Lý thuyết Phương trình bậc nhất hai ẩn. – Lớp 9 – Loigiaihay.com

1. Các kiến thức cần nhớ

Khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn

+) Phương trình bậc nhất hai ẩn là phương trình có dạng $ax + by = c$

Trong đó $a,b,c$ là những số cho trước $a ne $$0$ hoặc $b ne 0$ .

– Nếu các số thực ${x_0},,{y_0}$ thỏa mãn $ax + by = c$ thì cặp số $({x_0},,{y_0})$ được gọi là nghiệm của phương trình $ax + by = c$.

– Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ , mỗi nghiệm $({x_0},,{y_0})$ của phương trình $ax + by = c$ được biểu diễn bới điểm có tọa độ $({x_0},,{y_0})$.

2. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Tìm điều kiện của tham số để một cặp số cho trước là nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn.

Phương pháp:

Nếu cặp số thực $({x_0},,{y_0})$thỏa mãn $ax + by = c$ thì nó được gọi là nghiệm của phương trình $ax + by = c$.

Dạng 2: Viết công thức nghiệm tổng quát của phương trình bậc nhất hai ẩn. Biểu diễn tập nghiệm trên hệ trục tọa độ.

Phương pháp:

Xét phương trình bậc nhất hai ẩn $ax + by = c$.

1. Để viết công thức nghiệm tổng quát của phương trình, trước tiên ta biểu diễn $x$ theo $y$ ( hoặc $y$ theo $x$) rồi đưa ra công thức nghiệm tổng quát.

2. Để biểu diễn tập nghiệm của phương trình trên mặt phẳng tọa độ, ta vẽ đường thẳng d có phương trình $ax + by = c$.

Dạng 3: Tìm điều kiện của tham số để đường thẳng $ax + by = c$ thỏa mãn điều kiện cho trước

Rất hay:  Các bước đỡ đẻ chó mèo tại nhà và những điều cần lưu ý

Phương pháp:

Ta có thể sử dụng một số lưu ý sau đây khi giải dạng toán này:

1. Nếu (a ne 0) và (b = 0) thì phương trình đường thẳng $d: ax + by = c$ có dạng $d:x = dfrac{c}{a}$. Khi đó $d$ song song hoặc trùng với $Oy$ .

2. Nếu (a = 0) và (b ne 0) thì phương trình đường thẳng $d: ax + by = c$ có dạng $d:y = dfrac{c}{b}$. Khi đó $d$ song song hoặc trùng với $Ox$ .

3. Đường thẳng $d:ax + by = c$ đi qua điểm $M({x_0},,{y_0})$ khi và chỉ khi $a{x_0} + b{y_0} = c$.

Dạng 4: Tìm các nghiệm nguyên của phương trình bậc nhất hai ẩn

Phương pháp:

Để tìm các nghiệm nguyên của phương trình bậc nhất hai ẩn $ax + by = c$, ta làm như sau:

Cách 1:

Bước 1: Rút gọn phương trình, chú ý đến tính chia hết của các ẩnBước 2: Biểu thị ẩn mà hệ số của nó có giá trị tuyệt đối nhỏ (chẳng hạn $x$ ) theo ẩn kia.Bước 3: Tách riêng giá trị nguyên ở biểu thức của $x$ Bước 4: Đặt điều kiện để phân bố trong biểu thức của $x$ bằng một số nguyên (t), ta được một phương trình bậc nhất hai ẩn $y$ và (t) – Cứ tiếp tục như trên cho đến khi các ần đều được biểu thị dưới dạng một đa thức với các hệ số nguyên.

Cách 2:

Bước 1. Tìm một nghiệm nguyên $({x_0},,{y_0})$ của phương trình.

Bước 2. Đưa phương trình về dạng $a(x – {x_0}) + b(y – {y_0}) = 0$ từ đó dễ dàng tìm được các nghiệm nguyên của phương trình đã cho.

Rất hay:  Tin Chỉ - Xếp Loại Tốt Nghiệp Đại Học 2022