9 Cách pha trà đông trùng hạ thảo thơm ngon và tốt cho sức khỏe

Sử dụng đông trùng hạ thảo để hãm trà là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và được các chuyên gia khuyên dùng rộng rãi.

Trong bài viết này, Dược thảo Mailands sẽ hướng dẫn bạn 9 cách pha trà đông trùng hạ thảo tốt cho sức khỏe và chuẩn vị.

Trà đông trùng hạ thảo tươi

4 yếu tố để pha trà đông trùng hạ thảo thơm ngon, chuẩn vị

Dưới đây là 4 yếu tố bạn cần chú ý để có một ấm trà đông trùng hạ thảo ngon và đảm bảo các hoạt chất quý được giữ lại trong trà.

1. Nhiệt độ nước để hãm trà

Bạn nên sử dụng nước có nhiệt độ khoảng 70 độ C để hãm trà. Nước ở nhiệt độ 70 độ C khi hãm trà sẽ làm cho nước trà đậm vị và không làm mất đi các hoạt chất quý trong nấm đông trùng hạ thảo.

2. Lượng nước để pha trà

Tùy theo sở thích uống trà đậm hay nhạt, lượng nước dùng để pha trà nên vào khoảng 100 – 300ml.

3. Lượng đông trùng thảo sử dụng

Lượng đông trùng hạ thảo sử dụng khi pha trà cũng rất quan trọng, nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây lãng phí, về lâu dài khiến người dùng bị nóng trong.

Bạn nên sử dụng với liều lượng như sau:

  • Đối với đông trùng hạ thảo khô, bạn nên sử dụng khoảng 2 – 3 sợi để pha trà.
  • Đối với đông trùng hạ thảo tươi là khoảng 5 – 7 sợi.
  • Đối với đông trùng hạ thảo nguyên con: khoảng 2 con.

4. Thời gian ủ trà

Thời gian ủ trà khoảng sau 10 phút là có thể dùng được. Trà không nên ủ trà quá lâu, vì có thể làm giảm đi hàm lượng chất dinh dưỡng.

Hướng dẫn 9 cách hãm đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo ngoài cách pha truyền thống (đông trùng hạ thảo pha cùng với nước nóng) thì còn có thể kết hợp với rất nhiều các loại nguyên liệu khác nhau để tăng thêm công dụng và hương vị mà không phải ai cũng biết.

Tùy vào điều kiện và hoàn cảnh, bạn có thể tham khảo một số cách hãm trà đông trùng hạ thảo dưới đây:

1. Cách hãm trà với nấm đông trùng hạ thảo khô

chén trà đông trùng hạ thảo khô

Đây là cách hãm trà theo kiểu truyền thống, với cách pha rất đơn giản và dễ làm. Cùng Mailands tìm hiểu phương pháp pha trà này ngay dưới đây.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Đông trùng hạ thảo khô: khoảng 2 – 3 sợi.
  • Ấm trà bằng chất liệu thủy tinh hoặc sứ.
  • Nước nóng khoảng 70 độ C.

Cách pha:

  • Bước 1:

Tráng qua ấm trà với nước nóng.

  • Bước 2:

Cho đông trùng hạ thảo vào ấm trà, châm khoảng 150 – 200ml nước nóng khoảng 70 độ C vào ấm trà và đạy nắp.

  • Bước 3:

Ủ trà trong khoảng 7 – 10 phút là có thể sử dụng được.

Thành phẩm đạt chuẩn:

  • Trà có mùi thơm tự nhiên giống như mùi nấm rơm.
  • Nước trà có màu vàng nâu bắt mắt.

Lưu ý:

  • Bạn nên thưởng trà khi còn nóng để cảm nhận đầy đủ hương vị đặc trưng của nước trà.
  • Trà đông trùng có thể pha được từ 2 – 3 nước. Ở lần cuối cùng bạn có thể ăn trực tiếp bã trà cũng rất tốt.

2. Pha trà đông trùng hạ thảo tươi

Cốc trà đông trùng hạ thảo tươi
Pha trà đông trùng hạ thảo tươi.

Tương tự cách hãm của trà đông trùng hạ thảo khô, bạn cũng có thể dùng đông trùng hạ thảo tươi để hãm trà.

Lượng đông trùng hạ thảo tươi để pha trà là khoảng 5 – 7 sợi nấm đông trùng tươi.

Điểm khác biệt của trà đông trùng hạ thảo tươi là:

  • Trước khi pha trà đông trùng tươi bạn nên dùng khoảng 20 – 30ml nước nóng để tráng qua.
  • Thời gian hãm trà đông trùng hạ thảo tươi ngắn hơn: khoảng 5 – 7 phút.
  • Trà đông trùng hạ thảo tươi có hương vị đậm hơn trà nấm đông trùng khô.
  • Khi thưởng trà sẽ có vị nồng hơn trà nấm đông trùng hạ thảo khô, vì vậy bạn nên cân nhắc trước khi dùng nếu chưa quen.
Rất hay:  SỮA MEIJI THANH (0-1)

3. Cách pha trà đông trùng hạ thảo nguyên con

Trà đông trùng hạ thảo nguyên con
Trà đông trùng hạ thảo nhộng tằm nguyên con

Bên cạnh các sản phẩm đông trùng hạ thảo dạng sợi được bán rất phổ biến trên thị trường thì đông trùng hạ thảo còn có dạng nguyên bản dưới dạng nguyên con.

Đông trùng hạ thảo nguyên con có hàm lượng dược chất cao hơn đáng kể so với dạng sợi. Về hương vị trà đông trùng hạ thảo nguyên con có mùi nấm rơm và vị hơi tanh.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Đông trùng hạ thảo nguyên con: 2 – 3 con.
  • Ấm hãm trà.
  • Bạn có thể chuẩn bị thêm một vài lát cam thảo để làm cho nước trà ngọt và dễ uống hơn.

Cách pha:

  • Bước 1:

Tráng qua ấm trà với nước ấm để loại sạch bụi bẩn, làm nóng ấm trà.

  • Bước 2:

Cho khoảng 2 – 3 con đông trùng hạ thảo vào ấm trà, thêm nước ấm khoảng 70 độ C để hãm.

  • Bước 3:

Ủ trà trong khoảng 10 phút là có thể thưởng thức. Bạn nên uống trà ngay khi còn nóng để tránh bị tanh và khó uống.

4. Cách pha trà Đông trùng hạ thảo túi lọc

Trà đông trùng hạ thảo
Trà đông trùng hạ thảo túi lọc Mailands

Trà đông trùng hạ thảo túi lọc có ưu điểm dễ dàng bảo quản, sử dụng, tiện lợi khi mang đi làm hay đến nơi khác. Do vậy trà đông trùng hạ thảo túi lọc là sản phẩm rất được ưa chuộng hiện nay.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Trà đông trùng hạ thảo túi lọc: 1 túi
  • Ấm trà thủy tinh (hoặc chai, cốc thủy tinh giữ nhiệt nếu bạn muốn pha mang đi làm)
  • Nước nóng (khoảng 70 độ)

Cách pha:

  • Bước 1:

Cho trà túi lọc vào ấm, cho khoảng 200ml – 300ml nước nóng

  • Bước 2:

Chờ 5 – 7 phút là có thể dùng được.

Thành phẩm đạt chuẩn:

  • Trà đông trùng hạ thảo túi lọc có màu sắc vàng đậm hoặc hơi ngả nâu do là sự kết hợp giữa đông trùng hạ thảo và các loại thảo dược của từng nhà sản xuất.
  • Mùi hương thảo dược tự nhiên thơm mát, sảng khoái.

5. Cách pha trà đông trùng hạ thảo khô với táo đỏ

Pha trà đông trùng hạ thảo với táo đỏ
Trà đông trùng hạ thảo với táo đỏ

Táo đỏ nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt, mát gan và giúp ngủ ngon. Do vậy, khi kết hợp hãm đông trùng hạ thảo với táo đỏ sẽ mang lại thêm nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Bên cạnh đó táo đỏ cũng làm cho nước trà đậm vị và thơm hơn.

Nguyên liệu chuẩn bị:

Trà đông trùng hạ thảo táo đỏ

  • 5 – 7 sợi đông trùng hạ thảo khô
  • 3 – 4 quả táo đỏ
  • Ấm pha trà

Cách pha:

  • Bước 1:

Táo đỏ cắt thành 2 – 3 lát nhỏ để lúc để trà thêm phần đậm vị và tận dụng hết được tác dụng.

Tráng qua ấm pha trà với nước ấm để làm sạch bụi bẩn, làm nóng ấm trà.

  • Bước 2:

Cho táo đỏ, đông trùng hạ thảo vào ấm, cho thêm 250 ml nước nóng khoảng 70 độ C vào, đậy nắp.

  • Bước 3:

Hãm trà trong khoảng 10 – 15 phút là dùng được. Nên dùng ngay khi còn nóng.

Có thể hãm thêm 2 – 3 lần nước nữa để chiết hết dược chất của trà.

Thành phẩm đạt chuẩn:

  • Nước trà có màu vàng nâu đẹp mắt
  • Hương thơm đặc trưng của nấm đông trùng hạ thảo.
  • Khi thưởng trà có vị ngọt nhẹ của táo đỏ

6. Hãm trà đông trùng hạ thảo với tâm sen

Thành phần tâm sen và nấm đông trùng hạ thảo dùng để pha trà

Tâm sẽ có công dụng an thần, ngủ ngon, kết hợp cùng đông trùng hạ thảo bồi bổ sức khỏe, sẽ giúp người dùng có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Tâm sen khô: 1 – 3gram
  • Đông trùng hạ thảo khô: 2 – 3 sợi
  • Ấm pha trà

Cách pha:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

Rửa sạch tâm sen với nước ấm, để ráo và cho vào ấm pha trà. Tráng ấm trà với nước nóng.

  • Bước 2:
Rất hay:  Bỏ túi cách phản chiếu màn hình iPhone lên máy tính

Cho tâm sen và đông trùng hạ thảo vào ấm trà. Châm 200 – 250ml nước nóng khoảng 70 độ C. Đậy nắp ấm trà.

  • Bước 3:

Ủ trà trong khoản khoảng 10 phút là có thể dùng được.

Thành phẩm đạt chuẩn:

  • Nước trà có màu vàng tươi đẹp mắt.
  • Khi ngửi có mùi thơm tự nhiên của nấm rơm, hòa quyện mùi hương thoang thoảng của tâm sen.
  • Trà khi thưởng thức có vị hơi đắng của tâm sen.

Lưu ý:

  • Thời gian uống nên vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều.
  • Không nên dùng quá 3g tâm sen/ngày.
  • Người bị huyết áp thấp, bệnh lý về tim không nên dùng trà có chứa tâm sen.

7. Cách pha trà hoa cúc trùng thảo

Trà hoa cúc đông trùng hạ thảo
Trà hoa cúc trùng thảo dưỡng nhan, giúp chị em đẹp từ bên trong.

Hoa cúc có công dụng giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng lo âu, ngủ ngon kết hợp với đông trùng hạ thảo tạo ra loại trà tốt cho sức khỏe, đặc biệt phù hợp với chị em phụ nữ.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Đông trùng hạ thảo khô: 2 – 3 sợi
  • Hoa cúc khô: 2 – 3g
  • Mật ong: 5ml (tùy chọn thêm)
  • Cỏ ngọt khô: 2 – 3 lá( tùy chọn thêm)
  • Kỷ tử, táo đỏ (nguyên quả hoặc thái lát): 3 – 4 quả (tùy chọn)
  • Tách trà thủy tinh

Cách pha:

  • Bước 1: Sơ chế:

Hoa cúc rửa với nước ấm để cho ráo nước.

  • Bước 2:

Cho đông trùng hạ thảo, hoa cúc và các loại thảo dược khác nếu có vào ấm trà, châm 200ml nước nóng và đậy nắp.

  • Bước 3:

Ủ trà trong vòng 7 – 10 phút là có thể thưởng thức trà. Nếu bạn muốn uống ngọt, có thể thêm mật ong để tạo dư vị ngọt cho trà.

Thành phẩm đạt chuẩn:

  • Nước trà có màu vàng tươi đẹp mắt.
  • Mùi hương thơm mát của hoa cúc, cùng với mùi nấm rơm tự nhiên của đông trùng hạ thảo.

8. Trà sâm đông trùng hạ thảo

Trà nhân sâm đông trùng hạ thảo

Sâm và Đông trùng hạ thảo là hai loại thảo dược quý, được sử dụng trong y học cổ truyền để tăng cường sức khỏe và điều trị một số bệnh lý. Khi kết hợp sử dụng, hai loại thảo dược này sẽ tăng cường sức khỏe một cách toàn diện cho người sử dụng.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Đông trùng hạ thảo khô: 2 – 3 sợi
  • Nhân sâm tươi: 3 – 5g
  • Táo đỏ: 3 – 4 quả (tùy chọn thêm)

Cách pha:

  • Bước 1:

Nhân sâm tươi rửa sạch, cắt lát mỏng.

  • Bước 2:

Cho đông trùng hạ thảo, nhân sâm cắt lát vào ấm trà.

Châm nước nóng khoảng 70 độ C. Bỏ thêm táo đỏ cắt lát để tăng hương vị (nếu có) và đậy nắp ấm trà

  • Bước 3:

Hãm trà khoảng 10 phút là có thể dùng được.

Thành phẩm đạt chuẩn:

  • Màu sắc nước trà có màu vàng tươi đẹp mắt
  • Trà có mùi thơm đặc trưng của nhân sâm, thoảng mùi nấm rơm tự nhiên
  • Khi thưởng trà có vị ngọt, hơi đắng của nhân sâm

Lưu ý:

  • Không sử dụng trà sâm đông trùng hạ thảo lúc đang bị huyết áp cao.
  • Không nên dùng nhân sâm vào buổi tối vì nó có thể gây mất ngủ. Nếu việc này kéo dài sẽ làm nguy hại tới sức khỏe.
  • Người bị cảm lạnh, bị đau bụng tuyệt đối không nên sử dụng do trà đông trùng hạ thảo nhân sâm có tính hàn nên rất nguy hiểm.
  • Nếu trong quá trình sử dụng mà có những triệu chứng như đau đầu, đau bụng, buồn nôn thì hãy ngưng sử dụng và tìm đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

9. Pha trà đông trùng hạ thảo atiso

Trà đông trùng hạ thảo hoa atiso
Trà hoa atiso đông trùng hạ thảo thanh nhiệt, giải độc cho những ngày nắng nóng.

Ngoài những công dụng của đông trùng hạ thảo, kết hợp với hoa atiso giúp tinh thần tỉnh táo, tăng cường thải độc hấp thu nhanh các dưỡng chất.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Đông trùng hạ thảo khô: 1 – 2g.
  • Hoa atiso khô: 3 – 5g.
  • Mật ong: 5ml (tùy chọn thêm).
  • Ấm pha trà bằng sứ hoặc thủy tinh.
Rất hay:  Bật Mí Top 20+ điều hành du lịch là gì [Hay Lắm Luôn]

Cách pha:

  • Bước 1:

Tráng ấm trà qua nước nóng, cho hoa atiso vào ấm trà, tráng qua bằng nước nóng, sau đó đổ nước nóng đi.

  • Bước 2:

Cho đông trùng hạ thảo vào ấm trà, đổ 200 ml nước nóng 70 độ C vào.

  • Bước 3:

Ủ trà trong khoảng 10 phút là dùng được. Bạn có thể thêm một chút mật ong để trà có vị ngọt và dễ uống hơn.

Uống trà Đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?

Trà đông trùng hạ thảo là một cách chế biến giúp chúng ta thay đổi khẩu vị bên cạnh các cách sử dụng thông thường như: hầm canh, nấu cháo, ngâm rượu…

Công dụng của trà đông trùng hạ thảo:

  • Thưởng thức trà đông trùng hạ thảo mỗi sáng giúp thanh lọc cơ thể, tinh thần sảng khoái, tỉnh táo vào ban ngày và an thần, dễ ngủ vào buổi tối.
  • Bồi bổ cơ thể, hỗ trợ hồi phục sức khỏe cho người mới ốm dậy, người bệnh lâu năm.
  • Tăng cường trao đổi chất, tăng khả năng hoạt động của hệ bài tiết, hệ tiêu hóa.
  • Tăng cường tuần hoàn máu, phòng chống các bệnh tim mạch, mỡ máu, huyết áp cao…
  • Hỗ trợ điều trị người bị viêm phế quản, ho, hen suyễn…cải thiện hệ hô hấp, tăng cường trao đổi oxy trong máu đến các bộ phận khác của cơ thể.
  • Tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ.
  • Làm chậm quá trình lão hóa, làn da tươi trẻ, hồng hào.

Câu hỏi thường gặp khi pha trà đông trùng hạ thảo

Để trà đông trùng phát huy hết công dụng, cũng như tránh dùng sai cách, chúng ta tham khảo những lưu ý dưới đây:

Nên uống trà đông trùng hạ thảo vào lúc nào?

Trà đông trùng hạ thảo nên uống vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều để phát huy công dụng tốt nhất.

Bạn không nên sử dụng trà đông trùng hạ thảo vào buổi tối vì có thể gây ra mất ngủ, trằn trọc buổi đêm.

Cần lưu ý gì khi hãm trà đông trùng hạ thảo?

  • Không được dùng quá nhiều đông trùng hạ thảo. Một người trưởng thành được khuyên không dùng quá 3gram đông trùng hạ thảo khô/ngày.
  • Không nên hãm trà quá lâu, và chỉ sử dụng nước sôi khoảng 70 độ C.
  • Không nên sử dụng ấm trà có chất liệu nhôm, inox… để hãm trà. Các hoạt chất từ đông trùng hạ thảo kết hợp với kim loại sẽ bị biến chất, có thể gây hại cho người uống.
  • Có thể hãm thêm 2 – 3 nước sau để sử dụng hết dưỡng chất của đông trùng hạ thảo. Ngoài ra, bạn có thể ăn bã trà đông trùng hạ thảo sau khi hãm trà.

Ai không nên dùng trà đông trùng hạ thảo

Mặc dù đông trùng hạ thảo rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Một số đối tượng không nên dùng đông trùng hạ thảo:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi không nên dùng đông trùng hạ thảo, trẻ từ 5 – 13 tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Bà bầu, người đang điều trị bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Người bị mắc chứng rối loạn đông máu.
  • Những người trước phẫu thuật.
  • Người mắc bệnh tự miễn như: lupus, viêm khớp dạng thấp…

Kết luận

Trà đông trùng hạ thảo có thể pha một mình hoặc pha với những loại thảo dược khác như nhân sâm, hoa cúc, táo đỏ… để làm tăng công dụng, cũng như tăng hương vị của trà.

Hy vọng với 9 cách pha trà đông trùng hạ thảo khô, tươi đúng cách trên, bạn đã có tách trà vừa thơm ngon, bổ dưỡng cho bản thân và gia đình thân yêu.

Kim Xuyến

Bài viết liên quan: