Cách ghép hoa giấy đúng kỹ thuật cho hoa đẹp, chuẩn màu, tỷ lệ sống cao

Trong vài năm trở lại đây hoa giấy là loại cây cảnh được ưa chuộng và tìm kiếm hàng đầu bởi sự xuất hiện của nhiều giống hoa giấy mới phong phú về màu sắc, chủng loại và trên một cây còn được ghép nhiều màu tạo nên những cây hoa giấy đa sắc rất đẹp và bắt mắt. Chính vì thế nên nhiều người mong muốn biết được cách ghép hoa giấy để có thể tự tay ghép cây hoa giấy với những màu mình yêu thích. Nhận thấy được điều đó, hoadepviet.com chia sẻ tới các bạn cách ghép hoa giấy đúng kỹ thuật nhất.

Giới thiệu về hoa giấy ghép

Ngày nay hoa giấy có rất nhiều màu sắc khác nhau, phong phú về chủng loại trong khi diện tích trồng cây có hạn nên hoa giấy ghép nhiều màu rất được ưa chuộng. Số màu hoa trên cây tam, tứ, ngũ, lục,.. tuỳ theo sở thích của người chơi hay chất lượng mắt ghép đạt được. Dù vậy, theo quan niệm phong thuỷ phương thì số 5 là số đẹp, số cát nên hoa giấy ngũ sắc được yêu thích và tìm kiếm nhiều hơn cả. Việc ghép hoa giấy cần đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà trên các cây hoa giấy có sẵn khi bạn nắm kĩ các nội dung về cách ghép hoa giấy dưới đây.

cach-ghep-hoa-giay-dep-3

Ghép hoa giấy

Để ghép hoa giấy thì chúng ta cần chuẩn bị nguyên vật liệu để ghép và xác định phương pháp ghép phù hợp với cây phôi, phù hợp với tay nghề của mình. Cách ghép hoa giấy của bạn chuẩn hay không sẽ quyết định đến tỷ lệ thành công của mắt ghép sống hay bị loại bỏ.

Nguyên liệu để ghép hoa giấy

Cách ghép hoa giấy cũng khá đơn giản với khâu chuẩn bị nguyên liệu để ghép hoa giấy bao gồm phôi hoa giấy chính là vật chủ để bạn ghép lên đó các giống, màu hoa giấy khác và cành ghép là các đoạn cành mang các màu sắc bạn yêu thích dùng để ghép lên cây phôi.

Phôi hoa giấy

Phôi hoa giấy là nguyên liệu, vật liệu để ghép hoa giấy. Bản chất phôi hoa giấy chính là cây gốc để ghép các giống/màu hoa giấy khác lên tạo thành một cây hoa giấy có nhiều màu sắc. Bởi vậy nên muốn tạo nên một cây hoa giấy đa sắc đẹp thì cây phôi phải có đặc tính khoẻ, không sâu bệnh, có dáng dấp đẹp. Các loại phôi dùng để ghép hoa giấy chủ yếu là phôi hoa giấy Mỹ, phôi hoa giấy tím huế,…

Rất hay:  Rất Hay Top 20+ thẻ amex là gì [Đánh Giá Cao]

Phôi hoa giấy Mỹ: hoa giấy Mỹ là loại thân có vỏ màu nâu sậm, trơn bóng rất đẹp, và cùng với đặc tính cây dạng bụi, nên phù hợp để lựa chọn làm phôi hoa giấy. Ngoài ra, hoa giấy Mỹ có bộ rễ phát triển to, đẹp (thường gọi là củ) nên có thể ghép hoa giấy, làm bonsai hoa giấy trồng ban công, sân thượng rất phù hợp.

Phôi hoa giấy tím huế: ở miền Bắc, rất hiếm phôi hoa giấy Mỹ do hoa giấy Mỹ được trồng số lượng ít, trong khi đó giấy tím huế được trồng rất nhiều lại chỉ ra hoa một mùa trong khoảng 2-3 tháng, bởi vậy các nhà vườn lựa chọn cách ghép hoa giấy khác lên gốc cây giấy tím huế.

Ưu điểm của phôi hoa giấy tím huế là gốc khoẻ, phát triển nhanh. Nhược điểm là thân màu trắng bạc kém thẩm mỹ, dễ thoái hoá… Ngoài ra, gốc tím huế có lực khoẻ nên mầm thân, gốc phát triển rất mạnh, nếu không cắt tỉa thường xuyên sẽ lấn lướt mắt ghép nên cách ghép hoa giấy này thường chỉ là giải pháp khi khan hiếm phôi hoa giấy mỹ.

Phôi hoa giấy khác: ngoài phôi hoa giấy Mỹ, hoa giấy tím huế thì hoa giấy Việt cũng là một lựa chọn phù hợp. Nói chung cứ là cây hoa giấy thì cây nào cũng có thể chọn làm cây phôi được, tuy nhiên thì tốt nhất vẫn là phôi hoa giấy Mỹ – đây cũng là cách ghép hoa giấy được ưa chuộng hơn cả.

Cành ghép

Sau khi chọn được phôi hoa giấy bạn cần tiến hành chọn cành để ghép hoa giấy khác lên phôi đó (gọi là cành ghép). Tuỳ theo sở thích, ý tưởng của mình mà bạn có thể chọn các cành ghép phù hợp, tuy nhiên nên chọn các giống có nét đặc trưng về hình thái, đặc điểm sinh trưởng sẽ giúp tán cây phát triển đồng đều và ra hoa cùng thời điểm sẽ đẹp hơn. Ví dụ, nếu chọn hoa giấy Thái lá nhỏ thì nên chọn đồng loạt lá nhỏ thay vì chọn lẫn loại lá to hoặc ghép cùng giấy Việt,…

Rất hay:  Cách di chuyển bảng table trong Microsoft Word

Lưu ý cách ghép hoa giấy của bạn có thành công hay không phụ thuộc khá nhiều ở khâu chọn cành ghép này, cành ghép nên chọn cành bánh tẻ, cành không quá già cũng không quá non.

Cách ghép hoa giấy

Cách ghép hoa giấy có nhiều phương pháp khác nhau như ghép mắt, ghép đoạn cành,.. tuy nhiên phương pháp ghép đoạn cành được sử dụng phổ biến hơn cả vì tỷ lệ sống cao, dễ thực hiện, một đoạn cành có thể có từ 3 mắt ngủ trở lên vì vậy sẽ nhanh dày tán hơn ghép mắt chỉ có một mắt ngủ. Sau đây hoadepviet.com sẽ hướng dẫn bạn cách ghép hoa giấy bằng phương pháp ghép đoạn cành.

Kỹ thuật ghép hoa giấy theo phương pháp ghép đoạn cành được tiến hành qua các bước sau:

– Bước 1- Chọn gốc ghép: Đầu tiên bạn cần lựa những ngọn to, khoẻ và cắt bỏ phần ngọn của các chồi mà bạn định ghép màu khác vào trên cây gốc, chỉ để lại một đoạn cành dài khoảng 10 cm (mỗi một đoạn cành đó được gọi là một gốc ghép).

– Bước 2 – Chọn cành ghép: Chọn cành ghép không quá già cũng không quá non có đường kính cành nhỏ hơn đường kính của của gốc ghép một chút với chiều dài từ 5-10 cm sao cho đảm bảo có từ 3-5 mắt ngủ ở phía trên (vị trí mà sau khi ghép thành công sẽ bật thành chồi non). Cắt đi 1/2 lá tránh nuôi lá ko ra chồi non, để lại 1/2 lá giúp quang hợp.

ghep-hoa-giay-ngu-sac-2

– Bước 3: Dùng dao ghép chuyên dụng hoặc lưỡi dao lam chẻ 1 đoạn từ trên xuống dưới tại gốc ghép ( độ sâu vết cắt bằng 1/3 gốc ghép) để lát mình ghép hoa giấy khác vào.

– Bước 4 : Đối với cành ghép bạn cũng nên sử dụng dao ghép chuyên dụng hoặc cũng có thể sử dụng dao lam, hay một loại dao có lưỡi sắc và mỏng để cắt vát hai nhát ở 2 phía đối diện tại phần gốc của cành ghép tạo thành hình chữ V (vết vắt dài khoảng 2 cm).

Rất hay:  Công thức tính chu vi hình chữ nhật mới nhất 2023 - Luật Hoàng Phi

cach-ghep-hoa-giay-ngu-sac-3

– Bước 5: Nhẹ nhàng đặt ấn phần đầu nhọn vừa cắt vát của cành ghép vào giữa vết cắt gốc ghép. Đặt cành ghép lệch về một bên sao cho “da kề da” tức vỏ của cành ghép tại vị trí khít với gốc ghép.

cach-ghep-hoa-giay-ngu-sac-5

– Bước 6: Sau đó cắt đoạn băng keo điện, quấn chặt lại. Sau khi quấn băng, có thể lấy keo liền sẹo thoa vào đầu cành ghép và chổ ghép. Sau khi keo khô giúp hạn chế cành ghép ko bị ẩm hơi nước làm thối cành.

ghep-hoa-giay-ngu-sac-6

– Bước 7: Dùng nilon trùm đoạn cành vừa ghép lại và dùng dây thít cột chặt lại để tránh nước mưa, sương dính vào làm thối cành ghép.

cach-ghep-hoa-giay-ngu-sac-7

Cách chăm sóc cây hoa giấy sau khi ghép

Sau khi ghép hoa giấy xong bạn cần đặt cây vào chỗ mát , khoảng 3-5 ngày tưới ẩm gốc một lần, không cần tưới nhiều tránh úng rễ. Sau 7-10 ngày nếu cành còn tươi thì tỉ lệ sống được 70%. Sau 20 ngày đọt non ra tầm 3 cm. Buổi chiều mát bạn dùng kéo cắt góc bọc nhựa cho thông hơi (không nên cắt ban ngày vì nắng nóng sẽ sốc nhiệt). Sau 3 ngày cắt tiếp 1 bên góc bọc nữa. Đến ngày thứ 5 bạn có thể tháo bọc hoàn toàn. Ngày thứ 7 đem cây ra ngoài nắng sáng để cho cành ghép làm quen dần với ánh nắng trực tiếp.

Lưu ý, Ghép hoa giấy có thể tiến hành ghép thành nhiều đợt, mỗi đợt bạn ghép vài màu khác nhau tùy theo ý tưởng của bạn. Cách ghép hoa giấy này cũng phù hợp với những người mới tập ghép hoa giấy trải nghiệm. Sau khi ghép hoa giấy khoảng 3-4 tháng thì cành ghép có thể ra hoa.

Những cây hoa giấy đẹp, hoa giấy khủng

Mời các bạn cùng ngắm những cây hoa giấy đẹp, những cây hoa giấy khủng mà hoadepviet.com sưu tầm nhé, chúc các bạn ghép thành công những cây hoa giấy ngũ sắc đẹp, những cây hoa giấy nhiều màu sắc theo ý thích của mình nhé. Nếu có băn khoăn hay thắc mắc gì các bạn có thể liên hệ với mình qua hotline/Zalo: 0985.226.782 nha.