11 cách kiềm chế cơn tức giận để không hối tiếc vì hành động sai

8. Thay đổi môi trường

Hãy cho bản thân nghỉ ngơi bằng cách dành thời gian để chăm sóc chính mình. Nếu bạn tức giận vì nhà cửa bừa bộn, cách kiềm chế cảm xúc nóng giận lúc này là hãy ra ngoài dạo chơi hoặc đi mua sắm. Mọi thứ trong nhà sẽ được sắp xếp ổn thỏa hơn khi bạn trở về với tâm lý nhẹ nhàng hơn.

9. Nhận biết nguyên nhân gây ra sự tức giận và tìm cách giải quyết

Cách kiềm chế cơn tức giận

Nếu tuyến đường bạn di chuyển đến nơi làm việc mỗi ngày hay bị kẹt xe và khiến bạn thường xuyên rơi vào trạng thái nóng giận, hãy tìm một lộ trình khác thay thế hoặc đi làm sớm hơn để tránh kẹt xe.

Nếu tiếng ồn khiến bạn bực bội, hãy đeo tai nghe để thưởng thức những bản nhạc yêu thích. Tương tự, mỗi khi tức giận, bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp phù hợp để xử lý.

Khi không chắc chắn sự tức giận của bạn đến từ đâu, hãy cố gắng nhắc nhở bản thân dành một chút thời gian để ghi lại nhật ký hoạt động trong ngày. Điều này có vẻ khiến bạn mất nhiều thời gian hơn nhưng sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được cách lấy lại sự bình tĩnh khi đã ý thức được suy nghĩ và hành vi dẫn đến cơn giận.

10. Tập trung vào những điều ý nghĩa

Dân gian có câu nói: “Tâm an vạn sự an”. Điều này có nghĩ là khi tâm trí của bạn hiền hòa, thanh tịnh, mọi sự xảy ra trong cuộc sống của bạn cũng sẽ trôi qua nhẹ nhàng, thuận lợi.

Rất hay:  Cách bật VT-X trong Windows 10 - Vi tính quận 7

Mỗi khi thấy tức giận, bạn hãy cố gắng “lái” tinh thần của bạn tập trung vào những điều ý nghĩa, tốt đẹp hơn so với tác nhân gây ra sự giận dữ. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cơn giận để cân bằng cảm xúc.

>>> Xem thêm: Muốn hạnh phúc, hãy tập thói quen biết ơn

11. Cách kiềm chế cơn tức giận: tìm kiếm sự giúp đỡ

Thỉnh thoảng cảm thấy tức giận trước những sự việc không như ý muốn là điều rất bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên nổi nóng trước những vấn đề nhỏ nhặt hoặc cơn giận khiến bạn mệt mỏi cực độ, có thể bạn sẽ cần đến sự chăm sóc y tế.

Nếu sự tức giận khiến các mối quan hệ và hạnh phúc gia đình của bạn bị ảnh hưởng trầm trọng, bạn hãy tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Những nhà trị liệu này sẽ giúp bạn giải quyết nguồn cơn giận dữ và tìm cách đối phó tốt hơn với cảm xúc tiêu cực.

>>> Tìm hiểu thêm: 4 bài tập thiền giúp bạn xua tan stress

Chia sẻ, tâm sự với một người bạn tin tưởng cũng là một trong những cách kiềm chế cơn tức giận hiệu quả. Khi cảm xúc tiêu cực được giải tỏa cũng là lúc tâm lý của bạn trở nên thoải mái, nhẹ nhàng hơn.