Chất lượng của quả pin phần nào quyết định lỗi pin, thế nên bảo dưỡng pin đúng cách giúp nâng cao tuổi thọ pin và điều này không bao giờ là quá muộn. Như đã chia sẻ trong các bài viết trước, bạn không nên để pin xuống mức 0, cạn kiệt và sập nguồn, điều này có thể làm hư pin, sạc không lên nữa. Dưới đây là những cách kích pin điện thoại bị kiệt.
4 cách kích pin rời khi bị liệt
Làm vệ sinh các điểm tiếp xúc
Làm vệ sinh các điểm tiếp xúc cũng là một cách kích pin hiệu quả
Sau một thời gian dài sử dụng, điểm tiếp xúc giữa pin và bảng mạch trong máy bị oxy hóa. Điều này có thể làm giảm hiệu quả cung cấp năng lượng và giảm tuổi thọ của quả pin. Hãy cẩn thận loại bỏ rỉ sét, bụi bám để đảm bảo các điểm tiếp xúc giữa pin và bảng mạch trên điện thoại sạch sẽ, điều này sẽ giúp sạc pin hiệu quả, đồng thời cung cấp đầy đủ năng lượng cho hoạt động.
Làm lạnh quả pin
Cần cẩn trọng khi sử dụng mẹo này để kích pin bị kiệt
Nghe có vẻ “sai sai” nhưng đây là cách giúp kéo dài tuổi thọ quả pin, bởi ở nhiệt độ thường, khả năng rò rỉ năng lượng là có, môi trường nhiệt độ thấp sẽ tạm thời hạn chế hiện tượng này.
Tuổi thọ pin được nâng cao giúp mang lại cho quả pin chu kỳ sạc lớn hơn so với bình thường. Cách làm như sau:
- Gói pin bằng giấy báo cũ và bỏ vào bao ni lông (2 lớp). Tất cả bỏ trong túi nhựa kín để tránh bị ướt
- Đặt pin vào trong ngăn đông tủ lạnh trong 3 ngày rồi lấy pin ra
- Tháo hết các lớp bảo vệ, để pin ở nơi khô ráo trong 2 ngày, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp
- Lắp pin trở lại điện thoại nhưng không bật nguồn mà cắm sạc trong 48 giờ
- Sau khi sạc xong, mở điện thoại lên và kiểm tra pin
Nếu cách kích pin điện thoại bị kiệt thành công, bạn sẽ có thể sử dụng tiếp quả pin với chiếc điện thoại của mình thêm một thời gian nữa, và từ giờ thì đừng bao giờ để nó sập nguồn nữa nhé.
Kích pin thủ công
Đây là cách kích pin điện thoại bị kiệt khá hiệu quả
Cách làm này có hiệu quả với pin điện thoại đã dùng nhiều hoặc để lâu, xả pin một thời gian dài mà không sạc, bây giờ sạc không vô pin nữa. Trên thực tế, khi di chuyển điện thoại đường dài, thường là từ nước này sang nước khác, thời gian diễn ra lâu, điện thoại không được sạc… Nhưng giờ đây bạn có thể tự thực hiện tại nhà.
Trước khi thực hiện, bạn cần chuẩn bị:
- 1 viên pin 9V (như hình càng tốt)
- 2 đoạn dây điện tầm 3-5 cm
- Băng keo an toàn
- Quả pin “bị chết”
Cách kích pin điện thoại bị kiệt thủ công như sau:
- Kết nối 2 đoạn dây điện với 2 cực của viên pin 9V
- Kết nối 2 đoạn dây điện với 2 cực của quả pin, không được kết nối nhầm cực
- Để cho 2 viên pin kết nối từ 10 đến 60 giây, hoặc đủ lâu để pin ấm lên
- Khi pin ấm lên, gỡ dây điện ra ngay. Lưu ý là không được sạc đầy pin theo cách này
- Gắn pin vào điện thoại, tiếp tục sạc với củ sạc bình thường sau đó thử mở nguồn điện thoại
Dùng bóng đèn nhỏ
Xả sạch pin rồi sạc lại giúp nâng cao tuổi thọ quả pin, nhưng không nên làm liên tục
Cách làm này sẽ làm cạn kiệt đến mức tối đa quả pin điện thoại, rồi sau đó bạn sẽ hồi sinh nó. Cách làm này giúp xả pin sâu, sau đó bạn sẽ sạc lại thật đầy.
Bạn sẽ cần đến 2 đoạn dây để kết nối với 2 cực của quả pin, rồi kết nối với bóng đèn 1,5V. Nếu pin còn điện, nó sẽ được dùng cho bóng đèn cho tới khi cạn hẳn.
Cách kích pin liền khi bị liệt
Điện thoại pin liền khó kích pin hơn so với pin rời
Điện thoại ngày nay hầu như sử dụng pin liền, rất khó để áp dụng các thủ thuật như đã chia sẻ ở trên. Hãy thử khôi phục quả pin của những mẫu điện thoại này theo những bước sau:
- Kiểm tra cổng sạc xem có nước, bị ăn mòn, cong hay gãy chân không?
- Nếu thiết bị không lên nguồn, nhấn nút nguồn và giữ trong 5 đến 10 giây. Nếu máy lên, pin vẫn ổn, có thể sạc bình thường. Dùng củ sạc và dây sạc chính hãng để cắm sạc, khi cắm sạc thì thử mở nguồn. Nếu máy không lên, chờ 1-2 phút rồi thử lại.
- Để ý đèn LED của thiết bị, đèn LED của củ sạc có sáng như bình thường không? Nếu pin quá yếu, màn hình có thể hiện ra màu trắng trong 5 phút, trước khi hiện ra thông báo pin yếu. Lúc này phải tốn đâu đó 15 phút đến 2 giờ để máy khởi động lên.
- Nếu thiết bị không lên nguồn, hãy thử cắm điện thoại vào máy tính. Rất nhiều trường hợp sạc qua máy tính giúp “hồi sinh” quả pin đã chết sau 45 phút đến 2 giờ đồng hồ. Sau khi máy lên, sạc lại bình thường.
- Khi kết nối với ổ điện, thử nhấn tổ hợp nút nguồn, tăng và giảm âm lượng trong 1-2 phút, có thể sẽ giúp mở nguồn thiết bị nếu như nhấn chỉ mỗi nút nguồn nhưng máy vẫn không lên nguồn.
Nên bảo trì pin điện thoại hàng ngày
Nên lưu ý bảo trì quả pin của chiếc smartphone
Nói gì thì nói, việc để cho quả pin cạn kiệt đến sập nguồn rồi kích lại là điều không nên một chút nào, bạn nên chăm sóc kỹ cho quả pin ngay từ đầu. Lý tưởng nhất là duy trì trạng thái pin đạt 50%, sạc đến 80%, nếu không dùng thì nên sạc pin trong khoảng 50-60% mỗi tháng. Khi điện thoại sắp hết pin, hãy bật tiết kiệm pin hoặc nhanh chóng mang đi sạc.
Tránh sạc điện thoại qua đêm, có thể đây là một thói quen, nhưng thói quen không tốt này có thể làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của quả pin.
Mỗi quả pin đều có một quãng đời nhất định, mặc dù những phương pháp ở trên có thể giúp hồi sinh quả pin bị chết nhưng không nên dựa vào nó vì không phải trường hợp nào cũng thành công. Nếu pin hỏng, người dùng có thể dễ dàng thay thế bằng một quả pin mới vì ở thời điểm này, việc thay pin đã dễ dàng và giá cả cũng rẻ hơn nhiều.
Xem thêm: Cách kiểm tra độ chai pin Android và tình trạng sức khỏe của pin