Bài toán tìm số nghiệm của phương trình lượng giác thường gây ra nhiều trở ngại cho các bạn học sinh. Do đó, trong bài viết này Diễn đàn Toán Casio sẽ trình bày cách sử dụng máy tính Casio fx 580vnx để tìm và kiểm tra số nghiệm của một phương trình lượng giác. Bên cạnh đó, bài viết còn đưa ra thêm một số phương pháp biện luận khác để giải quyết bài toán trên.
Phương pháp sử dụng Casio fx 580VNX để tìm số nghiệm của phương trình lượng giác:
[dropshadowbox align=”none” effect=”lifted-both” width=”auto” height=”” background_color=”#ffffff” border_width=”1″ border_color=”#dddddd” ]- Đưa phương trình về dạng $fleft( x right)=0$
- Dùng phương thức TABLE lập bảng giá trị của $fleft( x right)$ trên khoảng $left( a;b right)$
- Số lần đổi dấu của $fleft( x right)$ là số nghiệm của phương trình trên khoảng $left( a;b right)$
Bài toán 1. Xác định số nghiệm của phương trình $cos x=dfrac{13}{14}$ trên đoạn $left[ -dfrac{pi }{2};2pi right]$
A.2 B. 3 C. 4 D.5
Hướng dẫn giải
Cách 1. Giải bằng Máy tính Casio fx 580VNX
Chuyển máy tính về chế độ Radian qw22
Cài đặt tính toán TABLE với một hàm số qwRR11
Vào phương thức TABLE w8
Nhập vào hàm số $fleft( x right)=cos x-dfrac{13}{14}$ và bảng giá trị $Start=-dfrac{pi }{2}$ , $End=2pi $ , $Step=dfrac{2pi +dfrac{pi }{2}}{44}$
Nhắc lại: Giá trị hàm số $fleft( x right)$ đổi dấu khi đi qua $x={{x}_{1}}$ và $x={{x}_{2}}$ thì phương trình $fleft( x right)=0$ sẽ có một nghiệm trong khoảng $left( {{x}_{1}};{{x}_{2}} right)$
Quan sát bảng kết quả, ta nhận thấy
- Ở hàng thứ 7 và hàng thứ 8, $fleft( x right)$ đổi dấu.
Suy ra phương trình $fleft( x right)=0$ có một nghiệm thuộc $left( -0.499;-0.321 right)$
- Ở hàng thứ 11 và hàng thứ 12, $fleft( x right)$ đổi dấu.
Suy ra phương trình $fleft( x right)=0$ có một nghiệm thuộc $left( 0.2141;0.3926 right)$
- Ở hàng thứ 42 và hàng thứ 43, $fleft( x right)$ đổi dấu.
Suy ra phương trình $fleft( x right)=0$ có một nghiệm thuộc $left( 5.7476;5.9261 right)$
Vậy phương trình đã cho có 3 nghiệm trên đoạn $left[ -dfrac{pi }{2};2pi right]$
Đáp án B
Cách 2. Dùng đường tròn lượng giác
Biểu diễn cung từ $-dfrac{pi }{2}$ đến $2pi $ trên một đường tròn lượng giác và kẻ đường thẳng $x=dfrac{13}{14}$
Quan sát hình vẽ ta thấy đường thẳng $x=dfrac{13}{14}$ giao với cung lượng giác tại 3 điểm
Vậy phương trình đã cho có 3 nghiệm trên đoạn $left[ -dfrac{pi }{2};2pi right]$
Đáp án B
Cách 3. Phương pháp tự luận
$cos x=dfrac{13}{14}Leftrightarrow x=pm arccos dfrac{13}{14}+k2pi left( kin mathbb{Z} right)$
TH1. $x=arccos dfrac{13}{14}+k2pi $
Ta có $xin left[ -dfrac{pi }{2};2pi right]$, nên$-dfrac{pi }{2}le arccos dfrac{13}{14}+k2pi le 2pi $ $to -0.3105le kle 0.9394$
Suy ra $k=0$ . Khi đó $x=arccos dfrac{13}{14}$
Ta có $xin left[ -dfrac{pi }{2};2pi right]$, suy ra $-dfrac{pi }{2}le -arccos dfrac{13}{14}+k2pi le 2pi $ $to -0.1894le kle 1.0605$
TH2. $x=-arccos dfrac{13}{14}+k2pi $
Suy ra $k=0,k=1$ . Khi đó $x=-arccos dfrac{13}{14},x=-arccos dfrac{13}{14}+2pi $
Đáp án B
Vậy phương trình đã cho có 3 nghiệm trên đoạn $left[ -dfrac{pi }{2};2pi right]$
Để có thêm nhiều ví dụ về dạng toán tìm số nghiệm của phương trình lượng giác, mời bạn đọc đón đọc các phần tiếp theo của chủ đề này.
Mọi ý kiến đóng góp và các câu hỏi thắc mắc về các bài viết hướng dẫn giải toán casio cũng như các vấn đề về máy tính Casio fx 580vnx , bạn đọc có thể gởi tin nhắn trực tiếp về fanpage DIỄN ĐÀN TOÁN CASIO