Các biện pháp giúp kiểm soát tốt chỉ số HbA1c

Theo chia sẻ của Ths.BS Nguyễn Thị Thùy Ngân, Trưởng Khoa Thận – Nội Tiết, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, HbA1c là chỉ số quan trọng trong chẩn đoán và đánh giá điều trị bệnh đái tháo đường. Giá trị lý tưởng của xét nghiệm chỉ số HbA1c đối với người bệnh đái tháo đường là dưới 7%. Tuy nhiên, vẫn nên cá thể hóa từng trường hợp người bệnh để từ đó có mục tiêu HbA1c phù hợp. Bên cạnh đó, để kiểm soát tốt chỉ số HbA1c người bệnh cũng nên áp dụng những biện pháp dưới đây.

1. Tuân thủ điều trị

Bác sĩ sẽ cung cấp cho người bệnh mục tiêu HbA1c. Nếu HbA1c đang ở mức quá cao so với mục tiêu, người bệnh nên đặt ra mức HbA1c cần giảm mỗi 3 tháng. Vì vậy người bệnh cần tuân thủ điều trị, dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tuân thủ chế độ ăn, luyện tập, tái khám đúng hẹn. Nếu người bệnh xuất hiện những triệu chứng bất thường phải thông báo cho bác sĩ để có điều chỉnh phù hợp.

(Người bệnh được khám, chẩn đoán, quản lý bệnh Đái tháo đường tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp)

2. Theo dõi đường huyết thường xuyên

Xét nghiệm HbA1C thường được chỉ định lặp lại sau mỗi 3 tháng. Trong thời gian này, người bệnh nên thực hiện theo dõi đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết thường trước các bữa ăn và sau ăn 2 giờ. Điều này giúp người bệnh biết được đường huyết của mình có đang được kiểm soát tốt không với phác đồ điều trị hiện tại. Nếu đã áp dụng tích cực các biện pháp mà đường huyết vẫn vượt ngưỡng thường xuyên, hãy thông báo cho bác sĩ để có phác đồ điều trị hợp lý.

Rất hay:  Hắc lào ở háng nam giới: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm không tái lại

(ST)

3. Thực hiện chế độ ăn

  • Những thực phẩm được khuyến khích cho người bệnh đái tháo đường gồm có: Các loại rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt cá nạc và các loại sữa đã tách béo. Người bệnh không nên ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, món ăn quá mặn, nhiều đường hoặc các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Hạn chế ăn đồ ăn bên ngoài vì chúng ta không biết cách chế biến của đồ ăn mua bên ngoài gồm những thành phần gì.
  • Hạn chế ăn vặt đặc biệt những đồ ăn nhanh, có thể thay vào đó là hoa quả, sữa không đường hoặc sữa cho người tiểu đường.
  • Không bỏ bữa, ăn đầy đủ các bữa ăn trong ngày giúp người bệnh hạn chế tình trạng ăn quá độ vào bữa kế tiếp để ổn định đường huyết

(ST)

4. Tăng cường luyện tập

Quá trình tập luyện tích cực sẽ kích thích tăng chuyển hóa đường trong cơ thể. Nhờ đó, đường huyết của người bệnh sẽ được kiểm soát tốt nhất. Đây cũng là lý do mà các bác sĩ khuyến khích người bệnh nên thực hiện tập thể dục tích cực 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Trường hợp không thể tập luyện cường độ cao, người bệnh nên chuyển sang đi bộ 3 lần/ngày, mỗi lần 10 phút để có được tác động tích cực nhất. Luyện tập thể chất hằng ngày ngoài kiểm soát đường máu còn kiểm soát tốt huyết áp, tăng cường chất lượng giấc ngủ, giảm mỡ máu,… Những bài tập mà người bệnh đái tháo đường có thể lựa chọn như đi bộ hằng ngày, môn nhảy, bơi lội, đạp xe, leo cầu thang, tập Yoga,…

Rất hay:  Có 3 dấu hiệu này: Bạn là người có "cốt cách" rất lớn, được vạn người ngưỡng mộ, làm gì cũng được trọng dụng

(ST)

5. Kiểm soát cân nặng

Đối với những người bị đái tháo đường, đặc biệt đái tháo đường typ2, việc thừa cân sẽ khiến căn bệnh này càng thêm trầm trọng hơn. Người bệnh chỉ cần giảm từ 5 – 10% cân nặng, sức khỏe được cải thiện rõ rệt. Kiểm soát lượng calo hàng ngày và tăng hoạt động thể lực là một trong những cách giảm cân hiệu quả.

6. Kiểm soát tâm trạng

Các nghiên cứu cho thấy, tâm trạng căng thẳng sẽ kích thích cơ thể tăng tiết hormon giảm nhạy cảm với insulin. Đây là lý do làm tăng đường huyết và đẩy chỉ số HbA1C vượt ngưỡng. Do đó, người bệnh cần cố gắng duy trì cho mình tinh thần thoải mái, tránh bị áp lực kéo dài. Khi cơ thể mệt mỏi, người bệnh có thể tập luyện các bộ môn như: ngồi thiền, yoga hoặc đơn giản là nghe nhạc để tâm lý được thả lỏng. Ngoài ra, hãy đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.

Nhìn chung việc ngăn ngừa và điều trị biến chứng tiểu đường là một quá trình dài, đòi hỏi sự kiên trì và phối hợp nhiều phương pháp với nhau. Càng áp dụng sớm và duy trì thực hiện tốt những biện pháp phòng ngừa trên, người bệnh càng có cơ hội cao tránh được các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Rất hay:  Cách Vẽ Truyện Tranh Hài: Tất Tần Tật Những Điều Bạn Cần Biết

Ths.BS Nguyễn Thị Thùy Ngân, Trưởng Khoa Thận – Nội Tiết

Nguyễn Hà