Các bước điều trị viêm tai giữa – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

1. Nguyên tắc chung điều trị viêm tai giữa.

Viêm tai giữa có thể chia thành viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa mạn tính. Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa cấp và viêm tai giữa mạn khác nhau.

1.1. Điều trị viêm tai giữa cấp

Viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ em. Phần lớn bắt nguồn từ các viêm mũi họng cấp như viêm Amidam, viêm VA, viêm họng cấp…

Cách điều trị viêm tai giữa cấp lại khác nhau ở 3 giai đoạn bệnh là:

  • Giai đoạn sung huyết.

Đây là giai đoạn đầu của viêm tai giữa cấp, khi trong tai giữa chưa ứ đọng mủ.

Điều trị giai đoạn này chủ yếu là điều trị các bệnh viêm mũi họng. Khi các bệnh viêm mũi họng được chữa khỏi, bệnh viêm tai giữa cũng tự khỏi.

  • Giai đoạn ứ mủ.

Đây là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn sung huyết. Lúc này mủ ứ đọng trong tai giữa làm màng nhĩ căng phồng gây đau đớn và sốt cao.

Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa có mủ giai đoạn này là:

  • Trích rạch màng nhĩ để tháo mủ.
  • Dùng thuốc rửa viêm tai giữa hàng ngày.
  • Dùng thuốc kháng sinh tùy tình trạng nhiễm khuẩn của trẻ.
  • Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt điều trị triệu chứng.
  • Giải quyết các bệnh mũi họng nếu có.

  • Giai đoạn chảy mủ.

Nếu viêm tai giữa giai đoạn ứ mủ không được điều trị, màng nhĩ sẽ bị rách, mủ chảy ra ngoài. Lúc này, triệu chứng đau, sốt thuyên giảm gây lầm tưởng bệnh đã khỏi.

Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa cho trẻ giai đoạn này là:

  • Dùng thuốc rửa viêm tai giữa hàng ngày và theo dõi đến khi màng nhĩ liền lại.
  • Dùng thuốc kháng sinh tùy tình trạng nhiễm khuẩn của trẻ.
  • Giải quyết các bệnh mũi họng nếu có.
Rất hay:  6 Cách Tẩy Trang Khi Không Có Nước Tẩy Trang Đúng Cách Và

1.2. Điều trị viêm tai giữa mạn tính.

Viêm tai giữa mạn tính khi thời gian chảy mủ kéo dài trên 6 tuần. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Người lớn mắc viêm tai giữa chủ yếu là thể bệnh này. Điều trị viêm tai giữa mạn tính rất khó khăn và có thể để lại di chứng như giảm sức nghe, thậm chí điếc hoàn toàn.

Viêm tai giữa mạn tính chia thành hai loại:

  • Viêm tai giữa mủ nhầy.

Thể này có thể gây viêm ống tai ngoài, xơ màng nhĩ, điếc nhưng không có tổn thương xương..

Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa mãn tính mủ nhầy:

  • Dùng thuốc rửa viêm tai giữa.

  • Nhỏ thuốc kháng sinh, chống viêm vào tai.

  • Điều trị các vấn đề mũi họng: nạo VA, cắt Amidan,…

  • Viêm tai giữa mủ có tổn thương xương.

(Đây là thể bệnh nguy hiểm nhất của viêm tai giữa, gây hoại tử xương, có thể dẫn tới điếc, viêm xương chũm, viêm não – màng não,…ảnh hưởng tính mạng.)

Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa mạn tính có tổn thương xương:

  • Điều trị phẫu thuật là phương pháp chính. Mục đích để: Dẫn lưu mủ, lấy bệnh tích và vá màng nhĩ, phục hồi chức năng nghe cho tai.
  • Điều trị triệt để viêm mũi họng.

Xem thêm: Nhận biết tình trạng viêm tai giữa ở trẻ

2. Những sai lầm trong điều trị viêm tai giữa.

Viêm tai giữa, nếu được điều trị đúng cách có thể khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng. Nhưng có nhiều người tự ý điều trị sai lầm dẫn tới bệnh không khỏi và biến chứng điếc, viêm xương, viêm não – màng não…

Rất hay:  Cách định giá xe ô tô cũ và tỷ lệ khấu hao trung bình - Anycar

Một số sai lầm trong điều trị viêm tai giữa:

2.1.Cứ bị viêm tai giữa là phải dùng kháng sinh?

Không phải lúc nào bị viêm tai giữa cũng cần dùng kháng sinh. Tùy từng thể bệnh, giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định viêm tai giữa nên uống thuốc gì, có nên dùng kháng sinh hay không.

Ví dụ viêm tai giữa cấp giai đoạn xung huyết, chỉ cẩn điều trị khỏi viêm mũi họng, viêm tai giữa sẽ tự khỏi.

Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, không giúp bệnh nhanh khỏi hơn, mà còn gây tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Sau này, khi cơ thể mắc bệnh nhiễm khuẩn thông thường, cần sử dụng kháng sinh mạnh, liều cao mới khỏi bệnh.

Tự ý sử dụng kháng sinh còn khiến cơ thể phải chịu những tác dụng phụ của kháng sinh một cách không cần thiết. Một số tác dụng phụ của kháng sinh có thể gặp là: dị ứng thuốc, tiêu chảy, ảnh hưởng chức năng gan, chức năng thận…

Khi bị viêm tai giữa uống thuốc gì đều phải tham khảo ý kiến bác sỹ. Không nên tự ý dùng thuốc để tránh gây ra các hậu quả đáng tiếc.

2.2. Dùng oxy già rửa tai.

  • Oxy già là chất sát khuẩn mạnh. Khi nhỏ vào tai, có thể gây tổn thương niêm mạc tai.
  • Về lâu dài, dùng oxy già nhỏ vào tai sẽ gây xơ hẹp ống tai, là giảm khả năng nghe của trẻ.
  • Khi bị viêm tai giữa, nên đến các cơ sở y tế để rửa tai bằng thuốc rửa tai giữa chuyên dụng.
Rất hay:  Cách Tính Điểm Trung Bình Tích Lũy: Hướng Dẫn Chi Tiết Cho Sinh Viên

2.3. Rắc các loại thuốc, các loại lá vào tai theo kinh nghiệm?

  • Nhiều người nghiền viên thuốc kháng sinh thành bột, rồi rắc vào tai để điều trị viêm tai giữa. Kháng sinh dạng viên được dùng đường uống, và chỉ có đường uống mới phát huy được tác dụng của kháng sinh. Do đó, khi rắc vào tai, thuốc không có tác dụng điều trị. Mặt khác, bột thuốc không tan, gây bít màng nhĩ khiến mủ không thoát ra được làm bệnh nặng thêm, dễ gây viêm tai giữa mạn tính và gây tổn thương xương.
  • Nhiều người còn cho các loại lá cây vào tai để điều trị viêm tai giữa theo kinh nghiệm dân gian. Công dụng của các loại lá này chưa được khoa học chứng minh. Hơn nữa, cách làm này còn gây bít màng nhĩ khiến mủ không thoát ra được. Lá cây còn mang theo vi khuẩn làm nặng thêm tình trạng viêm tai giữa.
  • Viêm tai giữa nên nhỏ thuốc gì, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tốt nhất không nên tự điều trị theo kinh nghiệm.

Viêm tai giữa có nhiều thể bệnh. Biến chứng của viêm tai giữa và cách điều trị mỗi thể bệnh khác nhau. Nhưng nhìn chung, nếu được điều trị đúng và kịp thời, viêm tai giữa có thể chữa khỏi hoàn toàn. Khi bị viêm tai giữa, hãy cho trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị đúng cách. Viêm tai giữa uống thuốc gì đều phải tham khảo ý kiến bác sỹ. Đừng tự điều trị theo các phương pháp truyền miệng kẻo tiền mất tật mang.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp