này sử dụng màng bụng của người bệnh để lọc máu, diễn ra ngay tại cơ thể của người bệnh mà không cần rút máu và lọc bên ngoài.

Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ đưa vào khoang phúc mạc của người bệnh 1 – 3 lít dịch thẩm phân. Dịch này bao gồm đường, muối và một số chất khác. Độc tố, chất thải và sản phẩm của quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể sẽ được lọc qua màng bụng rồi bị đào thải khỏi máu. Sau đó, chất thải được đưa ra ngoài cùng dịch lọc.

Rất hay:  Hướng dẫn cách chơi cờ vua chi tiết nhất cho người mới chơi

Suy thận cấp hay suy thận mạn cũng đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, có thể biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh. Vì vậy, cần thăm khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện bất thường nhằm đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Khi có các bất thường như: tiểu buốt, tiểu nhiều về đêm, phù chân, cao huyết áp, tiểu bọt, tiểu máu… người bệnh cần đi khám Thận tiết niệu ngay vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo suy thận. Khi đi khám, nên lựa chọn địa chỉ y tế uy tín để đảm bảo được thăm khám chính xác, hiệu quả.

Tại Hà Nội, phòng khám chuyên khoa Thận tiết niệu BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ khám thận uy tín, được đông đảo khách hàng đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn chất lượng dịch vụ. Đăng ký khám thận tiết niệu tại Hồng Ngọc, khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao:

  • Được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm: TS.BS Nguyễn Thị Thu Hải với gần 30 năm kinh nghiệm tại Trung tâm Thận Tiết niệu và Lọc máu – Bệnh viện Bạch Mai. Cùng đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn khác như: BSNT Lê Nguyên Sơn; BSNT Vũ Quang Hòa; ThS.BS. Lê Thị Huế
  • Tư vấn nhẹ nhàng, thấu hiểu tâm lý người bệnh, theo sát quá trình điều trị
  • Không gian bệnh viện sạch sẽ, hiện đại với nhiều tiện ích như cafe, nhà hàng…
  • Khám tất cả các ngày trong tuần, không chờ đợi
  • Hệ thống máy xét nghiệm tiên tiến từ Abbott (Mỹ), đảm bảo đem tới kết quả chính xác
  • Chăm sóc chu đáo, hỗ trợ 24/24
  • Miễn phí buffet sau khám.

Đăng ký khám thận tiết niệu tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc