Cách gói bánh chưng truyền thống bằng lá dong không cần khuôn đảm bảo vuông, đẹp chuẩn mực cho ngày Tết cổ truyền thêm hương vị đậm đà – Vạn An Group.
Mỗi khi Tết đến xuân về, người Việt dù có đi đâu cũng không bao giờ quên được hương vị bánh chưng, bánh giày trong mâm cỗ ngày Tết. Xã hội ngày một phát triển, con người cũng ngày càng trở nên bận rộn, tấp nập hơn trong cuộc sống. Không ít những hình ảnh bánh chưng, bánh giày bán sẵn và người ta chỉ việc mua về cúng gia tiên, ăn uống cùng họ hàng mà quên đi cách tự tay làm nên những chiếc bánh cổ truyền.
Tết là thời gian nghỉ ngơi, sum vầy cùng gia đình. Vì vậy, quý bạn đọc hãy cùng món ngon mỗi ngày của Vạn An Group sống chậm lại một chút, để được tự tay chọn nguyên liệu và học cách gói bánh chưng ngày Tết đầy ý nghĩa nhé.
1. Cách chọn nguyên liệu gói bánh chưng
Nguyên liệu gói bánh chưng
Để có được những chiếc bánh chưng ngon, đạt yêu cầu thì bạn cần chọn lựa kỹ lưỡng từng nguyên liệu sao cho tươi ngon, thơm và sạch nhất. cách gói bánh chưng
- Lá dong: Nên chọn loại lá dong bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) thì mới dễ gói. Lá già sẽ làm bánh không thơm, lá non dễ dính vào bánh, bất tiện trong việc bóc vỏ. Mỗi chiếc bánh chưng cần 4 chiếc lá dong. Lá dong sau khi mua về ngâm vào nước cho mềm lá, sau đó dùng khăn mềm rửa sạch 2 mặt lá và để ráo nước. Phần gân lá gần cuống rất cứng, nên cắt bớt cho dễ gói.
- Lạt: Lạt dùng để gói bánh chưng là loại lạt giang, mỏng, mềm và dẻo dai. Để gói mỗi chiếc bánh chưng cần đến khoảng 2-4 chiếc lạt tùy bạn muốn buộc hình chữ thập (2 lạt) hay hình vuông (4 lạt) trên bánh.
Lựa chọn lá dong và lạt buộc
- Gạo nếp: Gạo nếp cái hoa vàng, hạt to tròn đều, mới thu hoạch vào vụ mùa là sự lựa chọn tốt nhất. Nên chọn loại nếp có hạt đều, mẩy. Gạo nếp nương của Điện Biên cũng rất thơm ngon và dẻo. Gạo phải ngâm ít nhất 8 tiếng, đãi sạch sạn, vớt ra để ráo nước rồi xóc muối trắng vừa đủ trước khi gói bánh. cách gói bánh chưng
- Đỗ xanh: Chọn loại đỗ mới, ruột vàng, bở, hạt mẩy. Xay vỡ đỗ xanh rồi ngâm trong nước khoảng 1-2 tiếng rồi đãi sạch vỏ, nấu chín, đánh tơi để làm nhân bánh. Tỷ lệ thông thường là 8 phần gạo : 2 phần đỗ.
- Thịt ba chỉ: Thịt ba chỉ hoặc thịt vai sấn làm nhân bánh ngon nhất. Không nên chọn những miếng thịt quá nạc, nhân bánh sẽ bị khô. Thịt rửa sạch, thái thành từng miếng to bản, dày khoảng 2 cm, ướp gia vị vừa đủ và một chút hạt tiêu để khi chín bánh sẽ có vị thơm và cay nhẹ.
>> Bạn đọc thường xem thêm:
- Cách làm bánh xèo giòn tan, chuẩn vị cho cả nhà thích mê
2. Cách gói bánh chưng không dùng khuôn
Cùng bắt đầu gói bánh chưng bằng việc xếp lá dong
Bước 1: Xếp 2 lá vuông góc với nhau có mặt phải úp xuống dưới, tiếp tục đặt 2 lá khác cũng vuông góc nhau lên trên nhưng mặt phải lại ngửa lên. cách gói bánh chưng
Cho phần gạo gạo vào trước
Bước 2: Cho một bát con gạo vào giữa phần lá mới xếp rồi tản đều ra.
Thứ tự làm nhân bánh chưng
Xong việc làm nhân bánh chưng
Bước 3: Cho một nắm đỗ (hoặc cho một muôi to đỗ xanh) vào, sau đó đặt 1-2 miếng thịt ba chỉ đã được tẩm ướp lên. Tiếp tục cho 1 lớp đỗ xanh và cuối cùng là một bát gạo nếp phủ lên trên bao kín phần đỗ và thịt.
Bước 4: Lần lượt gấp các lá dong bên phải và trái trước. Lúc gấp phải chắc tay thì bánh chưng mới đẹp được. Giấu các mép thừa của lá vào bên trong, nếu thừa nhiều có thể dùng kéo cắt đi.
Bước 5: Dùng 2 ngón của mỗi tay bóp lá dong của phần trên vào trong, rồi gập lại trong khi các ngón cái vẫn giữ cố định phần lá đã gấp lúc trước. Làm tương tự với đầu còn lại. cách gói bánh chưng
Cài lạt gọn gàng cho chiếc bánh chưng thêm đẹp
Bước 6: Sau khi chiếc bánh đã được hình thành, dùng 4 chiếc lạt để buộc bánh, phần lạt thừa cài gọn gàng vào các lớp lạt. Bạn cũng có thể đặt 4 chiếc lạt ở dưới lá dong ngay từ bước đầu tiên để tránh cho bánh bị xô lệch khi buộc.
Sau khi hoàn thành, bạn dùng hai tay ấn nhẹ xuống để bánh được chặt hơn.
>> Bạn đọc thường xem thêm:
- Cách làm bò khô đơn giản, chuẩn vị cay đậm, thơm ngon, ăn là thích mê
3. Cách gói bánh chưng bằng khuôn vuông, đẹp
Cách gói bánh chưng bằng khuôn
– Bước 1: Xếp 4 lá dong giống như xếp để gói bằng tay, 2 lá dưới úp mặt phải xuống, 2 lá trên ngửa mặt phải lên. Úp ngược khuôn trong lên chính giữa lá.
– Bước 2: Dùng lá dong gói chiếc khuôn lại như gói bánh chưng bằng tay ở trên. Bạn có thể xem chi tiết các bước thực hiện ở hình minh họa.
– Bước 3: Khi lá dong đã được gấp thành một hình vuông vức, dùng khuôn ngoài đặt bao quanh khuôn trong rồi mở lá và nhấc khuôn trong ra. cách gói bánh chưng
– Bước 4: Cho nguyên liệu gói lần lượt vào phần khuôn lá đã được định hình. Đầu tiên là 1 bát con gạo nếp được dàn đều là khắp khuôn, rồi đến đỗ xanh, thịt đã ướp. Tiếp tục một lượt đỗ, một lượt gạo rồi gói lá lại thật gọn gàng, kín đều bánh theo các nếp gấp đã có.
– Bước 5: Sau khi gói xong, dùng một tay giữ phần lá để cố định đồng thời nhẹ nhàng khuôn bánh ra. Sau đó dùng 4 chiếc lạt buộc chặt bánh. Bạn nhớ cài phần lạt thừa vào các lớp lạt để chiếc bánh được gọn gàng.
>> Bạn đọc thường xem thêm:
- Cách muối sung giòn thơm, ăn là mê – Không phải ai cũng làm đúng cách
4. Những lưu ý khi luộc bánh chưng
Luộc bánh chưng là khâu quan trọng nhất vì luộc bánh chưng mất nhiều thời gian và công sức. Chú ý khi luộc nhớ chèn chặt bánh để khỏi bị vỡ vì khi đun bánh nở ra. Các lá bánh còn thừa cho cả vào nồi cho thêm hương và giữ nhiệt khi đun.
Thường luộc bánh bằng củi sẽ thơm ngon và nhừ hơn bằng các loại khác. Trước khi xếp bánh vào luộc, bạn nhớ xếp dưới đáy nồi lạt hoặc các sống lá dong để chèn ở dưới. Hành động này giúp cho bánh chưng không bị cháy ở đáy nồi, làm nước luộc còn xanh hơn nữa. Nồi bánh phải đủ lửa để nước luôn sôi, không bao giờ được thiếu nước nên có thùng tiếp nước bên cạnh. Bạn không được đổ nước lạnh vào khi tiếp nước cho nồi bánh chưng, nước lạnh sẽ làm bánh nửa chín nửa sống, bị lại gạo sau này.
Nồi bánh phải đủ lửa để nước luôn sôi, không bao giờ được thiếu nước nên có thùng tiếp nước bên cạnh. Bạn không được đổ nước lạnh vào khi tiếp nước cho nồi bánh chưng, nước lạnh sẽ làm bánh nửa chín nửa sống, bị lại gạo sau này. Do đó ngoài cách gói bánh chưng thì việc luộc bánh Quý vị cũng rất lưu ý để có được những chiếc bánh chưng ngon nhất cho ngày Tết cổ truyền.
Luộc bánh đủ từ 10 đến 12 tiếng
Đủ 12 giờ đun bếp củi thì bánh chín, đảm bảo sẽ không bị “lại gạo”, bị sượng sau này. Bánh chưng vớt ra nghi ngút khói, để nguội trong cái lạnh giao mùa, ngấm sương đêm và hương vị đất trời. Sau khi vớt bánh ra, xếp thành nhiều lớp, dùng một vật nặng để ép cho ra nước.
Những năm gần đây, nhiều gia đình không còn giữ được thói quen, phong tục gói bánh chưng ngày Tết. Nhưng cũng có những gia đình bao thế hệ, cứ đến tết dù ở thành thị hay nông thôn lại hối hả mua lá dong, gạo nếp,… về gói bánh chưng. Tuy tốn công tốn sức, nhưng bù lại, cả gia đình có thêm tinh thần vui vẻ đón Tết, con cái hiểu được truyền thống dân tộc, truyền thống cha ông.
Cả một năm đi làm bận rộn nơi đất khách quê người, những giây phút hiếm hoi cả nhà quây quần bên nhau gói từng chiếc bánh chưng lại càng quý giá hơn bao giờ hết. Thiết kế Vạn An gửi đến quý độc giả bài viết về cách gói bánh chưng cổ truyền, hy vọng có thể đem lại cho bạn và gia đình những phương thức gói bánh dễ làm nhất. Gói bánh chưng, bánh giày để tận hưởng từng khoảnh khắc, hương vị của ngày Tết truyền thống, cùng làm nên những báu vật tượng trưng cho trời đất, cầu mong mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu.
Chúc các bạn thành công !
>> Bạn đọc thường xem thêm:
- Cách làm mứt dừa non tại nhà thơm ngon, béo ngậy cực đơn giản