Hướng dẫn cách gói bánh chưng ngày Tết cổ truyền đúng chuẩn

Việt Nam là một quốc gia tiên tiến đang trên đà phát triển nhưng vẫn mang những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trong số đó, mỗi năm cứ cận kề những ngày Tết Cổ Truyền thì người người, nhà nhà lại tất bật chuẩn bị ngồi quây quần bên nồi bánh chưng. Bài viết này sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về ý nghĩa, nguồn gốc cũng như cách gói bánh chưng ngày Tết Truyền Thống của dân tộc ta nhé.

Gói bánh Chưng ngày tết – nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta

Đã từ rất lâu, tục gói bánh chưng ngày tết đã trở thành nét văn hóa truyền thống lâu đời của toàn thể dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy được lưu truyền, kế thừa qua rất nhiều thế hệ người Việt, đây là nét đẹp của nền văn minh lúa nước. Đây là món bánh ngon có ý nghĩa cũng như nguồn gốc vô cùng đặc biệt và thiêng liêng. Vậy nguồn gốc của món bánh này là gì?

Gói bánh chưng ngày Tết, một trong những nét đẹp văn hóa cổ truyền
Gói bánh chưng ngày Tết, một trong những nét đẹp văn hóa cổ truyền

Hình ảnh những tấm bánh chưng xanh chắc chắn không còn xa lại gì đối bất cứ ai. Đây là món bánh đã có từ lâu đời, tuy nhiên không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của món bánh này. Bãn hãy thử tham khảo thông

Nguồn gốc của bánh chưng xanh

Từ sổ sách cho đến những câu chuyện dân gian truyền miệng, thì vào đời vua Hùng Vương thứ 6 sau khi đánh đuổi xong giặc Ân. Vào mùa xuân, vua cho triệu tập các hoàng tử và có ý muốn truyền lại ngôi vị nên đã yêu cầu họ dâng lên người những thứ mà họ cho là quý nhất để dâng lên tổ tiên. AI ai cũng đua nhau tìm kiếm tìm món quý hiếm và cho đó là quý giá để dâng lên vua cha. Tuy nhiên có Lang Liêu người con thứ 18 của vua đã dâng lên món bánh chưng, bánh giầy. Vua cha nếm thử và thấy ngon và thấy có ý nghĩa nên đã truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó cho đến tận bây giờ, cứ vào mỗi dịp tư rằm, Mồng Một hay lễ Tết Nguyên Đấn nhân dân lại làm và dâng cúng trời đất, tổ tiên món bánh ngon này.

Truyền thuyết món bánh chưng từ thời vua Hùng
Truyền thuyết món bánh chưng từ thời vua Hùng

Ý nghĩa hàm chứa bên trong những tấm bánh

Theo như truyền thuyết Lang Liêu thì món bánh chưng có hình vuông bởi 4 cạnh bằng nhau sẽ tượng trưng cho mặt đất. Có thể nói đây là một ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi thứ bánh được làm bằng những loại nông sản phổ biến gần gũi với người nông dân. Do đó sự xuất hiện của món bánh có thể coi như đó chính là sự biết ơn, cảm tạ trời đất mong cho năm mới cầu gió thuận mưa hòa để có được mùa màng bội thu. Ngoài ra các nguyên liệu của món bánh được bao bọp kín bởi lớp lá dong xanh như thể hiện cho sự đầy đủ, trọn vẹn mong cho cả gia đình luôn sum vầy, hoàn thuận, yêu thương và bao bọc lẫn nhau trong cuộc sống.

Một số loại bánh chưng phổ biến

Ngoài bánh chưng xanh lá dong ra thì Việt Nam còn có rất nhiều loại bánh chưng khác. Mỗi món bánh với sự sáng tạo của người làm lại có những màu sắc, hương vị độc đáo khác nhau. Một số loại bánh chưng có thể kể đến như:

Rất hay:  ESIM Viettel là gì? Cách lập và đổi eSIM online tại nhà đơn giản

Bánh chưng nếp cẩm: là món truyền thống của người dân tôc Tày, toàn bộ gạo để làm bánh là hạt gạo nếp cẩm của vùng Tây Bắc. Món bánh có màu đen tím như hạt gạo cẩm cố độ mềm, dẻo hơn so với những loại bánh thông thường.

Bánh chưng gấc đỏ: Sắc đỏ có bánh chưng gấc tượng trưng cho một năm mới với nhiều may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng. Để làm loại bánh này bạn không cần dùng đến phẩm màu mà chỉ cần màu đỏ có thịt gấc, tuy nhiên loại bánh này không được nhiều người làm.

Bánh chưng ngũ sắc: Bao gồm sắc tím, sắc đỏ, sáng vàng, sắc xanh và trắng trượng trưng cho ngũ hành. Món bánh không chỉ có màu sắc bắt mắt mà còn có ý nghĩa rất lớn đó chính là cân bằng ranh giới giữa dương thể và cõi âm. Khi thưởng thức một chiếc bánh bạn sẽ cảm nhận được nhiều loại hương vị khác nhau.

Bánh chưng cốm: Chiếc bánh chưng cốm với 5 tầng màu sắc khác nhau bao gồm sắc càng của tầng nhân đậu xanh bùi hơi mằn mặn, lớp hồng của miếng thịt heo thơm, màu trắng cửa lớp gạo nếp và cuối cùng là 2 lớp xanh ngọc độc đáo của cốm.

Hướng dẫn cách gói bánh chưng ngày Tết Cổ Truyền

Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh chưng

Chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết để gói bánh chưng
Chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết để gói bánh chưng
  • Gạo nếp: bạn nên chọn mua gạo nếp cái hoa vàng mới thu hoạch như vậy hạt gạo sẽ thơm và bánh chưng sẽ dền và dẻo hơn. Trung bình mỗi chiếc bánh chưng nặng 1 kg sẽ cần đến 800 gram gạo nếp.
  • Đỗ xanh: đỗ xanh ngon, chất lượng cao bắt buộc phải có mùi thơm tự nhiên vì đó sẽ là những hạt độ được sản xuất an toàn và bảo quản đúng phương pháp. Đối với lượng gạo như trên thì bạn cần có 200 gram đỗ xanh.
  • Lá gói bánh: bạn có thể chọn lá dong hoặc lá chuối, nhưng thường là lá dong tươi hoặc lá dong rừng có bản to đều nhau, lá xanh mướt và không bị rách. Thông thường mỗi bánh chưng sẽ cần đến 4 chiếc lá dong.
  • Lạt buộc bánh: nguyên liệu để chẻ lạt là những cây tre, cây giang, cây nứa rừng. Mỗi bánh bạn cần chuẩn bị 4 sợi lạt.
  • Thịt lợn: Phần nhân thịt làm bánh chưng bạn nên chọn những miếng thịt ba chỉ heo, nên mua tại những nơi bán hàng uy tín hoặc vào những phiên chợ sáng sớm. Như vậy sẽ mua được thịt heo ngon, có sắc hồng tươi của thịt mới.

Sơ chế thực phẩm

  • Lá dong bạn rửa sạch và dùng khăn lau khô toàn bộ phiến là và cắt bỏ phần sông lá.
  • Lạy buộc bánh bạn cắt thành những đoạn dài từ 70 đến 100cm và chẻ chúng thành những miếng đều nhau. Bạn có thể ngâm chúng với nước để chúng mềm ra dễ gói bánh hơn.
  • Gạo nếp gói bánh bạn ngầm ít nhất từ 6 đến 8 tiếng để hạt gạo nở, vo sạch thêm 1 lần nữa rồi để ráo nước. Khi gạo đã khô ráo nếu như muốn làm bánh chưng màu bạn có thể dùng màu tự nhiên của thực phẩm để trộn cùng với gạo, giúp gạo lên màu.
Ngâm gạo nếp qua đêm từ 6 đến 8 tiếng sau đó để gạo ráo nước
Ngâm gạo nếp qua đêm từ 6 đến 8 tiếng sau đó để gạo ráo nước
  • Đậu xanh cần ngâm với nước khoảng 2 tiếng để đỗ có thể nở, sau đó rửa lạch để loại bỏ bụi bẩn cũng như những hạt xấu. Trộn cùng với 1 thìa muối và nấu chín trong nồi nước, khi đậu chín dùng dùng thìa tán nhuyễn đậu ra và trộn cùng với hạt tiêu. Dùng tay vo đậu tại thành những viên tròn.
Rất hay:  Hướng dẫn làm ảo thuật bài đơn giản nhưng cực kỳ vi diệu

Quy trình gói bánh hoàn chỉnh

Các bước gói bánh chưng đơn giản, chi tiết nhất
Các bước gói bánh chưng đơn giản, chi tiết nhất

Bước 1: Xếp lá bánh chưng

Bạn đặt 5 lạt xuống bề mặt mâm, xấp chúng theo hình chữ nhật. Xếp 2 chiếc lá dong lên mặt nằm chồng theo 1/2 chiều dài phiến lá, tiếp tục đặt thêm 2 lá vuông góc với lượt đầu.

Bước 2: Làm nhân bánh chưng

Bạn múc 1 bát gạo đầy đỏ vào tâm của bánh, dùng tay dàn đều khắp bề mặt lá sao cho tạo thành hình vuông mỗi cạnh dài 20cm. Lấy 1 nửa viên đậu xanh ra và ấn nhẹ lên gạo, xếp 1 miếng thịt heo lên phía trên của đậu. Cho nốt nửa viên đậu còn lại vào sao cho nhân đậu xanh bao bọc được hết diện tích của miếng thịt.

Làm phần nhân bánh chưng bao gồm đỗ xanh, thịt và gạo nếp
Làm phần nhân bánh chưng bao gồm đỗ xanh, thịt và gạo nếp

Sau đó đổ thêm 1 bát gạo nữa vào, tiếp tục dàn đều gạo trong lòng bánh chưng. Sao cho lượng gạo và đỗ luôn ở tỷ lệ 4 gạo: 1 đỗ. Dùng 1 tấm là dong nhỏ hình vuông vạnh 20cm để lên trên cùng của gạo.

Bước 3: Gấp lá dong

Dùng tay gấp lần lượt lá hai bên bánh dong vào, bắt buộc phải gập thật chắc tay phần thừa gặp vào bên trong bánh. Tiếp theo là hai bên mép đầu và cuối của bánh, vừa gấp bạn vừa vỗ nhẹ để phần gạo được dàn đều và bánh sẽ tạo thành khối hình vuông.

Bước 4: Buộc lạt gói bánh chưng

Hai chiếc lạt đầu tiên bạn buộc chúng song song với nhau để cố định cho lá, giữ bánh chặt và không bị rớt ra. Tiếp theo là buộc nốt 2 lạt còn lại sao cho chúng vuông góc với 2 chiếc lạt đầu.

Bước 5: Luộc bánh chưng

Bạn có thể luộc bánh chưng bằng bếp củi truyền thống, tuy nhiên trong quá trình luộc sẽ tạo ra những đám khói mù trời nếu như không quen thì bạn sẽ dễ bị ho sặc sụa. Không chỉ vậy mà loại bếp truyền thống này sẽ rất tốn củi, tro bếp sẽ là những dạng cục chứ không phải dạng tro mịn. Tuy dụng cụ nồi luộc này có giá thành rất rẻ nhưng lại không thân thiện với môi trường cũng như với người dùng. Vì vậy bạn cũng cần cân nhắc trước khi dùng loại nồi này nhé.

Nồi luộc bánh chưng điện và nồi bánh chưng truyền thống
Nồi luộc bánh chưng điện và nồi bánh chưng truyền thống

Để khắc phục tình trạng trên, Quang Huy đã cho ra mắt sản phẩm nồi điện luộc bánh chưng. Đây là sản phẩm nồi luộc sử dụng năng lượng điện để đun sôi nước, hoàn toàn thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó bạn cũng yên tâm rằng nồi được trang bị hệ thống aptomat đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình nồi vận hành. Khi mua nồi luộc bánh chưng điện tại Quang Huy bạn sẽ nhận được vô vàn những ưu đãi, chính sách đặc biệt dành cho khách hàng. Hãy truy cập nhanh vào fanpage: https://www.facebook.com/noinauphoquanghuy hoặc gọi tới hotline 0966.623.666 để được giải đáp mọi thắc mắc.

Đặt toàn bộ số bánh đã gói vào trong nồi, bạn đổ nước ngậm toàn bộ bánh. Trung bình mỗi chiếc bánh nặng 1kg sẽ cần ít nhất 6 tiếng để luộc chín. Duy trì nhiệt độ của bếp ở mức tủng bình không cần quá lớn. Khi luộc được một nửa thời gian bạn cần trở bánh lại, thay nước mới cho nồi, nếu không thì bánh sẽ bị sống, không chín đều.

Rất hay:  Hướng dẫn sử dụng máy triệt lông từ A đến Z - Thẩm Mỹ Viện Tấm

Cách luộc bánh chưng xanh, ngon

Bánh chưng chín nếu như có được sắc xanh tươi mát, chắc chắn sẽ tạo sự nổi bất chú ý, thu hút mọi ánh nhìn. Hãy bỏ túi ngay những kinh nghiệm giúp bánh chưng chín xanh như sống bằng những cách này nhé!

Rửa sạch từng lá một lau khô và cắt bỏ phần sống lá
Rửa sạch từng lá một lau khô và cắt bỏ phần sống lá

Chần lá trước khi gói bằng nước sôi

Việc chần lá bằng nước sôi sẽ giúp lá dong mềm và dễ gói hơn, ngoài ra cách làm náy sẽ giúp bạn diệt hết những bụi bẩn, nấm mốc trên lá giúp lá có được màu xanh tươi hơn. Ngoài ra trong lúc rửa lá bạn phải rửa từng chiếc là một qua nhiều lần nước, sau đó mới lau khô chúng bằng khắn. Số lượng lá sẽ ảnh hưởng tới thời gian mà bạn muốn bảo quản bánh.

Rửa sạch gạo nếp trước khi gói bánh

Gạo nếp sau khi ngâm và được rửa sạch nhiều lần sẽ làm cho bánh chưng khi chín sẽ có màu đẹp, có hương thơm và bảo quản được lâu hơn. Bạn cần rửa gạo khoảng 10 lần cho đến khi nước gạo trong thì mới dừng lại. Việc làm này giúp rửa trôi hết những cám bụi của hạt thóc còn sót lại, như vậy gạo chín sẽ có màu xanh rất đẹp.

Làm xanh bằng lá giềng

Lá riềng bạn đem rửa thật sạch, sau đó xắt chúng thành những lát nhỏ để chất lấy nước. Đem phần nước cốt này đi trộn cùng với gạo đã rửa sạch và đang để ráo nước. Nước cốt lá giềng không những giúp cho bánh chưng chín có màu xanh tuyệt vời mà còn giúp cho những hạt gạo nếp thêm dẻo và thơm hơn nữa.

Cách bảo quản bánh chưng được lâu

Mỗi lần lám bánh chưng cần rất nhiều thời gian vì vậy mọi người thường có xu hướng lám nhiều hơn một chút để có thể sử dụng bánh trong thời gian dài. Có rất nhiều phương pháp bảo quản bánh được lâu mà không cần dùng đến chất bảo quản.

Bánh chưng có thể bảo quản được từ 7 đến 10 ngày ở môi trường bên ngoài. Thế nhưng còn phụ thuộc vào các khuâ gói bánh, luộc bánh thì khoảng thời gina có thể khác nhau. Vì vậy muốn áp dụng cách này thù sau khi luộc chín bạn cần dùng nước lạnh để rửa sạch bánh. Rồi treo những tấm bánh ở vị trí thoáng mát, làm cho bánh khô hoàn toàn.

Bảo quản bánh chưng lâu ngày trong ngăn đá của tủ lạnh
Bảo quản bánh chưng lâu ngày trong ngăn đá của tủ lạnh

Nếu như muốn tăng thêm thời gian bảo quản cho bánh chưng bạn có thể cấp đông và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Cho bánh chưng chín vào bọc ni lông sau đó sử dụng máy hút chân không và cất chúng trong ngăn đá tủ lạnh. Làm theo cách này bánh chưng của bạn sẽ bảo quản được từ 15 cho đến 20 ngày.

Để kế thừa, phát huy những truyền thống của cha ông ta từ thời xa xưa thì chỉ có những người trẻ, thế hệ chúng ta mới làm được điều này. Những ngày cuối năm chắc chắn sẽ là thời điểm thích hợp để bạn có thể học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm gói bánh chưng ngày Tết của mình cho những người thân yêu, bạn bè hay đồng nghiệp. Chúc bạn có thể gói được những chiếc bánh chưng ngon, đẹp và nhiều ý nghĩa nhé!