Hướng dẫn cách lập bảng lương trên Misa – kế toán Newtrain

Hôm nay trung tâm kế toán Newtrain sẽ hướng dẫn các bạn cách lập bảng lương trên Misa. Bài viết sau sẽ giúp các bạn nắm rõ được chi tiết từng bước để thực hiện

Bước 1: Cách thiết lập các quy định phục vụ cho việc tính lương trong bảng trên Misa

1. Thiết lập quy định lương

Vào menu Nghiệp vụ -> Tiền Lương -> Quy định lương

Hệ thống hiển thị màn hình giao diện sau:

Hệ thống đã thiết lập sẵn các quy định về mức lương cơ sở, số ngày tính công, số giờ tính công, tỷ lệ hưởng lương làm thêm, tỷ lệ bảo hiểm, Thuế TNCN, Giảm trừ người phụ thuộc.

Nếu Doanh nghiệp tính lương dựa theo ngày công chuẩn nào thì sẽ thiết lập lại ở mục Số ngày tính công trong tháng

Nếu Doanh nghiệp không trích quỹ công đoàn -> thiết lập lại tỷ lệ kinh phí công đoàn công ty đóng

Nếu Doanh nghiệp đã thành lập công đoàn -> thiết lập lại tỷ lệ kinh phí công đoàn công ty đóng, nhân viên đóng theo tỷ lệ quy định

Sau khi thay đổi các thông tin xong -> nhấn nút Cất để lưu lại thiết lập

Lưu ý:

– Nếu bản quyền phần mềm Misa của các bạn vẫn còn được update hệ thống sẽ tự update những thay đổi mới nhất theo quy định của Nhà nước.

– Trong trường hợp bản quyền misa của các bạn đã hết hạn cập nhật, các bạn có thể thiết lập lại các quy định trên theo chế độ mới nhất của Nhà nước ban hành.

2.Cách thiết lập trên Misa các quy định về chấm công, cơ sở tính lương trong bảng

Vào Menu Hệ thống -> Tuỳ chọn

 Màn hình hiển thị giao diện sau:

Bấm chọn mục 4. Tiền lương

  • Tích chọn Làm việc ngày thứ bảy (nếu muốn chấm công ngày thứ 7)
  • Thiết lập các tùy chọn liên quan đến việc lâp bảng lương:
  • Tích chọn Lương thỏa thuận, nếu muốn tính lương của nhân viên theo mức lương thỏa thuận giữa nhân viên và doanh nghiệp.
  • Tích chọn Mức lương tối thiểu và hệ số lương, nếu muốn tính lương của nhân viên theo hệ số lương nhân viên được hưởng và mức lương tối thiểu chung theo quy định của Nhà nước.
  • Tích chọn Hiển thị cột tạm ứng 141 trên bảng lương nếu doanh nghiệp có phát sinh các bảng lương tạm ứngtrong tháng.
  • Nhấn Đồng ý hoặc Áp dụng.

3. Kiểm tra thiết lập tài khoản chi phí lương ở mục Cơ cấu tổ chức

Vào Menu Danh mục -> Cơ cấu tổ chức

Khai báo danh mục cơ cấu tổ chức, bộ phận, phòng ban

 Kiểm tra xem các tài khoản chi phí lương theo phòng ban bộ phận đã thiết lập đẩy đủ và đúng chưa?

4. Thiết lập mức lương, số người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Vào Menu Danh mục -> Đối tượng -> Nhân viên

Khai báo thông tin nhân viên thuộc các phòng ban/bộ phận trong doanh nghiệp

 Kiểm tra lại các thông tin thiết lập lương

 Thiết lập mức lương thoả thuận, lương đóng BH, số người phụ thuộc (nếu chưa nhập)

Nếu thiết lập sẵn các thông tin mức lương, số nguời phụ thuộc ở phần DM Nhân viên -> khi tạo bảng lương các bạn sẽ không phải tự nhập các con số này trên bảng lương

Rất hay:  Mẹo đăng nhập Zalo trên 2 điện thoại cực đơn giản - Salework

5. Thiết lập các ký hiệu chấm công

Vào Danh mục -> Lương nhân viên -> Ký hiệu chấm công

– Bấm Thêm để thêm các ký hiệu chấm công

– Click đúp vào mỗi bản ghi hoặc chọn bản ghi bấm nút Sửa để cập nhật/ thay đổi các ký hiệu chấm công

Ví dụ: Bạn muốn thêm ký hiệu chấm công Nghỉ lễ hưởng lương 100%

 Bấm nút Thêm

 Nhập các thông tin: Ký hiệ, Diễn giải, Tỷ lệ hưởng lương….

 Bấm nút Cất

Lưu ý:

• Với ký hiệu nào được tích chọn Là ký hiệu mặc định khi lập bảng chấm công, khi kế toán thực hiện lập bảng chấm công chi tiết hệ thống sẽ tự động hiển thị ký hiệu đó trên bảng chấm công.

• Trên danh sách ký hiệu chấm công, chỉ có một ký hiệu được phép tích chọn Là ký hiệu mặc định khi lập bảng chấm công.

Bước 2: Thực hiện tạo bảng chấm công, tổng hợp chấm công, bảng lương

1. Tạo bảng chấm công

Vào phân hệ Tiền lươngtab Chấm công, chọn chức năng Thêm.

 Chọn bảng chấm công cần lập là Chấm công theo thời gian hoặc Chấm công theo buổi.

 Chọn thời gian cần lập bảng chấm công và tích chọn phòng ban được chấm công.

 Khai báo tên bảng chấm công, sau đó nhấn Đồng ý, hệ thống tự động lập bảng chấm công cho các nhân viên đã được khai báo ở bước 2 với ký hiệu chấm công mặc định đã được thiết lập ở bước 1.5.

Nhập kết quả chấm công hằng ngày của từng nhân viên bằng cách click chọn từng mục tại mỗi ô châm công -> tích chọn ký hiệu chấm công

Bấm chuột phải vào ô dữ liệu -> Chọn Sao chép dữ liệu cho các dòng phía dưới nếu muốn sao chép dữ liệu chấm công cho các dòng khác

Bấm chuột phải vào ô dữ liệu -> Chọn Sao chép dữ liệu cho các ngày khác nếu muốn sao chép dữ liệu chấm công cho các ngày khác

Tích Từ ngày đến ngày để sao chép theo khoảng thời gian -> Bấm Đồng ý

Thực hiện chấm công xong -> Bấm nút Cất để lưu lại bảng chấm công vừa tạo

2. Tạo bảng Tổng hợp chấm công

Lập bảng tổng hợp chấm công từ bảng chấm công chi tiết

Vào phân hệ Tiền lươngtab Tổng hợp chấm công, chọn chức năng Thêm.

 Khai báo thông tin bảng tổng hợp chấm công cần lập và tích chọn Tổng hợp từ các bảng chấm công chi tiết.

 Nhấn Đồng ý, hệ thống sẽ tự động tổng hợp công của nhân viên từ bảng chấm công chi tiết đã được lập ở bước

Bấm chuột phải ở mỗi bản ghi để thêm/xoá … bản ghi hoặc có thể thêm, bớt các cột dữ liệu…

Bấm nút [Cất] để lưu lại bảng tổng hợp chấm công

3. Tạo bảng tính lương

Vào phân hệ Tiền lươngtab Hạch toán chi phí, chọn chức năng Thêm.

 Chọn loại bảng lương Lương thời gian theo giờ hoặc Lương thời gian theo buổi…

 Chọn thời gian cần lương và tích chọn phòng ban cần tính lương.

Rất hay:  Cách Tạo Chữ Nghệ Thuật WordArt Trong Word 2013, 2016, 2019

Sau đó nhấn Đồng ý.

Bước 1: Thiết kế mẫu bảng lương

Bấm chuột phải tại một bản ghi (1 dòng dữ liệu) -> chọn [Sửa mẫu] để thêm/ bớt, sắp xếp các cột dữ liệu theo mong muốn

Màn hình hiển thị như sau:

-> Tích hoặc bỏ tích để hiển thị hoặc bỏ hiện thị cột dữ liệu tương ứng

Kéo thanh trượt xuống dưới -> các cột kiểu số 01…. là những cột trống được phần mềm tạo sẵn -> Cần tạo thêm cột nào -> sửa tên cột trên giao diện -> tích chọn hiển thị cột vừa thêm

Ví dụ:

Muốn tạo thêm các cột

– Hỗ trợ ăn trưa

– Hỗ trợ điện thoại

– Hỗ trợ đi lại

….

 tại dòng B41->B45 sửa các tên cột tương ứng với các cột dữ liệu cần thêm -> tích chọn hiển thị

 Sửa một số tiêu đề cột cho phù hợp

Lưu ý nên để B4 (Phụ cấp khác) là tổng của các cột hỗ trợ lương đã thêm -> sửa thành Tổng các khoản hỗ trợ. Nếu có các khoản phụ cấp đóng bảo hiểm thì để B3 (Phụ cấp thuộc quỹ lương) là tổng các cột phụ cấp đóng bảo hiểm đã thêm

 Sau đó chọn tab Cấu trúc bảng lương để dịch chuyển các cột dữ liệu mới thêm về vị trí mong muốn hoặc nhóm các cột theo tiêu đề nhóm…

Bấm vào [Thêm nhóm] nếu muốn tạo nhóm cho các cột cùng tính chất -> bấm [Đồng ý] để lưu nhóm vừa tạo

 Tại khung Cấu trúc bảng lương bấm phải chuột vào mỗi dòng tiêu đề cột để xếp các cột vào nhóm hoặc bấn nút [Chọn vào nhóm]

 Chọn mỗi dòng tiêu đề cột bấm các nút mũi tên để di chuyển vị trí cột lên, xuống, ra khỏi nhóm, vào nhóm… để sắp xếp các cột theo vị trí mong muốn

Sau khi sắp xếp các cột theo vị trí mong muốn -> bấm nút [Cất] để lưu lại

Bước 2: Thực hiện lập công thức cho các cột

+ Tại mỗi cột dữ liệu đã có sẵn -> bấm phải chuột -> chọn Lập công thức cho cột -> Thực hiện kiểm tra công thức (do thêm các cột dữ liệu mới có thể sẽ ảnh hưởng đến các công thức tính ở các cột khác nên cần kiểm tra lại cho đúng)

Công thức sẽ được thiết lập bằng cách lấy địa chỉ cột tương ứng thực hiện các toán tử thiết kê sẵn *,-,*,/… để thực hiện phép tính

Ví dụ công thức ở cột tính đơn giá ngày công = B2/SNTCTT

B2 là cột lương cơ bản

SNTCTT là số ngày tính công trong tháng (ở mục thiết lập Quy định lương đã thiết lập công chuẩn tính lương tháng =26) -> SNTCTT=26

 Nếu thấy chưa đúng sửa lại cho đúng -> Bấm nút [Cất]

+ Tại mỗi cột dữ liệu mới thêm -> bấm phải chuột -> chọn Lập công thức cho cột -> Thực hiện lập công thức cho cột mới thêm

Ví dụ: Cột Hỗ trợ ăn trưa

Với quy định tại hợp đồng (quy chế), tiền ăn trưa của mỗi nhân viên mỗi tháng là 700.000 đ

 thiết lập công thức = (700.000/SNTCTT)* B63

Rất hay:  Thần giao cách cảm có thật không? - Nhà thuốc FPT Long Châu

trong đó: 700.000 là tiền ăn tháng

SNTCTT = 26 (công chuẩn)

B63: Số ngày công hưởng lương 100%

Với các cột Hỗ trợ đi lại, Hỗ trợ điện thoại vì quy định mỗi nhân viên hưởng 1 mức nên không thiết lập được công thức cho cột -> tự nhập vào bảng lương như hình dưới

 Tương tự thực hiện các công thức ở các cột mới tạo ra

Ví dụ B4=B41+B42+B43

Nên sử dụng cột B3: Phụ cấp thuộc quỹ lương để tổng hợp các khoản phụ cấp đóng bảo hiểm và cột B4: Phụ cấp khác để tổng hợp các khoản hỗ trợ lương tức là các khoản phụ cấp không bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội -> vì các cột này được thiết lập sẵn phân bổ và hạch toán

Nếu cột nào được tạo ra có ảnh hưởng đến tổng thu nhập -> chọn cột ấn phải chuột -> lập công thực cho cột -> chọn tab Thiết lập phân bổ hạch toán -> tích vào hạch toán chi phí lương -> chọn tài khoản nợ/có

 Thiết lập xong công thức các cột -> kết quả bảng lương như sau:

 Bấm nút [Cất] để lưu lại bảng lương

 hệ thống hiển thị thông báo sau:

 Bấm Yes nếu muốn hạch toán luôn

 Bấm No để chọn phân bổ lương theo đơn vị hoặc theo nhân viên

Nếu chọn Yes -> màn hình hiển thị như sau:

 Bấm nút [Cất] để lưu lại các bút toán hạch toán lương

Xem lại chứng từ vừa hạch toán lương -> chọn Hạch toán chi phí

chọn từ ngày đến ngày -> lấy dữ liệu

 muốn sửa/xoá chứng từ hạch toán lương chọn bản ghi -> bỏ ghi -> sửa/xoá

Nếu muốn phân bổ chi phí lương theo phòng ban/nhân viên -> tại cửa sổ màn hình bảng lương thời gian theo buổi -> bấm nút [Phân bổ lương]

Bấm Đồng ý nếu muốn phân bổ theo đơn vị

Bấm nút Cất nếu muốn lưu lại bút toán hạch toán lương phân bổ theo phòng ban

Bấm nút Yes để lưu lại phiếu hạch toán chi phí lương phân bổ theo phòng ban

Tương tự nếu muốn phân bổ theo nhân viên

Nếu không muốn phân bổ chi phí lương -> bấm vào phân bổ chi phi

 Bấm Xoá bảng phân bổ

Bước 3: Lập các bảng chấm công, bảng tính lương dựa trên bảng chấm công/bảng tính lương đã tạo trên Misa

Khi đã tạo ra 1 bảng chấm công trước đó -> bạn có thể tạo ra bảng chấm công tháng tiếp theo dựa trên bảng chấm công trước nếu không có thay đổi về danh sách nhân viên

Tạo bảng tổng hợp chấm công tháng tiếp theo tương tự bước tạo bảng tổng hợp chấm công tháng trước

Tạo bảng lương tháng tiếp theo

Lưu ý bảng lương tháng tiếp theo được tạo ra dựa trên bảng chấm công tháng trước nên sẽ có những thiết lập mặc định (Ví dụ Cột Hỗ trợ ăn trưa công thức đang mặc định lấy giá trị của tháng trước) -> cần kiểm tra lại các công thức, kiểm tra lại các thiết lập phân bổ

 Các bước thực hiện như cách lập bảng lương trên Misa tháng trước đấy

 Bấm Yes