Cách đọc biểu đồ chứng khoán (Phần 1) – Phuonginvestor

Học cách đọc biểu đồ chứng khoán là rất quan trọng đối với dân đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật. Bằng cách hiểu các mô hình giá, các trader có lợi thế trong việc dự đoán vị trí tiếp theo của cổ phiếu.

Bạn có thích đọc biểu đồ chứng khoán và xem xu hướng khối lượng, hỗ trợ, kháng cự và vẽ đường xu hướng không? Nếu bạn thích thì rõ ràng bài này rất phù hợp với bạn. Ngược lại, nếu bạn muốn đưa ra quyết định đầu tư dựa trên tăng trưởng doanh số, lợi nhuận và các chỉ số như EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu), thì bạn có thể quan tâm đến phân tích cơ bản.

Các loại biểu đồ cổ phiếu

Có những loại biểu đồ nào? Để nghiên cứu thị trường bằng cách đọc biểu đồ chứng khoán, đây là bốn loại biểu đồ chính được sử dụng:

1. Biểu đồ thanh

Đây là biểu đồ được sử dụng rộng rãi nhất, nó được xây dựng để hiển thị bốn phần thông tin:

  • Giá mở cửa (giá đóng cửa của phiên gần nhất trước đó)
  • Giá đóng cửa
  • Giá cao trong ngày
  • Thấp nhất trong ngày.Nhìn vào lịch sử của mỗi ngày, một đường thẳng đứng hiển thị phạm vi giao dịch trong ngày với một đường ngang hướng sang trái để đánh dấu giá mở cửa và một đường ngang hướng sang phải để đánh dấu giá đóng cửa.Đọc thêm: Luật chơi khi tham gia vào thị trường chứng khoán

2. Biểu đồ hình nến

Biểu đồ có hai phần chính:

  • Đầu tiên là đường mảnh, được gọi là “bóng nến”, cho thấy phạm vi giá từ cao đến thấp.
  • Khu vực rộng hơn, được gọi là “thân nến” hình thành bởi giá mở cửa và giá đóng cửa.
Biểu đồ hình nến

3. Biểu đồ đường

Biểu đồ đường chỉ đo lường giá đóng cửa và kết nối với đóng cửa thành một đường.

Mỗi loại biểu đồ để thực hiện phân tích kỹ thuật đều có lợi ích của nó. Bằng cách khám phá các tùy chọn mà mỗi cách tiếp cận nhà đầu tư có thể xác định loại nào đáp ứng tốt nhất nhu cầu đọc biểu đồ chứng khoán của họ.

Thành phần biểu đồ chứng khoán

Dưới đây Phương đã lấy một biểu đồ cổ phiếu của BID (Ngân hàng BIDV ở sàn HOSE). Bên dưới biểu đồ hình nến là loại mình hay sử dụng, Phương sẽ giải thích những phần này và ý nghĩa của chúng khi đọc biểu đồ chứng khoán.

  1. Loại cổ phiếu – Mỗi cổ phiếu đều được gắn nhãn gồm 3 chữ cái và cho bạn biết chính xác những gì bạn đang xem.

Vì vậy, nếu chúng ta có thể thấy đây là cổ phiếu của Ngân hàng BIDV, kí hiệu là BID (mã cổ phiếu dùng để giao dịch mua/bán).

  1. Tóm tắt
  • D (Daily): có nghĩa là chúng ta đang xem biểu đồ HÀNG NGÀY của cổ phiếu.Mỗi cây nến biểu thị 1 ngày ( Bạn có thể xem biểu đồ trên hàng tuần (W) và thậm chí hàng tháng (M).
  • O (Open): Giá mở cửa đang là 38.5
  • H (High): Giá cao nhất phiên đang là 39.1
  • L (Low): Giá thấp nhất phiên đang là 38.1
  • C (Close): Giá đóng cửa đang là 38.9
  • +0.40 (+ 1.04%): có nghĩa giá đóng cửa tăng 0.4 điểm (400 đồng) so với giá tham chiếu, tương đương tăng 1.04% so với giá tham chiếu
  1. Vùng giá – Trục X luôn hiển thị giá cổ phiếu.
  1. Khối lượngKhối lượng cực kỳ quan trọng vì nó giúp xác định động lượng thị trường.Mỗi thanh đại diện cho một ngày.Phía bên phải thể hiện khối lượng của phiên hôm đó là bao nhiêu cổ phiếu đã khớp lệnh.Thanh màu đỏ thể hiện phiên hôm đó giá đóng cửa < giá mở cửa và thanh màu xanh thể hiện phiên hôm đó giá đóng cửa > giá mở cửa.
  1. Biểu đồ nến – Cũng giống như khối lượng, mỗi cây nến màu đỏ hoặc xanh trên biểu đồ đại diện cho một ngày giao dịch độc lập. Nếu thanh có màu đỏ, điều đó có nghĩa là cổ phiếu đã GIẢM tổng thể trong ngày so với ngày trước đó. Các thanh màu xanh có nghĩa là cổ phiếu TĂNG trong ngày so với ngày hôm trước.

Khối lượng

Khối lượng là một trong những khái niệm cơ bản và có lợi nhất để hiểu khi giao dịch cổ phiếu.

Khối lượng được định nghĩa là “số lượng cổ phiếu (hoặc hợp đồng) được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định.” Điều này có nghĩa là trong cùng khoảng thời gian, một người bán hoặc mua cổ phần của một cổ phiếu, đó được coi là khối lượng.

Ví dụ trong ngày 2/11/2020, cổ phiếu X có giao dịch như sau:

  • Nhà giao dịch 1 Mua 100 cổ phiếu X giá 30
  • Nhà giao dịch 2 Mua 500 cổ phiếu X giá 30.5
  • Nhà giao dịch 3 Bán 1000 cổ phiếu cổ phiếu X giá 30

Tổng khối lượng khớp là 600 cổ phiếu cho chuỗi này.

Không hiếm cổ phiếu giao dịch hàng triệu cổ phiếu mỗi ngày. Ví dụ trên BID giao dịch trung bình khoảng 2 triệu cổ phiếu mỗi phiên thị trường (hôm nay có 1.085 triệu là khá thấp so với trung bình 10 phiên trước đó).

Mặt khác, cổ phiếu công ty nhỏ hơn, được gọi là cổ phiếu penny như (FLC, ITA…)thể giao dịch vài chục triệu 1 phiên, hay cổ phiếu cô đặc (như PME, NTC, SIP) mỗi phiên chỉ có vài ngàn hoặc chục ngàn cổ, rất ít.

Lợi ích của việc theo dõi khối lượng

Bằng cách hiểu khối lượng là gì và cách nó được theo dõi, chúng ta có thể sử dụng kiến ​​thức này để ra quyết định giao dịch sáng suốt hơn. Có hai lợi ích chính để theo dõi khối lượng:

Rất hay:  Tìm hiểu chi tiết về nhà thơ Hồ Xuân Hương - Dehoctot.Edu.vn

1. Hỗ trợ và Kháng cự

– Ném một viên sỏi vào cửa sổ kính và nó có thể không bị nứt hoặc vỡ, nhưng ném 100 viên có kích thước khác nhau và khả năng bị vỡ sẽ lớn hơn rất nhiều.

Áp dụng điều này cho cổ phiếu, nếu một nhà đầu tư đặt lệnh mua 100 cổ phiếu với giá Bán hiện tại, cổ phiếu có thể không tăng. Tuy nhiên, nếu 20 nhà đầu tư đều đặt lệnh mua với số lượng khác nhau, cổ phiếu rất có thể sẽ tăng giá vì không có đủ người bán. Tóm lại, để vượt qua ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng trên biểu đồ chứng khoán, khối lượng là cần thiết.

Ví dụ nhìn biểu đồ ở trên chúng ta có thể thấy khi giá cổ phiếu tăng chạm đường kháng cự thì quay đầu đi xuống chứng tỏ rằng lực MUA khá yếu, không thể vượt qua kháng cự.

Tương tự bên dưới đường hỗ trợ khi giá giảm về chạm hỗ trợ thì có bên MUA tham gia đẩy giá cổ phiếu tăng lại (bên BÁN yếu hơn không thể đủ lực để bán cổ phiếu giá thấp hơn.

2. Khối lượng trung bình hàng ngày

Bằng cách biết tổng khối lượng trong một ngày, bạn có thể hiểu được sức ảnh hưởng của một cổ phiếu nhất định.- Khối lượng càng lớn thì ngày đó càng có ý nghĩa tổng thể và quan trọng. Những ngày có khối lượng lớn thường được quan sát nhiều nhất vào những ngày có báo cáo kết quả kinh doanh hoặc khi tin tức được công bố. – Vẽ đồ thị khối lượng trung bình hàng ngày cũng cho phép chúng ta xác định các ngày tích lũy và phân phối trên biểu đồ cổ phiếu, có thể được sử dụng để xác định động lượng hiện tại và dự đoán biến động giá trong tương lai.

  • Ngày tích lũy: thường khối lượng sẽ thấp hơn trung bình và cây nến thể hiện vùng giá cổ phiếu dao động trong 1 ngày rất nhỏ.
  • Những ngày có tin tức quan trọng hay phiên phân phối thường có đặc điểm: Giá cổ phiếu biến động mạnh và thường là giá đỏ, tương đương khối lượng cao hơn mức trung bình.

Học cách xác định xu hướng khối lượng và đếm chuỗi ngày tích lũy hoặc phân phối trên biểu đồ chứng khoán là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên, khi áp dụng đúng, nó có thể mang lại cho nhà đầu tư một lợi thế lớn trong việc thu lợi nhuận. Chúng ta hãy xem xét cả hai.

Ngày tích lũy

Để hiểu ngày tích lũy là gì, điều quan trọng là phải nhìn vào nghĩa cơ bản của từ thực tế.

Bạn tích lũy được rất nhiều thứ trong cuộc sống: của cải, sức mạnh, bạn bè,… Trên thị trường chứng khoán, tích lũy được dùng để mô tả việc tích lũy cổ phiếu của các nhà giao dịch. Càng nhiều người mua, càng nhiều cổ phiếu được mua, có nghĩa là càng nhiều cổ phiếu được tích lũy.

Mọi thứ trở nên dễ dàng hơn khi bạn thêm từ “ngày” vào hình ảnh : một ngày tích lũy là khi cổ phiếu đóng cửa (kết thúc ngày) thấp hơn về khối lượng trung bình (hoặc số lượng cổ phiếu được giao dịch) những ngày trước đó.

Vì vậy, nếu cổ phiếu XYZ đóng cửa ngày hôm qua ở mức 13,50 Vnd một cổ phiếu với tổng số 100.000 cổ phiếu được giao dịch và hôm nay đóng cửa ở mức 14 đô la một cổ phiếu với 50.000 cổ phiếu được giao dịch và liên tiếp nhiều phiên giá quanh vùng 13-14 với khối lượng giao dịch rất thấp thì chúng ta có thể nói rằng đó là chuỗi ngày tích lũy.

Ngày tích lũy báo hiệu sức mạnh tiềm ẩn do các tổ chức hay nhiều người đang thăm dò và đang tích lũy cổ phiếu, khi gom đủ lượng hàng nhất định cộng hưởng với tin tức tốt có thể đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn và nhanh hơn vì lúc này trên thị trường cổ phiếu trôi nổi ít đi. Các nhà đầu cơ sau đó mua càng nhiều vào phiên tăng giá, tăng khối lượng và do đó giá cổ phiếu sẽ tăng.

Ngày phân phối

Ngày phân phối được coi là ngày giảm giá. Điều này là do lượng bán diễn ra nhiều hơn là mua vào, điều này đã đẩy cổ phiếu xuống giá nhanh và mạnh hơn bình thường.

Tóm lại, khi bạn nghĩ đến ngày phân phối, hãy nghĩ đến từ “phân phối”, hoặc bán, hoặc màu đỏ. Với một ngày phân phối, đơn giản là có nhiều người bán ròng hơn người mua.

Bài kiểm tra khối lượng

Mọi nhà đầu tư nên hiểu rõ về khối lượng và vai trò của nó trên thị trường chứng khoán. Mỗi cổ phiếu đều đưa ra các tín hiệu mua và bán chính có thể được tìm thấy bằng cách chỉ cần biết cách diễn giải khối lượng trên biểu đồ cổ phiếu. Bài kiểm tra này sẽ kiểm tra những điều cơ bản.

1. Khối lượng chỉ đơn giản là số _______ được giao dịch trong một ngày nhất định.

2. Trong một ngày Tích lũy, một cổ phiếu đóng cửa _______ (tăng hoặc giảm), trong khi trong một ngày Phân phối, một cổ phiếu đóng cửa ________ (tăng hoặc giảm).

3. Phân tích khối lượng của cổ phiếu là một dạng phân tích cơ bản hay kỹ thuật?

Rất hay:  Hướng dẫn cách chơi Minecraft PE với bạn bè trên điện thoại

4. Để được coi là ngày tích lũy thì khối lượng thường trung bình ngày hoặc ngày phân phối, khối lượng phải _______?

5. Cổ phiếu ABC hôm thứ Hai đã giao dịch tổng cộng 100.000 cổ phiếu. Sau đó, vào thứ Ba, cổ phiếu đã giao dịch tổng cộng 300.000 cổ phiếu và kết thúc ngày giảm giá mạnh. Khối lượng trung bình hàng ngày trong 60 ngày là 200.000 cổ phiếu. Thứ ba được coi là ngày gì?

  • A. Ngày tích lũy
  • B. Ngày phân phối
  • E. Không

Câu trả lời:

  1. cổ phiếu
  2. Chưa xác định (chính xác hơn là khối lượng bé, giá giao động nhỏ); giảm
  3. phân tích kỹ thuật
  4. thấp hơn/ cao hơn những ngày hôm trước
  5. B. ngày phân phối

Hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ và Kháng cự là một dạng phân tích kỹ thuật cơ bản có thể được sử dụng như một cách để dự đoán chuyển động giá cổ phiếu và giúp các nhà giao dịch đánh dấu các điểm mua và bán tiềm năng.

Hãy xem một ví dụ hỗ trợ và kháng cự rõ ràng bên dưới.

  1. Ba “1” cho chúng ta thấy cách cổ phiếu tìm thấy mức kháng cự 6 lần trước khi đột phá .
  2. Ba “2” cho thấy rõ ràng mức hỗ trợ chính . Cổ phiếu đã giữ ở vùng giá này trong suốt năm tháng trước khi cuối cùng nó tăng phá kháng cự và đi lên vùng giá mới (lúc này kháng cự sẽ trở thành hỗ trợ mới).

Khi giá giảm, “đường hỗ trợ” thể hiện thời điểm khi bên mua áp đảo bên bán và giá đảo ngược. Ngược lại, khi cổ phiếu tăng cao hơn, ngưỡng kháng cự là điểm khiến lực bán lấn át mua và giá tăng sẽ dừng lại.

Xác định đúng những yếu tố thay đổi xu hướng này sẽ cho phép bạn thiết lập các mục tiêu giá ban đầu. Việc biết chi tiết về các mức hỗ trợ và kháng cự sẽ tăng cơ hội thành công cho bạn.

Hỗ trợ và kháng cự thường đóng vai trò là những yếu tố thay đổi xu hướng. Khi đường xu hướng hiện tại gặp ngưỡng kháng cự, đó là sự chuẩn bị cho một sự thay đổi hướng đi của cổ phiếu.

Ví dụ: trong biểu đồ cổ phiếu FPT, khi xu hướng tăng ( đường màu xanh lá cây hội tụ với đường hỗ trợ, giá sẽ giảm xuống)

Điều này có nghĩa:

  • ĐƯờng xu hướng tăng (đường màu xanh) đã bị phá vỡ khi tại vùng này lực BÁN mạnh hơn lực MUA
  • Tại đường hỗ trợ, đã có 3 lần giá test tại vùng giá 32 (vùng hỗ trợ) và lần thứ 4 (mũi tên màu xanh) đã không thành công và giá cổ phiếu bị rơi mạnh.

Đường xu hướng càng được kiểm tra thường xuyên thì nó càng trở nên hợp lý hơn. FPT cho thấy mức kháng cự dai dẳng ở mức 39.00 và mức hỗ trợ tại giá 32.00. Với bốn lần test mức này trong khoảng thời gian 7 tháng, chúng ta có thể thấy lúc này tâm lý người mua đã không còn mạnh mẽ và điều tất yếu cổ phiếu sẽ giảm mạnh.

Điểm mấu chốt: Mức hỗ trợ và kháng cự là những điểm đánh dấu quan trọng trong quá trình vận động của cổ phiếu. Bất cứ khi nào bạn đang có chiến lược giao dịch, hãy xem xét những điểm này trên biểu đồ. Làm như vậy sẽ giúp thiết lập mục tiêu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi xảy ra sự đảo chiều.

Kênh giá

Các kênh có ba dạng: ngang, tăng dần và giảm dần .

Khi cổ phiếu thoát ra khỏi kênh, nó có thể tạo ra một điểm MUA/BÁN mạnh và chắc chắn hơn khi giá cổ phiếu nằm trong kênh. Biểu đồ chứng khoán sau đây của Long Điền (LDG) đưa ra một ví dụ đơn giản về kênh giảm dần.

  1. (1) Kênh hỗ trợ dưới: Ở đây, chúng ta sẽ thấy cách LDG hình thành kênh giảm dần trong suốt 10 tháng. Đây được coi là một kênh lớn.
  2. (2) Kênh kháng cự trên: Cổ phiếu đã phá vỡ tại điểm số 2 và ra khỏi kênh với khối lượng lớn thể hiện kênh này đã bứt phá ra khỏi giảm giá và bắt đầu vào chu kỳ mới tăng giá (trên 8.000 một cổ phiếu).
  3. (3) Hơi nâng cao cho bài đăng này nhưng đáng chú ý, ở đây chúng ta có thể thấy cổ phiếu sau khi phá kênh để đi lên thì sau đó sẽ có những phiên điều chỉnh (test cung cầu) để tiếp tục tăng giá. Nếu là dân trader chuyên nghiệp chúng ta nên theo dõi những phiên điều chỉnh giảm và mua vào phiên tăng trở lại (thể hiện cổ phiếu đã hoàn toàn vượt ra khỏi kênh giảm giá.

Cách đơn giản để vẽ kênh giá: kẻ 1 đường nối nhiều đỉnh của cổ phiếu, và 1 đường nối nhiều đáy của cổ phiếu. Thông thường, giá cổ phiếu sẽ dao động trong kênh giá, cho phép các nhà giao dịch xoay vòng tạo ra các giao dịch có khả năng sinh lời.

Miễn là giá vẫn còn giới hạn trong phạm vi, các nhà giao dịch có thể mua ở đầu thấp hơn của kênh và bán ở đầu cao hơn. Để hiểu sâu hơn về các kênh và ý nghĩa của chúng khi mới bắt đầu, hãy làm theo ba nguyên tắc cơ bản sau:

Nhận dạng kênh

Giống như đường xu hướng, kênh biểu đồ chứng khoán có thể dốc lên, dốc xuống hoặc nằm ngang. Ngoài ra, chúng ta có thể thấy cả ba mẫu trên một biểu đồ.

Rất hay:  Bật mí 10 nguyên tắc vàng giúp tăng cân cho nữ hiệu quả nhất

Sự phá vỡ kênh Một sự di chuyển qua đường kênh cho thấy xu hướng cơ bản đang tăng cường. Như hình trên (FPT), kênh ngang màu đen ban đầu đã bị phá vỡ khi giá giảm. Điều này đã phát triển một xu hướng giảm rõ rệt hơn (đường màu cam)và sau đó khi cổ phiếu ngừng giảm và di chuyển vượt ra khỏi kênh giảm giá và bước vào xu hướng tăng (tạo ra kênh tăng giá màu xanh).

Giao dịch theo kênh

Đối với các nhà giao dịch có trình độ cao, giao dịch trong một kênh đôi khi có thể dẫn đến lợi nhuận lớn hơn là chỉ giao dịch theo xu hướng.

Bạn có thể bán khi giá chạm vào kênh trên và mua lại khi giá về lại kênh dưới (trong kênh giá là an toàn), đương nhiên cũng sẽ có rủi ro nhất định khi bạn giao dịch liên tục.

Đường trung bình

Đường trung bình (MA), cùng với khối lượng, là chỉ báo kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất.

Nói tóm lại, đường trung bình thể hiện giá trung bình của cổ phiếu trong ABC trong bao nhiêu ngày qua (tùy cách bạn chọn số ngày)

Các nhà giao dịch sử dụng tất cả các loại đường trung bình động. Phổ biến nhất là đường trung bình động 20 ngày, 50 ngày, 200 ngày.

Khi đọc biểu đồ chứng khoán, các đường trung bình động có thể hoạt động như hỗ trợ hoặc kháng cự . Khi một cổ phiếu đang giao dịch xung quanh hoặc trên đường này, nó có thể cho bạn biết nhiều điều về hành động giá và xu hướng tổng thể của cổ phiếu.

  • Hỗ trợ – Giả sử chúng ta đang xem xét một công ty có giá cổ phiếu đã tăng trong một thời gian. Cổ phiếu đã có nhiều ngày tăng giá đến nỗi nó đã không chạm vào đường trung bình động 50 ngày (MA) trong hơn ba tháng. Mặc dù vậy, cuối cùng, cổ phiếu bắt đầu giảm xuống mức MA50 và một ngày nào đó, cuối cùng nó cũng chạm ngưỡng nhưng ngay lập tức tăng trở lại với giá cao hơn trong cùng ngày giao dịch.Nếu bạn thấy hành động giá này trên biểu đồ, đó là do MA50 đóng vai trò là hỗ trợ cho cổ phiếu.

Trong ví dụ này Phương sử dụng 3 đường MA là MA34, MA89 và MA200 cho bộ công cụ phân tích của mình (lí do tại sao có con số đó thì bài khác Phương sẽ chia sẻ nhé).Nhìn hình bạn thấy đấy, khi cổ phiếu di chuyển xa đường MA34 thì nó phải điều chỉnh giảm về lại chạm mức đó rồi tiếp tục tăng trở lại.

  • Mức kháng cự – Nếu một cổ phiếu đã giao dịch dưới MA50 của nó trong một thời gian, sau đó bắt đầu có xu hướng trở lại, thì mức MA50 thường là một điểm kháng cự .

Khi bạn bắt đầu xem cổ phiếu và xem nhiều biểu đồ hơn, hãy thêm MA50 và ghi chú lại. Điều này cực kỳ quan trọng bởi vì bất cứ khi nào một cổ phiếu giao dịch tại hoặc xung quanh đường này, nó sẽ đảo chiều xu hướng ngắn trước đó. Đây là ví dụ:

Xu hướng thị trường chứng khoán

Tất cả các nhà đầu tư đều hiểu sự khôn ngoan đằng sau giao dịch với xu hướng thị trường chứng khoán.

Nhưng câu hỏi là làm thế nào để xác định các chuyển động giá đại diện cho một xu hướng. Bằng cách tuân theo bốn quy tắc này, chúng ta có thể đảm bảo rằng xu hướng cổ phiếu là hợp lý:

1. Cần ít nhất ba điểm dữ liệu

Chỉ khi chúng ta có ba điểm tiếp xúc trở lên thì một xu hướng mới được coi là hợp lệ. Như biểu đồ của MWG cho thấy, đường xu hướng chứa 5 điểm tiếp xúc.

2. Hướng

Xu hướng có thể di chuyển theo ba hướng: lên, xuống và sang ngang. Như biểu đồ của NH Sacombank (STB) cho thấy, việc nghiên cứu giá trong thời gian dài thường cho phép xuất hiện cả ba loại xu hướng trên cùng một biểu đồ.

3. Theo dõi độ dốc

Độ dốc của xu hướng cho biết giá sẽ di chuyển bao nhiêu mỗi ngày.

STB cho thấy một xu hướng có độ dốc khá lớn (đường màu vàng) sẽ không bền vững và cuối cùng sẽ điều chỉnh giảm.

4. Vấn đề thời gian

– Phép đo thời gian được sử dụng nói lên tính hợp lệ của một xu hướng. Nói chung, chuỗi giá thời gian tính bằng tháng có tầm quan trọng lớn hơn giá hàng tuần, và tuần sẽ chắc hơn giá hàng ngày.

Khoảng thời gian quan sát của bạn càng dài,tính chính xác của xu hướng càng cao.

Ví dụ, xu hướng đi ngang tích lũy của Ngân hàng ACB (ACB) đã diễn ra trong gần hai năm. Đây có phải là dấu hiệu của việc 1 ngân hàng đang dần hồi phục lại kết quả kinh doanh và chuẩn bị có một sự kiện lớn thay đổi tính chất của cổ phiếu.

Đó là việc ACB được xem xét niêm yết lên sàn HOSE và KQKD quí 3 rất tốt là động lực cho ACB tăng trưởng hơn 30% từ khi giá vượt khỏi kênh giá.

Xu hướng thị trường chứng khoán là một trong những công cụ kỹ thuật mạnh mẽ nhất mà chúng ta cần có. Học cách áp dụng chúng vào phân tích và kết quả tích cực sẽ theo sau khi bạn bắt đầu dự đoán xu hướng chứng khoán.