Hướng dẫn học C++
1. Các kiểu dữ liệu trong C++, khung chương trình và cách khai báo biến
Một chương trình C++ cơ bản thường được bắt đầu bởi dòng include khai báo thư viện, sau đó là hàm main. Tất cả mọi thứ của chương trình đều sẽ chạy dọc theo hàm main từ trên xuống dưới, có nghĩa là nếu bạn viết một hàm ngoài main và trong main không gọi đến hàm đấy có nghĩa là hàm đấy sẽ không chạy trong chương trình, một hàm luôn luôn phải kết thúc bởi dấu chấm phẩy (;) . Dưới đây là bộ khung cơ bản của chương trình Hello world bằng C++.
#include <iostream> using namespace std; int main() { cout << “Hello world !”; return 0; }
Có rất nhiều kiểu dữ liệu trong C++, đối với các bạn mới bắt đầu và để làm các bài tập cơ bản thì nên tìm hiểu trước về int, long, long long, float, double, long double, char, string, về cách biểu diễn và khoảng của mỗi kiểu dữ liệu. Sau khi đã làm các bài tập và hiểu rõ rồi thì có thể tìm hiểu thêm các kiểu dữ liệu khác. Dưới đây là một vài ví dụ về cách khai báo biến trong C++.
#include <iostream> using namespace std; int main() { int a = 10; // Khai báo biến a kiểu int có giá trị nguyên là 10 float b = 1.5; // Khai báo biến b kiểu float có giá trị thực là 1.5 char c; // khai báo biến c có kiểu dữ liệu là ký tự char c = ‘a’; // gán giá trị cho biến c là ký tự ‘a’ string d; // khai báo biến d có kiểu dữ liệu là xâu string d = “ok” // gán giá trị cho biến d là xâu “ok” return 0; }
Dưới đây là một vài kiểu dữ liệu và khoảng lưu trữ của các kiểu dữ liệu đó.
2. Các câu lệnh nhập xuất và cấu trúc các câu lệnh điều khiển
a. Câu lệnh nhập xuất.
Trong C++ thì một cách đơn giản để nhập là sử dụng câu lệnh cin, và xuất sử dụng câu lệnh cout.
#include <iostream> using namespace std; int main() { int a; cin >> a; cout << a; return 0; }
b. Câu lệnh rẽ nhánh.
Cách 1: Sử dụng if else
#include <iostream> using namespace std; int main() { int a; cin >> a; if (a > 0) { cout << “a la so duong”; } else if (a < 0) { cout << “a la so am”; } else { cout << “a bang khong”; } return 0; }
Cách 2: Sử dụng switch case
#include <iostream> using namespace std; int main() { int a; cin >> a; switch(a) { case 0: cout << “a bang khong”; break; default: cout << “a khac khong”; } return 0; }
c. Vòng lặp.
Vòng lặp for
#include <iostream> using namespace std; int main() { int n = 10; for (int i = 0; i < n; i++) { cout << i << ” “; } return 0; }
Vòng lặp while
#include <iostream> using namespace std; int main() { int n = 10; int i = 0; while (i < n) { cout << i << ” “; } return 0; }
Vòng lặp do while
#include <iostream> using namespace std; int main() { int n = 10; int i = 0; do { cout << i << ” “; } while (i < n); return 0; }
Bình thường thì sẽ sử dụng chủ yếu vòng lặp for và while thôi. Tác dụng chính của vòng lặp for là lặp theo một số lượng mà mình cần, còn vòng lặp while thì sẽ lặp theo một điều kiện nhất định, do đó sẽ linh hoạt hơn vòng lặp for. Tùy mục đích sử dụng mà lựa chọn vòng lặp phù hợp.
3. Mảng
Mảng 1 chiều
#include <iostream> using namespace std; int main() { int a[10]; for (int i = 0;i < 10; i++) { cin >> a[i]; } for (int i = 0;i < 10; i++) { cout << a[i] << ” “; } return 0; }
Mảng 2 chiều:
#include <iostream> using namespace std; int main() { int a[2][3]; for (int i = 0; i < 2; i++) { for (int j = 0; j < 3; j++) { cin >> a[i][j]; } } for (int i = 0; i < 2; i++) { for (int j = 0; j < 3; j++) { cout << a[i][j] << ” “; } } return 0; }
Cũng tương tự như mảng 1 chiều và 2 chiều, các mảng nhiều chiều hơn đều có thể sử dụng tùy theo mục đích của bài toán mà các bạn cần giải. Lưu ý là khi cấp phát cho mảng một độ lớn là n thì chỉ được lưu các giá trị vào các vị trí từ 0 đến n-1.
4. Lập trình hàm
Khi viết chương trình, nếu như tất cả mọi thứ đều được viết tuần tự trong hàm main thì rất khó để theo dõi. Nếu như một số hàm và phần việc được sử dụng nhiều lần thì viết một hàm con ra ngoài là một điều hết sức cần thiết, giúp cho code của bạn trở nên gọn gàng và dễ theo dõi cũng như code hơn. Tham khảo đoạn code sau cho hàm tính tổng.
#include <iostream> using namespace std; int sum(int a,int b) { return a + b; } int main() { cout << sum (3, 4) << endl; int a = 1, b = 2; cout << sum(a,b) << endl; cin >> a >> b; cout << sum(a,b) << endl; return 0; }
5. Xử lý xâu trong C++
Trong C++, xâu biểu diễn bởi kiểu dữ liệu là string, mỗi string là một xâu gồm các ký tự (được biểu diễn bằng kiểu char) liên tiếp. Khác với xâu trong C là một mảng các char và có kết thúc mảng bới ký tự NULL. Các phép xử lý trong xâu khác so với các phép toán xử lý logic. Việc sử dụng kiểu string trong C++ khiến cho việc xử lý xâu trở nên dễ dàng hơn so với kiểu mảng các ký tự char trong C.
Nếu các bạn muốn nhập một xâu thì có 2 cách như sau:
#include <bits/stdc++.h> using namespace std; int main() { string s; cin >> s; // nhập một xâu không có dấu cách getline(cin, s); // nhập xâu trong một dòng bao gồm cả cấu cách, nên thêm fflush(stdin) ở đầu hàm main để xóa bộ nhớ đệm return 0; }
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo một số hàm xử lý xâu sau.
#include <bits/stdc++.h> using namespace std; // nối 2 xâu string noixau(string a, string b) { string res = a + b; return res; } // chuyển toàn bộ xâu về ký tự in thường string toLower(string a) { for (int i = 0; i < a.size(); i++) { if (a[i] >= ‘A’ && a[i] <= ‘Z’) a[i] += ‘a’ – ‘A’; } return a; } // chuyển toàn bộ xâu thành ký tự in hoa string toUpper(string a) { for (int i = 0; i < a.size(); i++) { if (a[i] >= ‘a’ && a[i] <= ‘z’) a[i] += ‘A’ – ‘A-a’; } return a; } // chuẩn hóa các từ cách nhau nhiều dấu cách về một dấu cách và viết hoa chữ cái đầu, những chữ cái sau để in thường string chuanhoa(string a) { int start = 0; string res = “”; while (start < a.size() && start a[start] == ‘ ‘) start++; if (start == a.size()) return res; if (a[start] >= ‘a’ && a[start] <= ‘z’) a[start] += ‘A’ – ‘a’; res += a[start]; for (int i = start + 1; i< a.size(); i++) { if (a[i-1] != ‘ ‘ && a[i] != ‘ ‘) { if (a[i] >= ‘A’ && a[i] <= ‘Z’) a[i] += ‘a’-‘A’; res += a[i]; } else if (a[i-1] == ‘ ‘ && a[i] != ‘ ‘) { if (a[i] >= ‘a’ && a[i] <= ‘z’) a[i] += ‘A’-‘a’; res += a[i]; } } return res; } int main() { string s = ” cOde learn io “; string a = ” Trang weB”; string b = ” cOde learN Io “; string s = noixau(a, b); cout << s << endl; cout << toLower(s) << endl; cout << toUpper(s) << endl; cout << chuanhoa(s); return 0; }
Tạm kết
Qua bài viết, mình đã giới thiệu các kiến thức cơ bản cần phải biết khi mới bắt đầu học lập trình C++. Để hiểu rõ hơn về C++ thì mọi người có thể tìm kiếm các bài tập và luyện tập thêm trên https://codelearn.io/training vì một khi đã xác định theo con đường lập trình viên là luôn phải học hỏi không ngừng. Làm nhiều bài tập thì các bạn sẽ càng hiểu rõ ngôn ngữ hơn. Hy vọng bài viết này hữu ích với các bạn.