Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV Giúp Hồ Sơ Tỏa Sáng

Nếu xem CV (bản hồ sơ xin việc) là “món vũ khí” luôn song hành cùng ứng cử viên trong hành trình tìm kiếm việc làm, thì mục tiêu nghề nghiệp chính là những “viên đạn” giúp bạn tạo được ấn tượng đủ mạnh mẽ để nhà tuyển dụng cảm thấy hứng thú với CV của bạn.

Vậy làm thế nào để viết mục tiêu nghề nghiệp có khả năng chinh phục nhà tuyển dụng? Cùng Glints tìm hiểu tất tần tật về cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong cv nhé!

Mục tiêu nghề nghiệp là gì và quan trọng như thế nào?

Mục tiêu nghề nghiệp là định hướng dài hạn của bạn đối với một ngành, nghề cụ thể nào đấy. Có thể hiện tại chỉ là sinh viên mới ra trường ngành Logistics, nhưng bạn hoàn toàn có thể đặt mục tiêu trở thành Chuyên gia trong lĩnh vực Logistics sau 5 năm.

Đặt mục tiêu nghề nghiệp không khiến bạn trở nên chảnh chọe, ngược lại nó chính là mỏ neo để bạn bám vào mỗi khi cảm thấy lạc lõng trong con đường sự nghiệp. Có mục tiêu rõ ràng giúp bạn sáng suốt hơn khi lựa chọn một công việc cho mình.

Không chỉ vậy, mục tiêu nghề nghiệp còn giúp bạn dễ dàng ra quyết định mỗi khi đứng trước những ngã rẽ. Đặc biệt hơn cả, đây còn là cơ sở để các cấp quản lý trông thấy lộ trình phát triển của bạn trong tương lai. Từ đó giao cho bạn những công việc thực sự phù hợp để bạn nhất.

Một lưu ý ở đây đó là mục tiêu nghề nghiệp cần có sự nhất quán, rõ ràng giữa các chặng đường trong lộ trình. Bên cạnh đó, cách viết mục tiêu nghề nghiệp cũng nên dựa trên tính thực tế và khả năng cá nhân.

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV cung cấp cái nhìn sơ lược về kỹ năng, kiến thức và khả năng của bạn. Nó rất có ý nghĩa trong hồ sơ xin việc không chỉ của những người mới, mà còn của các ứng viên có kinh nghiệm.

Mặc dù không yêu cầu phải viết quá dài, cách viết mục tiêu công việc trong CV lại thường xuyên làm khó được các ứng viên. Điều quan trọng là bạn phải viết sao cho thật cô đọng, lại vừa đủ những thông tin cần thiết bạn muốn truyền tải tới nhà tuyển dụng.

Phần này chỉ nên được gói gọn trong vòng 2-3 câu, và gồm có ba phần chính: mô tả ngắn gọn kỹ năng chuyên môn có liên quan đến yêu cầu câu việc đang ứng tuyển; kinh nghiệm làm việc hoặc thành tích nổi bật; và sau cùng là định hướng sự nghiệp trong tương lai.

Rất hay:  [Khám phá] Váy cách vẽ quần áo anime [mới nhất 2023]

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV quan trọng như thế nào?

Như đã đề cập bên trên, mục tiêu nghề nghiệp chính là “viên đạn” đầu tiên nên cần có sức công phá mạnh mẽ để tạo lực tác động mạnh mẽ đối với nhà tuyển dụng. Vậy mục tiêu nghề nghiệp trong CV có tầm quan trọng cụ thể ra sao?

1. Thu hút sự chú ý từ nhà tuyển dụng

Các nhà tuyển dụng có thể nhận được hàng ngàn CV mỗi ngày cho một vị trí tuyển dụng. Chính vì thế mà họ chỉ dành chưa đầy một phút để lướt qua từng đơn. Với một lời tuyên bố mạch lạc, rõ ràng và đầy tham vọng, bạn sẽ dễ dàng chinh phục được sự quan tâm của họ từ cái nhìn đầu tiên.

2. Làm nổi bật kỹ năng của bạn thông qua mục tiêu nghề nghiệp

Bạn hoàn toàn có thể viết mục tiêu nghề nghiệp để làm rõ những kỹ năng vượt trội của bản thân. Ví dụ, bạn đặt mục tiêu trở thành Chuyên gia Lĩnh vực Marketing sau 5 năm. Ngay tại đây, bạn cần liệt kê ngắn gọn và khúc chiết những kỹ năng bạn đang sở hữu để có thể đáp ứng cho mục tiêu dài hạn ấy. Có thế, bạn sẽ nhanh chóng làm nổi bật một trong những điểm mạnh của mình.

3. Giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công việc

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV đóng vai trò như một tựa đề. Chúng không chỉ giúp nhà tuyển dụng biết thêm về con người của bạn, mà còn giúp họ nhanh chóng xác định được bạn có phải là một ứng viên tiềm năng hay không, thông qua những từ khóa quan trọng mà bạn viết trong đó.

4. Tận dụng từ khóa liên quan ngày từ đầu CV

Một số nhà tuyển dụng sẽ sử dụng hệ thống theo dõi người nộp đơn để quét hồ sơ xin việc. Phần mềm này sẽ thiết lập những từ khóa nhất định sát với tiêu chí ứng tuyển. Sẽ thật tuyệt vời nếu như phần mục tiêu công việc của bạn bao hàm những từ khóa quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn chuyển sang giai đoạn tiếp theo của quá trình tuyển dụng.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Thoạt nghe qua có vẻ đơn giản, nhưng cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV sao cho thật hấp dẫn và khúc chiết lại là bài toán khó đối với nhiều người. Bởi lẽ, mục tiêu quá nông sẽ khiến bạn “ngủ quên trên chiến thắng”; song mục tiêu quá tầm với lại khiến bạn nản lòng và dễ từ bó.

Rất hay:  10+ cách nhắn tin với người yêu không nhạt giúp làm chủ cuộc chat

Vậy làm thế nào để viết mục tiêu công việc một cách hiệu quả nhất? Cùng Glints tìm hiểu các bước dưới đây:

1. Tìm hiểu kỹ vị trí bạn đang ứng tuyển và mô tả công việc

Mỗi khi bạn nộp đơn cho bất kì vị trí nào, hãy chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu tường tận về công ty, về công việc cũng như về bảng mô tả công việc. Thông qua những thông tin ấy, bạn sẽ biết nhà tuyển dụng đang tìm kiếm điều gì ở một ứng viên.

Nếu bạn cảm thấy bản thân thực sự phù hợp, bạn cần có cách viết mục tiêu nghề nghiệp thật rõ ràng để thể hiện rằng bạn xứng đáng với công việc này. Thông qua đoạn mục tiêu công việc, bạn cũng phần nào thể hiện được sự cam kết lâu dài của mình đối với công ty của họ.

2. Xác định đâu là điểm mạnh giúp bạn “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng

Tiếp theo, hãy nghĩ về những đặc điểm khiến bạn trở nên nổi bật hơn so với những ứng viên khác. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng những điểm mạnh hoặc kinh nghiệm này phải liên quan mật thiết với những tiêu chí của nhà tuyển dụng.

Sau khi đã xác định được những điểm mạnh của mình, bạn nên sử dụng những động từ mạnh để thể hiện sự quan tâm và nhiệt huyết của mình đối với vị trí bạn định ứng tuyển. Vì không thể thấy được gương mặt hay biểu cảm của bạn, thế nên câu chữ có sức nặng sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn thấu những mong mỏi, khát khao của bạn nhiều hơn.

3. Viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn nhất có thể

Mục tiêu nghề nghiệp của bạn chỉ nên từ 2-3 câu đơn ngắn. Nó phải tập trung vào những điểm mạnh đã liệt kê ở bước trước, như kỹ năng, kinh nghiệm làm việc hay thành tựu đạt được.

Tất nhiên, ai cũng sẽ muốn đem cho bằng hết những điểm mạnh của mình để ghi thật nhiều điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy vậy, đây cũng có thể là con dao hai lưỡi: nó sẽ khiến mục tiêu nghề của bạn trở nên lan man, thiếu trọng tâm và khiến nhà tuyển dụng khó đọng lại những điểm nổi bật nhất của bạn.

4. Làm nổi bật mục tiêu nghề nghiệp

Mục đích của mục tiêu nghề nghiệp là để thu hút sự chú ý đầu tiên từ nhà tuyển dụng. Vì vậy, bạn cần đặt nó ở một vị trí nổi bật trong sơ yếu lý lịch của mình. thông thường, mục tiêu nghề nghiệp trong CV được đặt ngay bên dưới tên và thông tin liên hệ của bạn.

Rất hay:  Cách xếp bát vào máy rửa bát Bosch đúng cách chi tiết A – Z

5. Làm thế nào để biết mục tiêu nào là hợp lý?

  • Bạn hãy phân tích cách đặt mục tiêu từ phương pháp SMART. Chúng phải bao gồm các ý:
  • Specific (Rõ ràng)
  • Measurable (Có thể đo lường)
  • Achievable (Có thể hoàn thành)
  • Realistic (Thực tế)
  • Time-bound (Mốc thời gian cụ thể)

Các mục tiêu có cấu trúc rõ ràng sẽ giúp kế hoạch của bạn diễn ra đúng quy trình.

Một số ví dụ về cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV không có một quy chuẩn hoặc mẫu sẵn có nào có thể áp dụng cho mọi vị trí hay ngành nghề. Bạn nên tự viết ra một mục tiêu nghề nghiệp tùy từng công việc cụ thể mà bạn muốn ứng tuyển.

Dưới đây là một số ví dụ về những mẫu mục tiêu nghề nghiệp trong CV theo từng nhóm ngành nghề. Chúng có thể hữu ích trong việc mang lại cho bạn cảm hứng để phát triển một mục tiêu nghề nghiệp cho riêng mình.

Đọc thêm: Cách ghi kinh nghiệm làm việc trong CV hợp lý

Dành cho người chưa có kinh nghiệm

Đối với những bạn sinh viên mới ra trường, thực tập sinh hay người làm trái ngành, việc viết mục tiêu công việc có thể là một thử thách. Bởi lẽ, họ sẽ khó lòng tìm ra điểm mạnh của bản thân để khiến nó liên quan đến công việc. Glints gợi ý cách viết như sau:

Kỹ sư phát triển phần mềm

Thực tập sinh Talent Acquisition

Dành cho người đã có kinh nghiệm

Dưới đây, Glints sẽ gợi ý một số cách viết mục tiêu nghề nghiệp dành cho những người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm ở nhiều ngành nghề khác nhau. Lưu ý rằng đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên biến tấu để những mục tiêu nghề nghiệp này trở thành cái riêng của bạn nhé!

Kỹ sư phát triển phần mềm

Phát triển kinh doanh

Digital Marketing

UI/UX Designer

Đọc thêm: Cách Làm CV Xin Việc Trái Ngành

Kết luận

Tóm lại, mục tiêu nghề nghiệp trong CV sẽ giúp nhà tuyển dụng khái quát hóa về con người của bạn trước khi họ đọc toàn bộ nội dung được viết ra trong CV của bạn. Chính vì thế, cách viết mục tiêu nghề nghiệp cần có sự rõ ràng, logic, khúc chiết và thể hiện được tiềm năng của bạn đối với công việc.

Tác Giả