Cách chữa bệnh đau bụng dưới bên trái từ bác sĩ – YouMed

Đau bụng dưới bên trái thường gây ra bởi tác nhân không đáng lo ngại, nhưng đây cũng không phải là tình trạng dễ dàng bỏ qua. Bệnh có thể lành tính do đầy hơi, khó tiêu, hoặc có thể nghiêm trọng do khối u đang phát triển. Vậy cách chữa đau bụng dưới bên trái như thế nào để giải tỏa căng thẳng của đau gây ra cho người bệnh? Sau đây ThS.BS Trần Quốc Phong chia sẻ một số thông tin về đau bụng dưới bên trái đến bạn đọc.

Đau bụng dưới bên trái là gì?

Phần bụng dưới bên trái là nơi tập trung các cơ quan thiết yếu của cơ thể, chủ yếu là cơ quan tiêu hóa và bài tiết.

Chính vi vậy nguyên nhân đau bụng dưới bênh trái chủ yếu là rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân này gây cơn đau bụng không đáng lo ngại có thể lành tính do ứ khí nhưng có thế nghiêm trọng hơn do nhiễm trùng. Vì vậy chúng ta không nên bỏ qua vấn đề này.

Xem thêm: Đau bụng dưới: Những nguyên nhân thường gặp ở nam và nữ

Nguyên nhân và dấu hiệu đau bụng dưới bên trái

Nguyên nhân1

Một số nguyên nhân đau bụng dưới bên trái có thể lành tính hoặc thậm chí nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân để làm cơ sở tìm ra cách chữa đau bụng dưới bên trái hiệu quả.

  • Viêm ruột thừa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Viêm ruột thừa xảy ra khi túi thừa ở ruột non bị nhiễm trùng, viêm.
  • Bệnh Celiac là tình trạng viêm mãn tính ở đường tiêu hóa do không dung nạp gluten. Gluten là protein có trong lúa mì và xuất hiện nhiều trong thực phẩm dinh dưỡng. Khi mắc bệnh này, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các phần của ruột gây các vấn đề tiêu hóa và thiếu hụt vitamin.
  • Đầy bụng thường gặp do nuốt một lượng khí khi ăn và lượng khí được tạo ra trong quá trình tiêu hóa. Tác nhân này không đáng lo ngại, vì khí sẽ thoát ra qua trực tràng hoặc thực quản.
  • Táo bón thường xảy ra do không đi tiêu được, lâu ngày phân ứ đọng trong đại tràng nhiều hơn. Tình trạng này thường do ăn thiếu chất dinh dưỡng và lười vận động.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn mãn tính của hệ tiêu hóa.
  • Tắc ruột tình trạng tắc nghẽn xảy ra khi thức ăn không thể di chuyển qua đường tiêu hoá.
Rất hay:  Tổng hợp các cách thu nhỏ màn hình máy tính Win 10 - HC
Viêm ruột thừa là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau bụng dưới bên trái
Viêm ruột thừa là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau bụng dưới bên trái

Xem thêm: Dị ứng lúa mì: Một tình trạng không thể lơ là

Dấu hiệu1

Triệu chứng đau bụng dưới bên trái do nguyên nhân liên quan đến đường tiêu hóa:

  • Bụng bị đầy hơi gây ra cảm giác căng tức.
  • Đi ngoài ra máu.
  • Táo bón.
  • Tiêu chảy.
  • Khó tiêu.
  • Buồn nôn nhưng không nôn.

Những dấu hiệu khác xuất hiện toàn thân cùng đau bụng dưới bên trái:

  • Sốt cao.
  • Nhức mỏi toàn thân.
  • Co thắt cơ.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Tiểu đau, tiểu rát.
  • Sụt cân.

Một số trường hợp, nguyên nhân đau bụng dưới bên có thể gây triệu chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng, cần được đánh giá khẩn cấp:

  • Chảy máu khi mang thai.
  • Mất ý thức, bất tỉnh hoặc không phản ứng.
  • Tăng nhịp tim bất thường.
  • Chảy máu trực tràng.

Chẩn đoán

Để có cách chữa đau bụng dưới bên trái hiệu quả, chẩn đoán là bước quan trọng.

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và có thể đưa ra những chỉ định bao gồm:

  • Chụp CT.
  • Sêu âm.
  • Nội soi.
Siêu âm là một trong những phương pháp được sử dụng để tìm ra nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái
Siêu âm là một trong những phương pháp được sử dụng để tìm ra nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái

Cách chữa đau bụng dưới bên trái

Điều trị phụ thuộc vào triệu chứng hoặc bệnh gây đau bụng.

Đau bụng dưới bên trái liên quan đến các vấn đề viêm nhiễm ở đường tiêu hoá2

  • Bổ sung nhiều nước.
  • Ăn những thực phẩm dạng lỏng như súp, cháo, canh rau củ nấu chậm,…
  • Việc bổ sung những thực phẩm dạng lỏng giúp hệ tiêu hoá phục hồi và giảm nguy cơ tắc nghẽn đường ruột dẫn đến tình trạng đau bụng dưới.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc kem steroid để làm giảm tình trạng viêm nhiễm.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng đối với những trường hợp bị táo bón nặng.
  • Loại bỏ những sản phẩm có chứa gluten đối với những trường hợp có bệnh lý celiac.
Rất hay:  Nguyên nhân và cách giảm, chữa đau bụng kinh nguyệt nhanh, tức

Đau bụng dưới bên trái liên quan đến các vấn đề cấu trúc2

Trong một số trường hợp hiếm hoi, viêm ruột thừa nhẹ có thể thuyên giảm chỉ với thuốc kháng sinh. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ cần phẫu thuật để cắt bỏ ruột thừa.

Các phương pháp chữa trị tại nhà đối với những triệu chứng nhẹ2

  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm dầu mỡ, khó tiêu.
  • Tăng cường bổ sung chất xơ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh táo bón.
  • Khi xuất hiện đau bụng dưới kèm theo nhiều triệu chứng nêu trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân của cơn đau và chữa trị kịp thời để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bạn nên bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn hàng ngày để giảm nguy cơ táo bón
Bạn nên bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn hàng ngày để giảm nguy cơ táo bón

Phòng ngừa bệnh đau bụng dưới bên trái

Cơn đau bụng dưới ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Sau đây là một số phương pháp đơn giản giúp bạn phòng ngừa cơn đau bụng dưới bên trái.

  • Chườm nóng: phương pháp phổ biến, tiện lợi và tiết kiệm thời gian.
  • Uống nhiều nước: giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng.
  • Tắm nước nóng: giúp cơ thể được thư giãn, cải thiện tinh thần và giảm đau bụng.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Ăn uống khoa học đúng giờ, không bỏ bữa nhất là bữa ăn sáng.
  • Tập thói quen ăn chậm và nhai kĩ để thức ăn được tiêu hoá một cách dễ dàng.
  • Hạn chế chất kích thích: rượu, bia, hút thuốc lá, đồ ăn cay nóng,…
Rất hay:  Thuốc cầm máu kinh nguyệt nào được chị em dùng nhiều nhất hiện nay?

Bài viết trên gửi đến bạn đọc những thông tin cần thiết và hữu ích đối với tình trạng đau bụng dưới bên trái. Nếu bạn phát hiện dấu hiệu đau bụng dưới nào, bạn cần quan tâm, chú trọng để tìm hiểu nguyên nhân gây ra cũng như cách chữa đau bụng dưới bên trái. Khi cơn đau bụng dưới bên trái kéo dài đi kèm nhiều triệu chứng, bạn nên đến gặp bác sĩ để hiểu rõ tình trạng của bản thân.