Cách xử lý và phòng ngừa vết chai hiệu quả! – YouMed

Vết chai là những vùng da dày lên ở bàn tay, bàn chân hay vị trí khác chịu nhiều áp lực. Đây là tình trạng bệnh lý rất thường hay xảy ra. Những vùng da dày này thường không gây triệu chứng. Tuy nhiên thỉnh thoảng nó có thể gây đau hoặc khó chịu cho người mắc phải. Ngoài ra, khi bị vết chai có thể cảnh báo một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn bên trong. Trong bài viết này, YouMed sẽ trình bày nguyên nhân và cách giúp xử lý các vết chai hiệu quả.

1. Biểu hiện của vết chai là gì?

Vết chai là tình trạng rất thường gặp mà mỗi người trong chúng ta có thể tự nhận biết được. Đó là những vùng da có màu vàng hay màu xám bị dày lên và trở nên thô ráp. Thường thì chai sẽ hay xuất hiện ở những vùng chịu nhiều áp lực như bàn tay hay bàn chân.

Vết chai

Ngoài ra, ở những người thường xuyên chịu nhiều áp lực thì chai sẽ xuất hiện như lưng và mông. Thông thường thì hầu hết các vết chai sẽ không có cảm giác đau. Thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy đau tại vị trí chai khi đi bộ lâu, đè ép chặt hay khi bị nhiễm trùng.

2. Nguyên nhân nào hình thành nên vết chai?

Vết chai

Vùng da chịu nhiều áp lực ma sát thường xuyên sẽ dày lên và hình thành vết chai. Đây là một phản ứng bảo vệ cơ thể không bị bóng nước hay bị tổn thương khi chịu lực tì đè.

Nguyên nhân thông thường tạo nên chai ở chân đó là do mang giày có kích thước không phù hợp. Khi đôi giày quá chật hoặc quá rộng thì da chân sẽ bị cọ sát thường xuyên. Sau đó vùng da bị cọ sát sẽ dày lên và phát triển vết chai.

Tuy nhiên, ngay cả khi đã lựa chọn một đôi giày vừa vặn thì cũng có thể xuất hiện chai chân khi chúng ta đứng hay đi bộ quá nhiều. Lúc này vừng da chân phải chiều nhiều áp lực liên tục từ việc đứng thẳng và di chuyển thường xuyên.

Những nguyên nhân khác có thể gây hình thành nên vết chai bao gồm:

  • Đi chân trần
  • Đi giày không mang vớ
  • Có thói quen chống tay sẽ bị vết chai ở cùi chỏ
  • Mang vác nặng thường xuyên sẽ bị chai bàn tay
  • Sử dụng dụng cụ thể thao thường xuyên ở các vận động viên cũng hay bị chai tay
  • Chơi đàn hay dụng cụ nhạc cũng có thể bị chai tay
Rất hay:  Hướng dẫn các thí sinh cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2021

Tóm lại, bất kỳ công việc hay hành động nào gây ma sát nhiều lên vùng da cơ thể sẽ tạo nên vết chai.

>> Xem thêm: 8 lý do khiến bạn bị mụn ở lưng và ngực

3. Khi nào nên đến khám bác sỹ?

Vết chai

Hầu hết các vết chai thường lành tính và không quá nghiêm trọng. Thỉnh thoảng nó có gây đau và khó chịu khi di chuyển hay đè ép nhiều. Tuy nhiên, một vài trường hợp bị vết chai có thể cảnh báo bệnh lý mà chúng ta đang mắc phải. Khi đó bạn nên đến khám bác sỹ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.

  • Chai chân hay xuất hiện ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có bàn chân bị biến dạng. Khi đó bạn nên đến khám bác sỹ chuyên khoa nội tiết để được tư vấn cách chăm sóc bàn chân hàng ngày.
  • Lực tì đè thường xuyên không chỉ gây vết chai mà có thể gây ảnh hưởng đến xương khớp. Lúc này bạn sẽ thấy các ngón ở vùng bị chai trở nên biến dạng bất thường. Nếu nhận thấy ngón tay hay ngón chân bị biến dạng thì bạn nên đến khám bác sỹ cơ xương khớp để được điều trị kịp thời.
  • Ngoài ra khi vết chai có dấu hiệu loét, đau nhức nhiều hay chảy mủ thì nó có thể bị nhiễm trùng. Khi đó bạn nên đến bác sỹ khám để được thăm khám và làm sạch vết chai.

>> Xem thêm: Mụn nhọt trong lỗ mũi và những điều cần biết

4. Xử lý vết chai như thế nào?

Vết chai

Đối với vết chai khiến bạn khó chịu khi sinh hoạt hay làm việc thì nên điều trị. Tuy nhiên, cách tốt nhất là xác định nguyên nhân khiến bạn bị chai và thay đổi thói quen đó. Chẳng hạn bạn đi giày quá chật hay thường xuyên mang vác nặng. Khi thay đổi những thói quen xấu này sẽ giúp vết chai không dày lên thêm.

Rất hay:  Viên xông mũi và cách dùng viên xông giải cảm tại nhà

Một trong những cách giúp xử lý vết chai đó là phẫu thuật. Chúng ta chỉ phẫu thuật đối với vết chai quá to và gây đau nhiều. Khi đó, bác sỹ phẫu thuật sẽ sử dụng dao mổ để cắt gọt đi vùng da bị dày. Phương pháp này thường không gây đau và bạn có thể đi lại ngay sau đó.

Ngoài ra bạn có thể xử lý vết chai tại nhà bằng cách:

  • Ngâm chân trong nước ấm khoảng 5-10 phút hoặc đến khi da mềm. Việc này giúp cho vùng da trở nên mềm và tróc ra khi lau nhẹ bằng khăn khô.
  • Dùng đá bọt nhúng vào nước ấm và giũa nhẹ nhàng vết chai. Việc này cũng giúp loại bỏ tế bào da chết ở vùng bị chai. Lưu ý giũa nhẹ nhàng để không loại bỏ quá nhiều da ngăn ngừa chảy máu hoặc nhiễm trùng.
  • Thoa dưỡng ẩm có chứa các thành phần như Salicylic acid, Ammoium lactate hay Ure. Những hoạt chất này sẽ giúp làm mềm từ từ vết chai.
  • Sử dụng miếng đệm để bảo vệ chai chân khỏi bị kích ứng khỏi các hoạt động thường ngày.

Tuy nhiên nếu các phương pháp xử lý tại nhà không hiệu quả thì bạn nên đến khám bác sỹ để điều trị thích hợp.

5. Làm thế nào để phòng ngừa vết chai?

Vết chai

Chúng ta có thể hoàn toàn ngăn ngừa vết chai hình thành bằng nhiều cách khác nhau như:

  • Chọn giày phù hợp. Nguyên nhân thường gặp nhất của chai chân là mang giày có kích thước và hình dáng không phù hợp. Mang giày vừa vặn giúp cho bàn chân không chịu quá nhiều lực ma sát. Khi lựa chọn giày để mua, bạn nên đi vào buổi chiều tối vì lúc này chân của bạn hơi to nhẹ. Ngoài ra bạn có thể nhờ nhân viên bán hàng đo kích thước của đôi chân và chọn đôi giày không quá lỏng cũng không quá chật.
  • Mang vớ. Khi đi giày bạn nên mang vớ để giảm thiểu sự cọ sát lên da chân. Chú ý lựa chọn chất liệu vải mềm, không quá thô ráp để bảo vệ da chân.
  • Không đi chân trần. Để tránh da chân bị ma sát với nền đất hay đá cứng dẫn đến tổn thương.
  • Cắt móng chân đều đặn. Móng chân quá dài sẽ đẩy các ngón chân sát về phía tiếp xúc với giày. Điều này dẫn đến hình thành vết chai theo thời gian. Do đó cần phải cắt móng chân đúng cách và đều đặn.
  • Bảo vệ da tay. Sử dụng bao tay khi mang vác đồ nặng hay làm những công việc có cọ sát.
  • Chăm sóc da tay và da chân. Bàn tay và bàn chân là vị trí thường chịu nhiều áp lực trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy chúng ta nên chăm sóc chúng thường xuyên để ngăn hình thành các vết chai. Ngâm tay hoặc chân trong nước ấm, sau đó lau khô và bôi kem dưỡng ẩm. Việc này giúp làm mềm vùng da tay chân, ngăn ngừa da bị chai cứng.
Rất hay:  Cách viết ngày tháng năm trong tiếng Anh

6. Kết luận

Hầu hết những vết chai có thể giảm và biến mất từ từ nếu ngưng chịu ma sát. Khi bị chai, chúng ta có thể áp dụng những biện pháp xử lý tại nhà giúp loại bỏ vết chai một cách dễ dàng. Đối với những vết lớn gây đau nhức nhiều thì có thể tham khảo với bác sỹ phương pháp phẫu thuật giúp giải quyết nhanh chóng.

Đối với các trường hợp bị chai chân mà không rõ tại sao mà những vùng da này cứng và đau nhiều. Hoặc nếu bạn bị bệnh lý đái tháo đường hoặc có biến dạng xương khớp kèm theo. Lúc này bạn nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.

Cuối cùng, chai chân có thể phòng ngừa hiệu quả bằng các biện pháp bảo vệ và chăm sóc hàng ngày. Đồng thời thay đổi thói quen xấu sẽ giúp ngăn ngừa vết chai xuất hiện. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích được cho bạn. YouMed chúc bạn luôn bình an và may mắn.

Bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền