Tình trạng ngứa vùng kín xảy ra khá phổ biến và khiến rất nhiều chị em cảm thấy vô cùng khó chịu, tự ti. Đây có thể là triệu chứng cảnh báo một loại bệnh lý về da liễu hoặc phụ khoa nào đó. Để giải quyết tình trạng này, quý bạn đọc hãy tham khảo danh sách 4 loại thuốc trị ngứa vùng kín bôi ngoài da dành cho phụ nữ thông qua bài viết sau.
07/11/2022 | Ngứa vùng kín ở nam giới: Nguyên nhân và biện pháp điều trị05/11/2022 | 9 nguyên nhân dẫn đến tình trạng vùng kín bị khô bong da03/11/2022 | Đau vùng kín ở nữ giới – vấn đề không nên chủ quan
1. Nguyên nhân gây ngứa vùng kín là gì?
Vùng kín ở nữ giới là khu vực đặc biệt nhạy cảm và dễ bị các yếu tố như nấm, vi khuẩn tấn công gây bệnh. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng ngứa vùng kín thường là do:
-
Nấm và vi khuẩn phát triển: nữ giới vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc thụt rửa không đúng cách, nhất là trong những thời điểm như trước và sau khi giao hợp, trong những ngày “đèn đỏ”,… sẽ tạo cơ hội để nấm và vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây ngứa rát, viêm nhiễm “cô bé”;
-
Nhiễm trùng âm đạo: dùng thuốc kháng sinh kéo dài, quan hệ tình dục không an toàn khiến nữ giới mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây viêm ngứa, nhiễm trùng vùng kín;
-
Viêm vùng kín: rất nhiều chị em gặp phải tình trạng này với biểu hiện điển hình là đau bụng dưới, nước tiểu có mùi lạ, đau khi quan hệ tình dục,…
Vùng kín ở nữ giới là khu vực đặc biệt nhạy cảm và dễ bị các yếu tố như nấm, vi khuẩn tấn công gây bệnh
2. Điểm danh các thuốc trị ngứa vùng kín bôi ngoài da phổ biến cho nữ giới
2.1. Nizoral – thuốc trị ngứa vùng kín hiệu quả
Nizoral là loại thuốc chuyên trị ngứa vùng kín do nấm với thành phần chính là ketoconazole – một hoạt chất hủy hoại tế bào nấm và ngăn cản nguy cơ nhiễm trùng xảy ra.
Thuốc này thường được chỉ định đối với những bệnh nhân bị nấm da ở vùng kín, lang ben hắc lào, nấm da đầu, nấm da chân, nhiễm nấm toàn thân, nhiễm nấm Candida, nấm đùi,…
Nizoral có thể dẫn tới các tác dụng không mong muốn như khó thở, đau ngực, sốt, nổi mề đay, sưng họng hoặc sưng ở mặt. Nếu khi đang dùng thuốc mà gặp phải các triệu chứng như khó thở, tim đập nhanh, vấn đề về gan (nước tiểu sẫm màu, biếng ăn) thì hãy ngưng dùng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ.
Hướng dẫn sử dụng:
-
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, lau khô và rửa sạch tay;
-
Bôi trực tiếp thuốc lên vùng da cần điều trị theo liều lượng khuyến cáo từ bác sĩ và nhà sản xuất.
Thuốc trị ngứa vùng kín Nizoral
2.2. Trị ngứa vùng kín bằng kem Neomycin
Kem Neomycin có tác dụng chữa ngứa vùng kín do bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc như: viêm da tróc vảy, viêm da do tiết bã nhờn, nhiễm khuẩn thứ phát, viêm da do ánh nắng mặt trời, ban sần, bệnh vảy nến, sâu bọ cắn, Eczema cấp và mạn tính.
Khi dùng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ, nhất là với các trường hợp như trẻ nhỏ, người đang bị dị ứng, người bị suy giảm thính giác, người cao tuổi, nhiễm trùng sau bỏng, nhiễm trùng khi có vết thương hở, nhiễm trùng lan rộng, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Một số tác dụng phụ do thuốc gây ra có thể là khô da, kích ứng và nhiễm trùng da, màu da thay đổi, mọc mụn,…
Hướng dẫn sử dụng kem Neomycin:
-
Rửa sạch tay và vùng da cần dùng thuốc, không bôi thuốc lên vùng da có vết thương hở;
-
Thoa thuốc lên vùng da bị ngứa khoảng từ 3 – 5 lần/ngày theo liều lượng quy định phụ thuộc vào mức độ bệnh;
-
Tuân thủ theo đúng liệu trình bác sĩ đã hướng dẫn, ngay cả khi bệnh đã thuyên giảm vẫn cần tiếp tục điều trị hết liệu trình. Nếu tự ý dừng thuốc có thể khiến bệnh tái phát.
Hãy tái khám và thông tin ngay cho bác sĩ nếu trong quá trình dùng thuốc xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
2.3. Thuốc trị ngứa vùng kín Clindamycin
Loại thuốc này nằm trong nhóm thuốc kháng sinh Lincosamid được bào chế theo dạng kem mỡ 1% với công dụng chính là tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở vùng kín, giúp giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy do viêm nhiễm phụ khoa.
Clindamycin thường được bác sĩ lựa chọn điều trị cho những trường hợp bệnh nhân bị viêm âm đạo do vi khuẩn có hại xâm nhập hoặc mắc bệnh viêm nang lông. Do được sản xuất dưới dạng kem mỡ bôi với chất kem mềm mịn nên khi sử dụng Clindamycin, vùng kín của nữ giới sẽ giảm cảm giác ngứa ngáy nhanh chóng.
Cách dùng:
-
Hãy đảm bảo tay và vùng kín của bạn đã được vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng thuốc;
-
Lau khô da bằng khăn sạch rồi sau đó bôi thuốc lên vùng da bị ngứa;
-
Duy trì việc bôi thuốc khoảng 2 lần/ngày theo chỉ định.
Thuốc Clindamycin trị ngứa vùng kín
Lưu ý khi dùng thuốc: khi đang điều trị hãy kiêng quan hệ tình dục vì hoạt động này sẽ khiến vùng kín bị cọ xát nhiều lần làm nghiêm trọng hơn tình trạng viêm ngứa. Đồng thời đối với những người dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, hoạt chất chứa trong thuốc có thể khiến màng bao dễ bị tan nên giảm tác dụng bảo vệ của bao cao su.
2.4. Điều trị ngứa vùng kín bằng thuốc bôi Tetracyclin
Thuốc Tetracyclin là loại thuốc bôi kháng sinh trị ngứa vùng kín cho nữ giới giúp ngăn cản sự tấn công của vi khuẩn, trong đó bao gồm vi khuẩn gram dương, gram âm, nấm men, chlamydia, vi khuẩn kỵ khí, vi khuẩn hiếu khí.
Thuốc Tetracyclin phát huy công hiệu trong những trường hợp như:
-
Nhiễm khuẩn do Rickettsia, Chlamydia, Brucella & Francisella tularensis, Mycoplasma pneumoniae, Mycoplasma;
-
Điều trị trứng cá;
-
Dịch bệnh tả;
-
Bệnh dịch hạch.
Tuy nhiên thuốc không dành cho đối tượng trẻ nhỏ dưới 8 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Bên cạnh những tác dụng mà Tetracyclin đem lại, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
-
Nếu dùng thuốc cho trẻ dưới 8 tuổi có thể khiến đổi màu răng trẻ và răng kém phát triển;
-
Tiêu chảy, buồn nôn;
-
Co hẹp và viêm loét thực quản (hiếm gặp);
-
Nguy cơ phát sinh thêm các loại vi khuẩn đường tiêu hóa kháng kháng sinh;
-
Kích ứng da (hiếm gặp).
Trong quá trình dùng các loại thuốc trị ngứa vùng kín bôi ngoài da, người bệnh cần chú ý theo dõi các phản ứng do thuốc gây ra và nếu gặp các tác dụng bất lợi thì cần thông báo cho bác sĩ để có phương án điều trị thay thế phù hợp hơn.
Trên đây là danh sách các loại thuốc trị ngứa da vùng kín mà chị em phụ nữ có thể tham khảo. Cần lưu ý là không nên tự ý dùng thuốc vì đa phần chúng đều là nhóm thuốc kháng sinh với mục tiêu điều trị các nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Nếu lạm dụng hay dùng thuốc sai cách có thể dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh vô cùng nguy hiểm.