Hiện nay, tình hình nhiễm bệnh giun sán trong đường ruột giảm, tuy nhiên các bệnh giun sán nhiễm trong máu có xu hướng tăng, đặc biệt là bệnh ấu trùng giun đũa chó hay còn gọi là bệnh sán chó Toxocara.
Nhiễm sán chó gây hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng và ấu trùng di chuyển đến mắt, ngoài các tổn thương thực thể tại da, bệnh sán chó Toxocara có thể gây tổn thương gan, mắt và não. Đã ghi nhận số ít trường hợp tử vong do ấu trùng làm tổ trong não nhưng không được phát hiện để điều trị.
Ấu trùng sán chó Toxocara nhiễm bệnh cho người qua đường miệng và vào máu, chúng di chuyển trong dòng máu gây tổn thương các cơ quan gan, tim, phổi, não, cơ,…Ấu trùng tiết ra độc tố gây phản ứng viêm dẫn đến bị ngứa da, nổi mẩn đỏ khắp người, đôi khi chỉ nổi mẩn đỏ ở tay hoặc chân, bệnh nhân gãy lâu ngày gây chàm da, dị ứng, nổi mề đay, thường được chẩn đoán là viêm da cơ địa, ảnh hưởng sức khỏe, lao động và học tập của người bệnh.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài biết sau:
1. Bệnh mẩn ngứa là gì?
Mẩn ngứa da là phản ứng của cơ thể đối với một yếu tố lạ hay còn gọi là kháng nguyên lạ, với những đặc điểm và hình thái tổn thương trên da khác nhau nhưng có một đặc điểm chung là ngứa ngáy khó chịu, da mẩn đỏ, nổi mề đay, nóng bề mặt da, ngứa râm ran khắp người…có thể xuất hiện bất cứ khi nào, ngắn hay dài, mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh.
Thường 70% mẩn ngứa da do bệnh lý gây ra, đặc biệt là nhiễm bệnh sán chó trong máu gây ngứa ngày càng gia tăng, 30% mẩn ngứa da do nguyên nhân khác như, bệnh nấm da, yếu tố di truyền, do thay đổi nội tiết. Bệnh ngứa uống thuốc bớt bệnh, hết thuốc ngứa lại, thời gian chữa trị trên 2 tuần không dứt gọi là ngứa kéo dài.
2. Bệnh sán chó ở người là gì?
Bệnh sán chó ở người hay còn gọi là nhiễm sán chó Toxocara, lây nhiễm cho con người do nuốt phải ấu trùng qua ăn uống, do tiếp xúc với đất cát nhiễm ấu trùng. Trẻ em nhiễm bệnh sán chó do thói quen ngậm mút tay,… Sau khi nhiễm bệnh sán chó 1-2 tuần trứng phát triển thành ấu trùng xâm nhập vào máu, di chuyển tới các bộ phận trong cơ thể.
3. Lý do tại sao bị sán chó lại gây ngứa kéo dài?
Cơ chế gây ngứa là hệ miễn dịch của chúng ta nhận biết ký sinh trùng trong cơ thể là một kháng nguyên lạ (đặc biệt là các chất thải tiết của chúng) sau đó cơ thể sinh kháng thể kháng kháng nguyên, kháng thể kết hợp với kháng nguyên gây phản ứng dị ứng là ngứa da từng cơn, nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người, vị trí thường gặp là da vùng cẳng tay, mặt trước đùi, mông, lưng, bụng và da đầu,…khi đi khám thì thường được chẩn đoán chung chung là bệnh chàm.
Quá trình di chuyển trong máu ấu trùng sán chó bài tiết ra chất độc, lúc này cơ thể nhận biết đó là một dị nguyên có hại và phản ứng lại bằng cách giải phóng và tăng cường chất histamine có sẵn trong cơ thể để chống lại chất độc giun ấu trùng sán chó tiết ra. Khi nồng độ histamin gia tăng sẽ gây nên hiện tượng dị ứng ngứa kéo dài, phù mạch, nóng da, cảm giác mệt mỏi khó chịu.
Tùy thuộc vào thời gian nhiễm bệnh sán chó, số lượng ấu trùng nhiều hay ít, thể tạng và miễn dịch của mỗi người mà có những biểu hiện mẩn ngứa da do bệnh sán chó kéo dài hay ngắn khác nhau.
4. Uống thuốc dị ứng bớt bệnh hết thuốc ngứa trở lại
Khi bị ngứa da kéo dài chưa xác định được nguyên nhân bạn sẽ nghĩ đến việc uống thuốc dị ứng để giảm ngứa. Như bạn đã biết cơ thể tăng cường Histamine để chống lại chất độc do sán chó tiết ra, khi nồng độ Histamine trong máu tăng cao giống như con dao hai lưỡi, một mặt chống lại sán chó mặt khác nó gây ngứa, phù mạch, phù niêm ruột gây đau bụng.
Thuốc chống ngứa chính là kháng Histamine là dược phẩm để đối kháng lại nồng độ Histamine trong cơ thể, chỉ có tác dụng giảm tình trạng ngứa nhất thời do sán chó gây ra. Thuốc chống dị ứng không có tác dụng lâu dài, không có tác dụng trị nguyên nhân bệnh. Cho nên, không nên dùng thuốc kháng Histamine kéo dài trên 3 tuần. Nếu sử dụng lâu dài sẽ gây hại cho gan, thận, gây buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
5. Những ai có nguy cơ nhiễm bệnh sán chó?
Mọi người đều có thể bị nhiễm bệnh sán chó. Nhất là những gia đình nuôi chó mèo và trẻ em nhiễm cao hơn người lớn. Tỷ lệ ở vùng nông thôn nhiễm cao hơn thành phố do sử dụng nguồn nước ô nhiễm và tiếp xúc với đất thường xuyên. Cụ thể những trường hợp sau đây có nguy bị sán chó và có thể bị ngứa da do sán chó cao hơn các đối tượng khác:
- Những người hay ăn rau sống, thịt động vật tái sống
- Người có thói quen ăn các nội tạng động vật chưa được nấu chín kỹ, sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh.
- Người nuôi thú cưng, người làm vườn, chơi thể thao tiếp xúc với đất cát nhiễm ấu trùng sán chó
- Người không có thói quen rửa tay trước khi ăn
Tại Việt Nam có khoảng 20% người có kháng thể dương tính với sán chó Toxocara và tỷ lệ này ngày càng tăng nhanh. Tại Mỹ, tỷ lệ dương tính khoảng 13,9%, tại Anh là 2 – 5%.
6. Bệnh sán chó lây nhiễm cho người bằng cách nào?
Khi chó mèo phóng uế ra môi trường, phân của chúng không được xử lý sẽ thải ra một lượng lớn trứng sán chó Toxocara rồi nhiễm vào nguồn nước, đất, cát, rau, củ. Người sử dụng nguồn nước, người chơi thể thao, người làm vườn, người có thói quen ăn rau sống, có nguy cơ nhiễm ấu trùng sán chó khi tiếp xúc với chúng. Ấu trùng sán chó cũng có trong thịt bò, heo, khi ăn các loại thực phẩm này không được nấu chín cũng có nguy cơ nuốt phải trứng và ấu trùng sán có vào ruột. Ấu trùng sán có cũng có thể lây cho người qua da, qua niêm mạc.
7. Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó
Phần lớn nhiễm bệnh sán chó không có triệu chứng mà tình cờ phát hiện qua xét nghiệm kiểm tra định kỳ. Một số trường hợp phát hiện khi mẩn ngứa da kéo dài, chữa trị bệnh da liễu không hiệu quả. Khi uống thuốc giảm ngứa nếu ngưng thuốc 1 – 2 ngày tái phát lại. Cơn ngứa có thể xuất hiện về đêm hoặc bất cứ thời gian nào trong ngày, ngứa có thể là:
Viêm da, chàm da, dị ứng ngứa
Nổi mẩn đỏ khắp người
Nổi mẩn đỏ ở tay
Nổi mẩn đỏ trên da bụng, đùi
Bị ngứa toàn thân vào ban đêm
Ngứa càng gãi càng ngứa
Ngứa toàn thân
Ngứa râm ran khắp người
Đôi khi chỉ nổi mẩn đỏ không ngứa
Hình ảnh mẩn ngứa da ở bệnh nhân xét nghiệm nhiễm ấu trùng giun đũa chó Toxocara
8. Dấu hiệu nhận biết bệnh ngứa kéo dài do sán chó
Ngứa kéo dài trên 2 tuần, sử dụng thuốc ngứa không hiệu quả, ngứa có thể xuất hiện một vài vị trí như đầu, mặt, cổ, lưng, bụng hoặc toàn thân. Đôi khi chỉ nổi mẩn mà không ngứa, vùng nổi mẩn gồ lên mặt da, sờ thấy nóng.
9. Chẩn đoán bệnh ngứa do sán chó bằng cách nào?
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh sán chó bằng phương pháp ELISA. Phương pháp xét nghiệm bệnh sán chó Toxocara là tìm kháng thể kháng kháng nguyên trong máu. Phương pháp này gọi là miễn dịch ELISA thực hiện trên máy tự động, người bệnh đến khám được lấy 2ml máu sau đó ly tâm tách huyết tương và sử dụng bộ kít rành riêng cho bệnh sán chó để xét nghiệm. Mỗi một bộ kít tương ứng với một loại giun sán (một bệnh giun sán) và được chạy trên cùng một hệ thống máy xét nghiệm miễn dịch. Phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, cho kết quả nhanh và chính xác. Thời gian trả kết quả trong ngày tại phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga.
10. Dấu hiệu nặng của bệnh sán chó Toxocara?
Dấu hiệu bệnh nặng có thể khởi phát bằng nhức mỏi mắt hoặc đau nhức đầu, sau một thời gian mắt có thể bị mờ đi và giảm thị lực nhanh chóng. Chụp cộng hưởng từ sọ não có thể thấy hình ảnh tổn thương trên đỉnh hốc mắt. Trên phim có thể thấy ổ sán tại não, người bệnh thấy theo đau đầu, đau cơ, yếu nửa người, chóng mặt, động kinh, khám thấy dấu hiệu viêm não – màng não là báo hiệu bệnh nặng, giai đoạn này xuất hiện muộn hơn và có thể để lại di chứng liệt, thậm chí dẫn đến tử vong
11. Điều trị sán chó bao lâu thì cải thiện bệnh ngứa da lâu ngày?
Ngứa kéo dài là triệu chứng xuất hiện sau khi nhiễm ấu trùng sán chó một vài tuần, việc chẩn đoán nguyên nhân bệnh có ý nghĩa quyết đến hiệu quả điều trị, tuân thủ theo phác đồ điều trị, triệu chứng ngứa có thể đẩy lùi.
Một số trường hợp chẩn đoán chính xác nhưng người bệnh không tuân thủ điều trị hay hoặc điều trị không triệt để dẫn đến bệnh ngứa kéo dài. Điều trị đúng thuốc, đủ liều các triệu chứng ngứa giảm dần sau 1 – 2 tuần.
Thời gian điều trị nhiễm giun đũa chó thường là 7 – 14 ngày và cần phối hợp thuốc để tăng hiệu quả chữa trị. Phối hợp thuốc diệt giun sán, kèm thuốc kháng viêm, thuốc kháng h2 giúp tăng tác động hiệp đồng, giảm chi phí và thời gian điều trị bệnh ngứa kéo dài do sán chó.
12. Điều trị bệnh ngứa kéo dài do sán chó có tốn nhiều tiền không?
Tìm được nguyên nhân ngứa, trị ngứa kéo dài từ nguyên nhân, rút ngắn thời gian điều trị, giảm chi phí đi lại. Chi phí điều trị bệnh sán chó và mẩn ngứa kéo dài do sán chó gồm chi phí thuốc theo giá niêm yết, chi phí khám bệnh 150.000đ, các xét nghiệm chẩn đoán, siêu âm, tùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định những xét nghiệm cần thiết để hỗ trợ chẩn đoán.
Địa chỉ khám và xét nghiệm bệnh ngứa da nổi mề đay kéo dài do giun sán
Khi bị ngứa da kéo dài trên 2 tuần, uống thuốc dị ứng bớt bệnh, hết thuốc ngứa lại, tình trạng tổn thương da ngày càng trầm trọng, mời anh chị tới phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga tại địa chỉ số 74 – 76 đường Trần Tuấn Khải, phường 5, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh để khám, xét nghiệm kiểm tra bệnh giun sán và điều trị. Thời gian trả kết quả trong ngày.
Ánh Nga là Phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng do bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh và Đặng Thị Nga làm việc trong ngành Ký sinh trùng thành lập, trực tiếp thăm khám, hỗ trợ điều trị d.ứt điểm các bệnh ngứa da nổi mề đay, dị ứng do nhiễm trùng giun sán. Đảm bảo mọi quyên lợi nơi người bệnh.
PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA
CHUYÊN KHOA KÝ SINH TRÙNG
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
Mở cửa từ 7h sáng đến 5h chiều, thứ 2 đến thứ 7
ĐC: 74 – 76 Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5, TP HCM
Đăng ký khám bệnh: 0912171177 – 02838302345
Xem bản đồ