Câu hỏi: Em năm nay 24 tuổi, bị viêm da cơ địa đã hơn 3 năm. Mỗi lần bệnh tái phát, tay chân em ngứa dữ dội. Nhiều lúc chịu không nổi em lỡ tay gãi, cào vào da khiến da bị xước. Dược sĩ Omi cho em hỏi có cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa không ạ? Mong dược sĩ gợi ý giúp em các cách trị ngứa viêm da cơ địa đơn giản tại nhà. Em cảm ơn.
(Nguyễn Hiền – Hà Nội)
Trả lời: Xin chào bạn Nguyễn Hiền,
Trước hết cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho dược sĩ Omi Pharma. Thời gian gần đây số lượng bệnh nhân bị viêm da cơ địa tăng nhanh chóng. Tình trạng chung của các bệnh nhân bị viêm da cơ địa là nổi mẩn và ngứa ngáy dữ dội. Vì thế, không chỉ bạn Hiền mà rất nhiều người cũng quan tâm tới vấn đề viêm da cơ địa phải làm sao, có cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa không. Dược sĩ Omi xin trả lời như sau:
1. Viêm da cơ địa là bệnh gì? Nguyên nhân viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa được xếp vào nhóm bệnh da liễu mãn tính, có xu hướng kéo dài và tái phát nhiều lần. Có 2 nguyên nhân chính gây viêm da cơ địa, một là phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch bẩm sinh, hai là do những yếu tố bên ngoài như:
- Viêm da cơ địa do sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa mạnh;
- Viêm da cơ địa do thường xuyên tắm nước nóng quá lâu;
- Viêm da cơ địa do thay đổi thời tiết, độ ẩm không khí thấp;
- Viêm da cơ địa do ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với khói bụi độc hại;
- Viêm da cơ địa do dị ứng với thực phẩm.
Tình trạng viêm da cơ địa thường khiến cho da ửng đỏ và khô ngứa. Nếu gãi sẽ làm lở loét và nứt nẻ da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công da và gây nhiễm trùng. Bệnh viêm da cơ địa không dứt điểm hoàn toàn và có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Điều khiến bệnh nhân khó chịu nhất là bị ngứa viêm da cơ địa dai dẳng. Vì thế, biết được cách giảm ngứa viêm da cơ địa là cực kỳ cần thiết.
2. Dấu hiệu và triệu chứng viêm da cơ địa
Giai đoạn đầu khi mới khởi phát, các triệu chứng viêm da cơ địa không rõ rệt khiến người bệnh bị nhầm với bệnh dị ứng, mẩn ngứa da thông thường. Do đó, người bệnh cũng chủ quan trong việc điều trị, tự ý dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Khi bệnh tiến triển nặng hơn kéo theo các vùng da bị thương tổn lan nhanh chóng, viêm loét và nhiễm trùng da.
Các dấu hiệu bệnh viêm da cơ địa điển hình là: Ngứa da âm ỉ đến dữ dội, thường ngứa vào buổi đêm hoặc khi nhiệt độ cơ thể tăng hoặc bài tiết mồ hôi. Da khô nứt, sần sùi, ửng đỏ như phát ban. Vị trí bị ngứa da và mẩn đỏ thường xuất hiện ở các nếp gấp da trên cổ, tay, ngực, đùi, bẹn,…Việc sớm phát hiện các triệu chứng, dấu hiệu bệnh viêm da cơ địa sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị đúng đắn.
3. Cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa
Bạn có biết làm gì khi bị viêm da cơ địa hay chưa? Thông thường, để trị ngứa viêm da cơ địa, người bệnh hay áp dụng các phương pháp dân gian như:
3.1. Cách chữa ngứa viêm da cơ địa bằng lá trầu không
Cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa bằng lá trầu không được rất nhiều người áp dụng và ghi nhận hiệu quả. Trong lá trầu không có chứa các hoạt chất kháng viêm giúp làm dịu cơn ngứa da, kháng khuẩn và bảo vệ da tốt hơn. Cách trị ngứa da cơ địa với lá trầu không rất đơn giản.
- Lá trầu không rửa sạch, vò nhẹ rồi cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước.
- Đun khoảng 10-15 phút thì tắt bếp, chắt nước ra chậu, pha thêm nước mát để tắm.
- Có thể cho thêm muối hột vào nước trầu không để ngâm mình hoặc dùng khăn thấm lên da.
- Thực hiện 3-4 lần/tuần.
3.2. Chườm đá cho bệnh nhân viêm da cơ địa ngứa
Cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa cấp tốc và hiệu quả tức thì chính là chườm đá lạnh. Đá sẽ làm dịu cơn ngứa và giảm tình trạng sưng rát nhanh chóng. Nhiệt độ đá rất thấp sẽ làm gián đoạn cơn ngứa da, giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Cách chữa ngứa da bằng đá lạnh như sau.
- Làm sạch vùng da bị ngứa với các dung dịch chuyên dụng.
- Bọc viên đá lạnh trong khăn xô mỏng.
- Chườm đá lên da cho tới khi đá tan hết.
- Thực hiện bất cứ khi nào da bị ngứa để làm giảm cảm giác khó chịu và hạn chế gãi da.
3.3. Cách chữa ngứa cơ địa bằng gel nha đam
Gel lô hội (nha đam) có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da và giảm ngứa, kích thích tế bào da mới tái tạo, hồi phục. Do đó, dùng lô hội để điều trị các chứng bệnh ngoài da như mụn, dị ứng, viêm da cơ địa là một gợi ý hữu ích dành cho bạn. Cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa bằng lô hội như sau.
- Lá nha đam tươi rửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi rửa lại lần nữa cho sạch lớp mủ vàng.
- Dùng thìa nạo phần cùi nha đam và nghiền nhẹ cho ra gel.
- Thoa trực tiếp gel nha đam tươi lên vùng da bị viêm, chú ý làm sạch da từ trước.
- Sau 20 phút rửa sạch da với nước mát.
- Thực hiện 3-4 lần/tuần hoặc bất cứ khi nào da bị ngứa.
3.4. Cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa bằng lá lốt
Bên cạnh lá trầu không thì lá lốt cũng là một trợ thủ đắc lực cho những ai đang tìm kiếm cách trị ngứa da do viêm da cơ địa. Lá lốt rất rẻ và dễ tìm nên bạn hoàn toàn có thể tự áp dụng cách chữa ngứa da này tại nhà. Cách thực hiện như sau:
- Lá lốt rửa sạch, ngâm với nước muối loãng.
- Vớt lá ra, vẩy cho bớt nước rồi cho vào nồi vò nhẹ.
- Đun lá lốt với 1 lít nước sôi khoảng 15 phút.
- Xông da với nước lá lốt, để hơi nước bốc lên và tiếp xúc với da khoảng 15-20 phút.
- Không cần tắm lại với nước sạch, chỉ cần dùng khăn ẩm lau người là được.
- Thực hiện từ 3-4 lần/tuần.
Ngoài các cách giảm ngứa do viêm da cơ địa kể trên, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ để được kê thuốc trị ngứa viêm da cơ địa phù hợp. Bệnh nhân cũng cần sử dụng thêm kem dưỡng ẩm để làm mềm da, giảm tình trạng da khô nứt, dễ gây ngứa trong những ngày trời hanh khô, thời tiết lạnh.
3.5. Hiruserine – giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa và giảm ngứa hiệu quả
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng da ngứa ngáy dữ dội khi bị viêm da cơ địa là do da không đủ ẩm. Đó là lý do mà bạn cần phải thường xuyên dưỡng ẩm cho da dù là đông hay hè. Nhưng các bệnh nhân bị viêm da cơ địa có cấu trúc da nhạy cảm, nếu sử dụng không đúng sản phẩm dưỡng da có thể khiến da bị kích ứng và làm tăng độ nghiêm trọng của bệnh. Do đó, dược sĩ Omi Pharma khuyên bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm Hiruserine.
Kem dưỡng Hiruserine là sản phẩm dưỡng ẩm đầu tiên tại Việt Nam được bác sĩ khuyên dùng cho những bệnh nhân bị vảy nến, viêm da cơ địa, da nhạy cảm. Thành phần Sulfated Sodium Chondroitin Sulfate trong kem dưỡng Hiruserine có tác dụng chống viêm và thúc đẩy tuần hoàn máu ở da, kích thích các tế bào da tổn thương phục hồi nhanh chóng.
4. Lưu ý khi trị ngứa do viêm da cơ địa
Các phương pháp chữa viêm da cơ địa và giảm ngứa do viêm da cơ địa tại nhà khá đơn giản, chi phí rẻ và dễ thực hiện. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý:
- Không nên áp dụng các cách trị ngứa dân gian đối với vùng da có vết thương hở, lở loét.
- Dùng nguyên liệu sạch, không chứa chất bảo vệ thực vật để đảm bảo an toàn cho da.
- Trong quá trình tự điều trị ngứa da do viêm da cơ địa, nếu có dấu hiệu bất thường, tình trạng bệnh tiến triển nhanh thì bạn nên đi khám ngay.
- Hạn chế gãi da để tránh làm lở loét và nhiễm trùng da.
- Vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày với dung dịch nhẹ dịu, tránh kích ứng da.
Trên đây là những cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa tại nhà mà dược sĩ Omi gợi ý cho bạn. Bạn nên chú ý theo dõi diễn biến của bệnh. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn, hãy liên hệ với dược sĩ Omi Pharma qua số hotline 08.6868.0303 hoặc chat với dược sĩ trong phần hỗ trợ trực tuyến trên website nhé.
XEM THÊM:
- Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
- Bệnh vảy nến móng tay là gì? Điều trị vảy nến móng tay ra sao?