Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ – Nội dung của đề tài – 123docz.net

9. Nội dung của đề tài

2.3.2. Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ

* Mục đích:

Giúp học sinh biết cách đọc bản đồ. * Tiến hành:

Khái niệm đọc bản đồ: Đọc bản đồ là thông qua những kí hiệu trên bản đồ mà phân tích và nhìn thấy những nét thực tế của khu vực bề mặt Trái Đất được biểu hiện trên bản đồ.

Đọc bản đồ là kĩ năng tương đối khó và phức tạp đối với học sinh tiểu học. Đọc bản đồ không phải là đọc các chữ ghi trên bản đồ mà là một quá trình tìm hiểu kiến thức địa lí chứa đựng trong các kí hiệu trên bản đồ, ở các mức độ cao, thấp khác nhau, tuỳ theo đối tượng và mục đích sử dụng.

Đọc bản đồ có ba mức độ khác nhau:

– Mức độ 1: Đây là mức độ sơ đẳng nhất chỉ mới thể hiện được ở chỗ đọc

được vị trí các đối tượng địa lí, có được biểu tượng về các đối tượng đó thông qua hệ thống các ước hiệu ghi trong bản đồ.

Tuy là đơn giản nhưng muốn thể hiện được kĩ năng, học sinh cũng phải nắm được quy trình sau đây:

+ Nắm được mục đích của việc làm (ví dụ tìm sông Hồng, Thành phố Hà Nội, tỉnh Sơn La trên bản đồ).

+ Học sinh dựa vào kí hiệu ở trong bảng chú giải, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ (đây là Hà Nội, kia là Hải Phòng, đây là sông Mã, kia là sông Lô,…)

Rất hay:  Cách Trồng Ớt Từ Hạt Tại Nhà Siêu Đơn Giản Mà Ai Cũng Làm Được

43

+ Tái hiện các biểu tượng địa lí dựa vào các kí hiệu.

– Mức độ 2: Mức thứ hai cao hơn, đòi hỏi học sinh phải biết dựa vào

những hiểu biết về bản đồ, kết hợp với kiến thức địa lí để tìm ra những đặc điểm tương đối rõ ràng của những đối tượng địa lí biểu hiện trên bản đồ. Thí dụ: nói tới dãy Hoàng Liên Sơn, ngoài việc xác định được vị trí của nó, học sinh còn phải hiểu được núi cao hay núi thấp, núi có hướng gì,… Nói chung ở mức này học sinh có thể mô tả được các đối tượng địa lí trên bản đồ với đặc điểm chung của chúng.

Để thực hiện việc đọc bản đồ ở giai đoạn này, quy trình cần tiến hành như sau:

+ Nắm được mục đích của việc làm (ví dụ: Dựa vào bản đồ nhận xét, đối chiếu, so sánh độ lớn của các đồng bằng miền Trung với các đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long để nêu đặc điểm: các đồng bằng miền Trung đều nhỏ, hẹp).

+ Đọc bản chú giải trên bản đồ biết được kí hiệu quy ước.

+ Tái hiện đối tượng địa lí dựa vào kí hiệu (tái hiện biểu tượng dòng chảy của sông Hồng dựa vào kí hiệu đường uốn khúc màu lam).

+ Tìm tên và vị trí đối tượng địa lí trên bản đồ. Quan sát vận dụng kiến thức địa lí, kiến thức bản đồ để tìm ra đặc điểm của đối tượng.

Rất hay:  Giáo án chạy bộ giảm cân nhanh cho người mới bắt đầu trong 7 tuần

– Mức độ 3: Ở mức này đòi hỏi khi đọc bản đồ, học sinh còn phải biết kết

hợp những kiến thức bản đồ với kiến thức địa lí sâu hơn để so sánh, phân tích tìm ra mối quan hệ giữa các đối tượng trên bản đồ và rút ra những kết luận địa lí thấy trên bản đồ. Ví dụ: mối quan hệ giữa dãy Hoàng Liên Sơn với hướng chung của địa hình Bắc Bộ, với hướng chảy của sông Hồng, với đặc điểm khí hậu của miền Tây Bắc,…

Quy trình đọc bản đồ ở giai đoạn này cũng giống như với quy trình ở giai đoạn hai và thêm các bước là:

+ Tổng hợp các đối tượng địa lí trong khu vực để tái tạo biểu tượng trưng về khu vực.

44

+ Dựa vào các đối tượng địa lí đã có trước đây, phân tích các mối quan hệ giữa các đối tượng biểu hiện trên bản đồ rồi rút ra kết luận mới.

Tuy nhiên, do khả năng tư duy, tổng hợp, khái quát của học sinh tiểu học còn hạn chế nên giáo viên không yêu cầu cao mức độ này với học sinh.

Như trên đã trình bày, việc phân tích kĩ năng đọc bản đồ qua các mức độ chỉ có tính chất làm rõ vấn đề. Thực ra trong quá trình học tập địa lí, việc hình thành kĩ năng này liên tiếp được tiến hành từ thấp đến cao, không phân tách riêng biệt.

Rất hay:  Cách Trị Nám Tàn Nhang Tại Nhà: Tìm Hiểu Về Nám và Tàn Nhang

Trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc bản đồ, giáo viên nên kết hợp việc rèn luyện kĩ năng mô tả các đối tượng địa lí dựa vào bản đồ như mô tả dãy núi, một dòng sông, một vùng đất,… Muốn cho học sinh biết cách miêu tả một đối tượng địa lí nào đó, giáo viên nên đưa ra dàn ý nói về nội dung cần mô tả cho học sinh hiểu. Ví dụ, khi mô tả về một dòng sông, học sinh phải mô tả lần lượt theo các ý: Sông bắt nguồn từ đâu? Đổ nước ra đâu? Sông chảy theo hướng nào? Sông dài bao nhiêu ki-lô-mét? Đây là sông lớn hay sông nhỏ?,…