Xung quanh ta có rất nhiều chuyển động cơ học. Mỗi chuyển động cơ học ứng với một quãng đường và thời gian di chuyển cụ thể nên sẽ tạo ra những vận tốc tương ứng với chuyển động. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thể củng cố thêm kiến thức vật lý 8 bài 2 – Vận tốc nhé!
1. Tổng quan kiến thức môn vật lý 8 bài 2
Tổng hợp lý thuyết ôn tập về vận tốc:
1.1 Vận tốc là gì? – vật lý 8 bài 2
Vận tốc là gì? Theo SGK vật lý 8 bài 2 thì vận tốc chính là quãng đường đi trong một đơn vị thời gian của một chuyển động. Độ lớn của vận tốc thể hiện mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
Khái niệm vận tốc trong vật lý 8 bài 2.
1.2 Công thức tính vận tốc – vật lý 8 bài 2
Công thức xác định vận tốc của một chuyển động là: v = S/t
Trong đó:
- v : Vận tốc
- S: Quãng đường di chuyển
- t: Thời gian di chuyển hết quãng đường.
a. Đơn vị của vận tốc
Do vận tốc được xác định bởi quãng đường di chuyển và thời gian để đi hết quãng đường đó, nên đơn vị tính của vận tốc cũng tùy thuộc vào đơn vị tính của hai đại lượng này.
Tuy nhiên, đơn vị hợp pháp của vận tốc là: m/s. Thông thường, trong thực tế đơn vị vận tốc được dùng là m/s hay km/h (1m/s = 3,6km/h => 1km/h= (1/3,6) m/s). Người ta thường dùng tốc kế hay có tên gọi khác là đồng hồ vận tốc để đo lường vận tốc.
a. Lưu ý
Trong một số lĩnh vực đặc biệt như hàng hải, thường sử dụng “nút” để làm đơn vị đo lường vận tốc. Ta có: 1 nút = 1 hải lý/h = 1,852 km/h = 0,514 m/s hay 1 m/s = (1/0,514) nút.
Vận tốc ánh sáng là: (3.10^8)m/s = 300.000km/s.
Ngoài ra, “năm ánh sáng” cũng là một đơn vị để đo lường chiều dài và là quãng đường mà ánh sáng truyền đi trong một năm. Ta có:
- Năm ánh sáng = (9,4608×10^12) km = (10^16)m
- Khoảng cách từ Trái Đất đến ngôi sao gần nhất là: 4,3 năm ánh sáng = 43 triệu tỉ mét.
2. Hướng dẫn giải đáp vật lý 8 bài 2 sbt trang 6
2.1 Bài 2.1 – vật lý 8 bài 2
Xác định đơn vị đo vận tốc?
A. Km.h
B. m.s
C. Km/h
D.s/m
Hướng dẫn giải:
Theo công thức vận tốc ta có: v = S/t =
Trong đó:
- S là quãng đường có đơn vị đo là Km hoặc m.
- t là thời gian có đơn vị đo là h hoặc s.
=> Chọn đáp án C. Đơn vị của vận tốc là km/h.
=>> Ngoài kiến thức bổ ích ở trên, bạn có thể xem thêm kiến thức trọng tâm ở đây nhé : =>> Vật lý lớp 8
2.2 Bài 2.2 – vật lý 8 bài 2
Vận tốc chuyển động của phân tử hidro ở 0 độ C là 1692m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất là 28800km/h. Chuyển động nào có tốc độ nhanh hơn?
Hướng dẫn giải:
Đổi đơn vị ta có: 28800Km/h = (288800000/3600)m/s = 8000m/s.
Dễ thấy: 8000 m/s > 1692 m/s.
=> Vận tốc vệ tinh nhân tạo của Trái Đất lớn hơn vận tốc của phân tử Hidro ở 0 độ C.
Vậy chuyển động vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhanh hơn chuyển động của phân tử Hidro ở 0 độ C.
Luu ý đối với vận tốc – vật lý 8 bài 2
2.3 Bài 2.3 – vật lý 8 bài 2
Một ô tô khởi hành từ lúc 8h từ Hà Nội đến Hải Phòng lúc 10h. Biết rằng, khoảng cách Hà Nội – Hải Phòng là 100km. Vận tốc của ôtô là bao nhiêu km/h, m/s?
Hướng dẫn giải:
Gọi
- Quãng đường Hà Nội – Hải Phòng là S = 100km;
- Thời gian ôtô khởi hành từ Hà Nội là lúc t1 = 8h;
- Thời gian ôtô khởi hành từ Hải Phòng là lúc t2 = 10h.
Thời gian ôtô di chuyển từ Hà Nội đến Hải Phòng là: t = t2 – t1 = 10 – 8 = 2h.
=> Vận tốc của ôtô là: v = S/t = 100km/2h = 50Km/h = (50000/3600)m/s = 13,89m/s.
2.4 Bài 2.4 – vật lý 8 bài 2
Một máy bay bay từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh với vận tốc 800km/h . Giả sử khoảng cách Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh là 1400km, thì thời gian bay là bao lâu?
Hướng dẫn giải:
Gọi
- Quãng đường Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh là S = 1400km;
- Vận tốc máy bay là v = 800Km/h.
=> Thời gian bay của máy bay là: t = S/v = 1400/800 = 1,75h = 1 giờ 45 phút.
2.5 Bài 2.5 – vật lý 8 bài 2
Có hai người đi xe đạp cùng nhau. Biết rằng, người thứ nhất đi hết quãng đường 300m trong 1 phút. Người thứ hai đi hết quãng đường 7,5Km trong 0,5h.
a) Vậy người nào đi nhanh hơn trong hai người?
b) Sau 20 phút khởi hành thì khoảng cách giữa 2 người là bao nhiêu Km, nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều.
Hướng dẫn giải:
Gọi
- Vận tốc của người thứ nhất là: v1
- Vận tốc của người thứ hai là: v2
Đổi 1 phút = 60s.
a) Ta có: v1 = 300/60 = 5m/s; v2 = 7,5/0,5 = 15Km/h = 4,17m/s.
Dễ thấy v1 > v2 nên người thứ nhất đi nhanh hơn người thứ hai.
b) Ta có thời gian di chuyển là: t = 20 phút = 1/3h.
v1 = 5m/s = 18km/h;
v2 = 15km/h
Sau 20 phút di chuyển:
· Quãng đường người thứ nhất đi được là: S1 = v1xt = 18×1/3 = 6km.
· Quãng đường người thứ hai đi được là: S2 = v2xt = 15×1/3 = 5km.
=> Khoảng cách hai người lúc này là: S = S1 – S2 = 6 – 5 = 1km.
=>> Bài viết liên quan: Vật lý 8 bài 3 – Chuyển động đều. Chuyển động không đều
3. Đáp án và lời giải bài tập vật lý 8 bài 2 trang 7
3.1 Bài 2.9 – vật lý 8 bài 2
Lúc 6h, một ô tô rời bến với vận tốc 40km/h. Đến 7h, một người đi mô tô xuất phát tại bến đuổi theo với vận tốc 60km/h. Mô tô sẽ đuổi kịp ôtô vào thời điểm:
A. 8h
B. 8h30 phút
C. 9h
D. 7h40 phút
Hướng dẫn giải:
Quãng đường ô tô đi được từ lúc rời bến lúc 6h đến lúc 7h là: S = v x t = 40x(7-6) = 40km.
Gọi t’ là thời gian mô tô đuổi kịp ôtô, khi mô tô đuổi kịp ôtô ta có: 40 + 40t’ = 60t’
⇔ 20t’ = 40 => t’ = 2h.
Vậy mô tô sẽ đuổi kịp ôtô lúc: 7h + 2h = 9h.
Tốc kế đo vận tốc – vật lý 8 bài 2
3.2 Bài 2.10
Hãy sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn các vận tốc sau đây:
- Vận tốc của tàu hỏa là: 54km/h
- Vận tốc bay của chim đại bàng là: 24m/s
- Vận tốc bơi của cá là: 6000cm/phút
- Vận tốc của Trái Đất quay quanh Mặt Trời là: 108000km/h.
Hướng dẫn giải:
Ta có:
Vận tốc của tàu hỏa là: v1 = 54km/h = (54000/3600)m/s = 15m/s;
Vận tốc bay của chim đại bàng là: v2 = 24m/s;
Vận tốc bơi của một con cá là: v3 = 6000cm/phút = (60/60)m/s = 1m/s;
Vận tốc của Trái Đất quay quanh Mặt Trời là:
v4 = 108000km/h = (108000000/3600)m/s =30000m/s.
Vậy thứ tự từ nhỏ đến lớn của các vận tốc là: Vận tốc bơi của một con cá < Vận tốc tàu hỏa < Vận tốc chim đại bàng < Vận tốc của Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
3.3 Bài 2.11
Trong đêm tối, thời gian tính từ lúc thấy tia chớp sáng chói đến khi nghe thấy tiếng bom nổ là khoảng 15 giây. Giả sử âm thanh truyền trong không khí với vận tốc là 340 m/s.Hỏi khoảng cách chỗ bom nổ với người quan sát là bao xa?
Hướng dẫn giải:
Bom nổ cách người quan sát một khoảng cách là: S = v x t = 340×15 = 5100m.
4. Kết luận
Nếu ở bài 1 giới thiệu cho các bạn về khái niệm cơ bản của chuyển động cơ học thì sang bài 2 vật lý 8 bạn sẽ được học về vận tốc. Mỗi chuyển động cơ học sẽ tạo ra vận tốc tương ứng. Hy vọng những kiến thức vật lý 8 bài 2 – Vận tốc trên đây sẽ giúp các bạn hiểu được và vận dụng để giải các bài tập về vận tốc liên quan.
=>> Các bạn hãy theo dõi Kiến Guru để cập nhật bài giảng và kiến thức các môn học khác nhé!