Lỡ uống thuốc hạ sốt khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi

Trong những tuần đầu tiên khi mang thai, chị em khó có thể nhận ra vì thường các dấu hiệu nhận biết không quá rõ ràng. Do vậy, một số người lỡ uống thuốc hạ sốt khi mang thai và băn khoăn không biết việc này có có ảnh hưởng gì đến thai nhi không. Trong bài viết này, MEDLATEC sẽ giải đáp đến chị em vấn đề trên.

10/10/2022 | Mẹ bầu rụng tóc khi mang thai: nguyên nhân và cách khắc phục29/09/2022 | Vú thâm khi mang thai – nguyên nhân và cách khắc phục an toàn22/09/2022 | Chuyên gia giải thích lý do nên khổ răng khôn trước khi mang thai

1. Lỡ uống thuốc hạ sốt khi mang thai có tác động gì đến thai nhi?

Phụ nữ đang trong quá trình mang thai thường có sức đề kháng yếu, dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn về nhiều bệnh lý chẳng hạn như cảm cúm, sốt, hắt hơi. Như vậy, sốt là một trong những triệu chứng thường bắt gặp ở bà bầu.

Việc bị sốt trong giai đoạn mang thai khiến cho nhiều mẹ đắn đo về việc sử dụng Việc bị sốt trong giai đoạn mang thai khiến cho nhiều mẹ đắn đo về việc sử dụng

1.1. Bà bầu bị sốt có nguy hiểm không?

Để đánh giá mức độ nguy hiểm, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây sốt cho mẹ bầu đang mang thai và mức độ sốt. Cụ thể:

  • Chị em đang trong thai kỳ mà bị sốt ở thời điểm 3 tháng đầu, sốt do virus gây ra thì có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc trẻ sinh ra sẽ bị dị tật.

  • Nếu chị em bị sốt virus ở giai đoạn tháng thứ 3 thai kỳ trở đi thì mức độ nguy hiểm khi xảy ra biến chứng giảm nhẹ hơn, tuy vậy nếu mẹ bị sốt xuất huyết vẫn khá nguy hiểm.

  • Chị em bị sốt nhẹ thì không quá nguy hiểm, nhưng nếu sốt cao từ trên 39,5 độ C có thể dẫn đến tình trạng suy thai, thai chết lưu.

  • Chị em sốt vì bệnh lý nào đó và phải dùng thuốc điều trị, thì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi trong bụng.

Rất hay:  Cách tắt Window Defender trong Win 10 chuẩn nhất - Macstore

1.2. Nguyên nhân dẫn đến bà bầu bị sốt

Bà bầu bị sốt thường đến từ việc nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc đường hô hấp. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân dẫn đến thai phụ bị sốt có thể đến từ:

  • Bệnh cảm cúm;

  • Viêm phổi, viêm amidan, viêm dạ dày,…

Ngoài ra, tình trạng ngộ độc thực phẩm cũng là “thủ phạm” gây ra cơn sốt ở phụ nữ mang thai. Bạn có thể dễ dàng quan sát việc ngộ độc thông qua các biểu hiện như là: tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng.

Bà bầu bị ngộ độc thực phẩm là tình trạng cấp bách vì có thể khiến cơ thể mẹ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như là:

  • Chất lỏng bị mất cân bằng do thiếu hụt lượng nước nghiêm trọng

  • Bà bầu bị co thắt và chuyển dạ sinh non

  • Điện giải bị rối loạn

  • Huyết áp của mẹ không ổn định

Do vậy, để chắc chắn nếu có biểu hiện hoặc dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, mẹ nên đến bác sĩ để thăm khám. Các chuyên gia bác sĩ sẽ có lời giải đáp để giúp mẹ hạ sốt một cách an toàn. Đồng thời giảm thiểu nguy cơ các triệu chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

1.3. Biểu hiện thường thấy khi bà bầu bị sốt

Biểu hiện khi bà bầu bị sốt ngoài việc thân nhiệt cao còn đến từ các dấu hiệu đặc trưng bao gồm:

  • Mẹ cảm thấy khó thở, thở gấp gáp.

  • Thai phụ cảm giác đau lưng đột ngột hoặc đau bụng dưới.

  • Đột nhiên cơ thể bị ớn lạnh, vùng cổ bị căng cứng khó cử động.

Rất hay:  3 Cách khôi phục ảnh đã xóa vĩnh viễn trên Android đơn giản

1.4. Trị liệu tạm thời cơn sốt

Khi mẹ có dấu hiệu của bệnh cảm cúm thông thường, bạn có thể điều trị bằng các biện pháp sau đây trước khi tìm đến thuốc hạ sốt:

  • Nghỉ ngơi, dưỡng sức

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể để tránh cơ thể bị mất nước ảnh hưởng đến sức khỏe khi mang thai

  • Súc miệng bằng nước muối pha loãng để hạn chế tình trạng đau họng xảy ra

  • Dùng thuốc nhỏ mũi có thành phần là 0,9% Natri Clorid để giảm hiện tượng nghẹt mũi

  • Sử dụng tinh dầu bạc hà để làm dịu cơn đau nhức bằng cách thoa lên ngực

  • Để hỗ trợ thông thoáng đường thở, mẹ nên dùng đến băng dán giúp thông mũi

  • Mẹ có thể dùng kẹo hoặc viên ngậm ho để điều trị cơn ho kéo dài

2. Lỡ uống thuốc hạ sốt khi mang thai cần làm gì?

Trước tiên bạn phải xác định xem loại thuốc hạ sốt mà mình đã sử dụng có khuyến cáo được dùng cho phụ nữ đang mang thai hay không.

Hiện nay, Paracetamol được bác sĩ chỉ định dùng khi phụ nữ có thai và trẻ nhỏ cần hạ sốt. Trên thị trường cũng chỉ có duy nhất loại này là an toàn cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai. Sử dụng thuốc này không gây nghiện như opioid, hay không gây ức chế đông máu, không xả ra các tác dụng phụ có hại cho dạ dày như thuốc aspirin.

Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về loại thuốc hạ sốt mà mình sử dụng để có được những tư vấn chính xác nhất.

Lỡ uống thuốc hạ sốt khi mang thai là vấn đề được nhiều thai phụ quan tâm

Lỡ uống thuốc hạ sốt khi mang thai là vấn đề được nhiều thai phụ quan tâm

3. Bà bầu khi bị sốt cần phải làm gì?

Sốt có thể do nhiều nguyên nhân, do vậy, khi bị sốt bà bầu nên cần được thăm khám để tìm nguyên nhân gây sốt.

Rất hay:  Bốc bát họ là gì? - Luật Hoàng Phi

Để tránh tình trạng sốt cao (> 38.5 độ C), bà bầu có thể dùng Paracetamol. Không nên dùng aspirin hay ibuprofen nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Ngoài ra, bà bầu có thể áp dụng những cách sau đây để hỗ trợ hạ sốt nhanh chóng hơn

Qua đó, bạn nên dùng khăn ướt lau mát bằng nước ấm khắp cơ thể để giúp thải nhiệt qua da. Chú ý bạn cần lau thật kỹ cổ, ngực, nách bẹn. Nếu sốt trên 38.5 có thẻ kết hợp giữa lau người và dùng Paracetamol.

Bác sĩ cũng khuyên mẹ bầu nên nghỉ ngơi tại nơi thoáng mát, không khí trong lành để giúp việc hạ sốt diễn ra thuận lợi

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi tại nơi thoáng mát, không khí trong lành để giúp việc hạ sốt diễn ra thuận lợi

Mẹ bầu nên mặc quần áo rộng rãi và thoáng khí để không khí có thể lưu thông dễ dàng trên da. Một số giải pháp khác được bác sĩ đề cập trong trường hợp bà bầu bị sốt như sau:

  • Cung cấp cho cơ thể lượng nước cần thiết để bù đắp lại lượng nước đã mất do sốt. Trong đó, nước cam là đồ uống tốt cho việc tăng sức đề kháng và hồi phục sức khỏe cho cơ thể nếu lỡ uống thuốc hạ sốt khi mang thai ở bà bầu.

Uống nhiều nước giúp mẹ bầu giảm sốt hiệu quả

Uống nhiều nước giúp mẹ bầu giảm sốt hiệu quả

  • Phụ nữ mang thai cần chú ý chế độ ăn uống điều độ để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Mẹ nên bổ sung thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa và cần tránh thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ không tốt cho sức khỏe.

Để được tư vấn thêm về sức khỏe thai kỳ, hoặc đặt lịch khám, sàng lọc trước sinh tại MEDLATEC, bạn có thể gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.