Môn Lịch Sử là môn học mà nhiều em học sinh cảm thấy “khó nhằn” bởi nội dung bài học thường rất dài, nhiều chi tiết và rất khó nhớ. Tuy nhiên môn Lịch Sử là môn rất quan trọng trong các kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi THPT Quốc Gia đối với những em theo khối xã hội. Vậy làm thế nào để học thuộc môn Lịch Sử nhanh và nhớ lâu? Trung tâm gia sư WElearn sẽ gợi ý cho bạn những cách học hiệu quả dưới đây nhé!
1. Liên kết các sự kiện lịch sử với nhau
Chắc hẳn nhiều bạn học sinh cảm thấy chán nản với môn Lịch Sử chủ yếu vì lý do có quá nhiều dữ kiện, mốc thời gian phải nhớ. Việc nhầm lẫn các sự kiện lịch sử với nhau cũng là điều dễ hiểu. Để có thể học thuộc nhanh và nhớ lâu, bạn cần xâu chuỗi các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian một cách chính xác mỗi khi học xong một bài học mới.
Đầu tiên bạn cần phải ghi lại những mốc thời gian quan trọng. Sau đó căn cứ vào mốc thời gian để học các sự kiện đi kèm. Đọc kĩ các kiến thức cơ bản như mốc thời gian, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của sự kiện, của mốc thời gian đó. Sự kiện nào diễn ra trước thì học trước, để các kiến thức được liên kết trôi chảy.
Nếu bạn học không đúng trình tự kiến thức sẽ rất rối khiến bạn dễ nhầm lẫn và không hiệu quả. Mỗi giai đoạn Lịch sử sẽ có cách học khác nhau. Vì vậy mà cách học tốt môn Lịch sử ở mỗi lớp mỗi cấp học sẽ khác nhau.
Sau mỗi bài học, bạn nên vẽ sơ đồ biểu diễn các ý chính của bài học. Hoặc chỉ đơn giản là viết ra giấy ghi chút rồi dán ở góc học tập, để có thể nhìn thấy và học mọi lúc.
2. Chọn lọc thông tin chính để học, học theo từng phần
Cũng giống như bất kỳ môn học nào, việc chọn lọc những thông tin chính để học là điều cực kỳ quan trọng. Lịch Sử có rất nhiều thông tin, sự kiện cũng như các mốc thời gian khác nhau. Nếu chúng ta cứ học tràn lan, gặp ý nào học thuộc lòng ý đó sẽ khiến ta bị rối và dễ nhầm lẫn thông tin.
Bạn cần đúc kết ý chính của mỗi bài học hoặc mỗi sự kiện. Chú tâm vào những ý nổi bật, sự kiện nổi bật được thầy cô nhắc lại nhiều lần. Chia các phần cụ thể, nắm chắc kiến thức mỗi phần. Chẳng hạn như có thể chia thành lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam. Hoặc lịch sử cổ đại, trung đại, hiện đại. Sau đó phân theo các mốc thời gian quan trọng. Như thế sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn mà không mất nhiều thời gian.
3. Ghi chép bài cẩn thận
Nếu chỉ ngồi nghe thầy cô giảng, hay chỉ đọc qua sách giáo khoa thôi thì chắc chắn bạn chẳng thể nào ghi nhớ bài học hiệu quả được. Vì vậy bạn cần vừa học, vừa nghe giảng, vừa ghi chép cẩn thận. Đánh dấu những ý chính, quan trọng, những ý mà thầy cô nhấn mạnh. Đọc sách giáo khoa và liệt kê những nội dung chính trong mỗi bài học. Sau đó, xem đi xem lại nhiều lần để nhớ lâu hơn.
4. Vẽ sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là phương pháp phổ biến và rất hiệu quả với tất cả các môn học. Sử dụng sơ đồ tư duy cho môn Lịch Sử là một giải pháp hữu dụng. Với sơ đồ tư duy, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc hệ thống lại kiến thức, sự kiện lịch sử một cách đầy đủ nhất.
Trước tiên bạn cần nắm được những ý chính của bài học, sự kiện lịch sửa. Sau đó vẽ ra những ý ngắn gọn, súc tích nhưng phải đầy đủ và dễ hiểu. Thêm vào đó, bạn nên vẽ những hình ảnh nhỏ để minh họa, làm cho sơ đồ của mình thêm sinh động hơn. Từ đó sẽ giúp bạn thích thú hơn trong việc học Lịch Sử.
5. Ghi âm bài học
Chắc hẳn nhiều bạn học sinh cũng đã sở hữu chiếc smartphone, vì vậy hãy tận dụng trong việc học tập của mình, chắc chắn sẽ mạng lại hiệu quả cao. Bạn có thể ghi âm bài giảng của giáo viên trên lớp nếu được giáo viên cho phép, hoặc bạn có thể vừa đọc tóm tắt bài học vừa ghi âm bằng chính giọng nói của mình.
Sau khi ghi âm xong, bạn hãy mở nghe lại nhiều lần để nhớ bài bất cứ khi nào. Việc nghe đi nghe lại giúp kiến thức ngấm sâu, bạn sẽ nhớ lâu hơn và kỹ hơn.
6. Lựa chọn thời gian học phù hợp
Bất kì môn học nào cũng cần có kế hoạch, thời gian biểu phù hợp thì mới đạt kết quả cao. Với môn Lịch sử, bạn nên học bài vào buổi sáng, khoảng 5-7h. Đây là khoảng thời gian yên tĩnh, não sẽ dễ tiếp thu và thuộc bài nhanh hơn.
Ngoài ra, thời điểm giữa trưa hoặc buổi tối trước 22h cũng rất phù hợp để học môn Lịch Sử, chỉ cần bạn có không gian yên tĩnh, tập trung và không bị xao nhãng. Nếu như cảm thấy căng thẳng hay mệt mỏi thì bạn không nên cố nhồi nhét kiến thức, hãy thư giãn để tránh tạo áp lực cho bản thân.
7. Đọc nhiều sách, xem phim về lịch sử, liên hệ thực tế
Việc học tập đan xen với giải trí sẽ giúp bạn nạp thêm kiến thức một cách tự nhiên. Đọc sách, xem phim, hay liên hệ thực tế các kiến thức liên quan đến lịch sử sẽ giúp bạn có thể hiểu sâu hơn, có thời gian để nghiên cứu nhiều hơn, liên tưởng nội dung lịch sử thêm sống động. Sự minh họa sinh động qua các bộ phim hay các cuốn sách, truyện sẽ giúp bạn ghi nhớ sâu sắc hơn.
Các tài liệu, phim ảnh, sách báo về lịch sử hiện nay rất nhiều, bạn cũng cần chú ý lực chọn những tài liệu chính xác, phù hợp để học hiệu quả hơn. Mỗi lần học như vậy, bạn hãy ghi chép cẫn thận vào sổ tay để có thể xem đi xem lại nhé.
8. Thường xuyên trao đổi bài học với bạn bè
Chúng ta thường nghe câu: “Học thầy không tày học bạn”. Vì vậy việc thảo luận, trao đổi với bạn bè trong quá trình học tập là điều rất cần thiết. Khi học một mình có thể bạn sẽ dễ chán nản, học theo nhóm hay theo cặp sẽ giúp ta có động lực hơn. Bạn bè sẽ giúp nhau bổ sung phần kiến thức còn hổng.
Các bạn có thể trao đổi bài bằng cách hỏi đáp, đố vui hoặc kiểm tra bài cho nhau. Như vậy sẽ giúp ta nhớ bài nhanh hơn và lâu hơn.
9. Làm các bài tập trắc nghiệm để ôn tập
Nếu chỉ học mà không thực hành hẳn sẽ nhanh chán. Vì thế bạn hãy làm thêm các bài tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức. Một phần cũng giúp bạn tập quen dần để chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng.
Bạn có thể dễ dàng tìm các bài kiểm tra trắc nghiệm môn Lịch Sử trên các trang web để tự ôn luyện tại nhà. Hoặc có thể cùng các bạn học của mình ôn tập để có thêm động lực.
Môn học nào cũng có những kiến thức khó riêng. Tuy nhiên nếu bạn biết cách học sao cho phù hợp thì chắc chắn sẽ đạt hiệu quả như mong đợi. Môn Lịch Sử tuy có lượng kiến thức đồ sộ và khó nhớ nhưng nếu bạn áp dụng những cách học thuộc môn lịch sử nhanh và nhớ lâu mà WElearn Gia Sư chia sẻ trên đây thì bạn sẽ có được kết quả bất ngờ đấy. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm các bài viết:
- Nguyên Nhân Thắng Lợi Của Cách Mạng Tháng 8 Và Ý Nghĩa Lịch Sử
- Kể Lại Câu Chuyện Ba Lưỡi Rìu Lớp 4 Hay Nhất
- Dàn Ý Và Bài Văn Tả Cây Bút Mực Lớp 4 Hay Nhất