Lắp rèm cửa giúp điều chỉnh độ sáng, tăng tính riêng tư và thẩm mỹ cho ngôi nhà. Thế nhưng, nên lắp rèm cửa như nào để vừa đẹp vừa rẻ? Mời độc giả tham khảo kinh nghiệm lắp rèm cửa thực tế của gia chủ Việt trong bài viết sau.
Xem thêm:
1. Gia chủ Việt review đồ gia dụng Nhật ”bãi” sau 5 năm sử dụng
2. So sánh ưu – nhược điểm của các loại chất liệu phủ bề mặt cốt gỗ làm tủ bếp
3. Review máy rửa bát Panasonic NP-TR8 – “trợ thủ” đắc lực cho nhà ít người
Trên Group trang trí nhà cửa, chủ tài khoản Tuấn Hưng đã có một bài viết chia sẻ về kinh nghiệm sống còn khi lắp rèm cửa. Bài viết thu hút rất nhiều lượt quan tâm theo dõi, tương tác. Phía dưới phần bình luận cũng có nhiều tài khoản khác đặt câu hỏi và cũng chia sẻ về những sai lầm mà mình đã từng mắc phải trong quá trình lắp rèm cửa.
Chủ tài khoản Tuấn Hưng cho biết lý do mà mình quyết định viết bài chia sẻ này như sau: “Mình thấy rất nhiều bạn thắc mắc về cách chọn rèm cửa không bị hở sáng, hôm nay mình xin chia sẻ chút kinh nghiệm của mình cho các bạn biết trước khi quyết định lựa chọn loại rèm nào cho phù hợp với chi phí cũng như công dụng từng loại rèm để có ngôi nhà đẹp nhất.”
Theo đó, bài viết đã mang lại những thông tin vô cùng hữu ích về cách chọn rèm cửa, giá thành, lắp rèm sao cho không bị hở sáng… Cùng theo dõi chi tiết nội dung mà anh Hưng đã chia sẻ:
1. Cách chọn rèm cửa để căn phòng hài hòa màu sắc
Rèm cửa hiện nay được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau như rèm vải, rèm cầu vồng, rèm roman, rèm cuốn, rèm lá dọc, rèm sáo gỗ, rèm hạt gỗ… Cụ thể, mỗi loại rèm cửa sẽ có những tính năng khác nhau, phù hợp với loại cửa và nhu cầu của các hộ gia đình. Một số loại rèm cửa thường được dùng phổ biến nhất có thể kể đến như:
Rèm vải
Là loại rèm được nhiều gia đình lựa chọn vì khả năng phù hợp với nhiều không gian khác nhau như phòng khách, phòng ngủ…. Rèm vải được may thành 3 kiểu khác nhau: May ore, may xếp ly, may định hình. Mỗi kiểu may có tính thẩm mỹ riêng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc độ chun 2,5 lần.
Nếu bạn muốn kéo rèm đảm bảo che kín và có khoảng tối nhất thì nên lựa chọn các mẫu vải dày 3 lớp, hoặc vải phủ cao su, thì cản sáng, cản nhiệt sẽ tốt hơn.
Rèm vải có xuất xứ từ Trung Quốc, Việt Nam sẽ có đơn giá dao động từ 400 đến hơn 1triệu/m ngang (khổ vải 2,8m), cao cấp hơn thì có vải Nhật, Hàn, Bỉ, Anh. (Đơn giá thường tính theo m2 khoảng 400 – vài triệu/m2 tùy loại)
Rèm cầu vồng
Là loại rèm được thiết kế xen kẽ giữa 1 lớp vải và 1 lớp voan sole nhau, sợi vải được là từ chất liệu polyester. Rèm cầu vồng phù hợp lắp cho các ô cửa sổ.
Rèm cầu vồng có xuất xứ từ Trung Quốc (giá khoảng 300-500/m2), rèm cầu vồng Hàn quốc (giá khoảng 400-1triệu/m2).
Rèm cầu vồng có chất liệu dày mỏng khác nhau nên sẽ có mức độ cán sáng khác nhau, tuy nhiên không cản đc sáng sáng tuyệt đối (tầm 50-90% tùy chất liệu).
Rèm Roman
Loại rèm này còn gọi là rèm xếp lớp làm từ chất liệu vải, thường lắp ở cửa sổ. giá dao động 400-1triệu/m2 (đơn giá phụ thuộc vào xuất xứ, giá thành vải để may rèm). Rèm roman cản sáng rất tốt, tùy theo chất liệu vải.
Nếu bạn muốn cản tuyệt đối thì nên dùng loại vải dày và may 2 lớp.
Rèm sáo gỗ
Được làm từ các nan gỗ đan xen với nhau. Mỗi nan gỗ kích thước phổ thông là 3.5-5cm. Rèm sáo gỗ được làm từ nhiều chất liệu như gỗ tùng, dương cầm, gỗ thông, tre, nhựa pvc, giá dao động 550k-hơn 1triệu/m2
Rèm sáo gỗ có khả năng điều chỉnh ánh sáng khá tốt, tuy nhiên nhược điểm là kéo khá nặng và cản sáng khoảng 80%
Rèm cuốn
Đây là loại mành đơn giản, hiện đại dễ sử dụng hay được dùng cho các văn phòng, vải rèm đc làm từ nhựa polyester có thể lau chùi dễ dàng. Rèm cuốn giá dao động 250k-500k tùy loại.
Rèm cuốn có khả năng cản sáng rất tốt
Rèm lá dọc
Là loại mành làm từ những sợi vải, lá dọc với các bản: 8,9cm, 10cm, 12,7cm được đan với nhau bằng các dây liên kết.
Rèm lá dọc có thể xoay lật phải/trái 180 độ, kéo dạt hết sang 1 bên hoặc đều 2 bên giúp bạn dễ dàng điều chỉnh mức độ ánh sáng. Loại rèm này thường dùng cho các văn phòng, giá dao động khoảng 180k-300k.
Rèm lá dọc có ưu điểm nổi trội là chống nắng, tiết kiệm chi phí, chống bụi và giúp cho quá trình vệ sinh trở nên dễ dàng
Rèm hạt gỗ
Là loại rèm được sản xuất từ các hạt gỗ tự nhiên đan với nhau bằng các sợi dây, thường sử dụng trang trí cho không gian phòng thờ, lối ra vào cửa phòng. Rèm hạt gỗ được làm từ nhiều chất liệu như gỗ bồ đề, gỗ hương, gỗ pơmu. Giá thành dao động 400-hơn 1 triệu/m2.
Lắp rèm hạt gỗ giúp duy trì dưỡng khí trong lành rất tốt, bởi nó giúp cho không khí được lưu thông khi đó sẽ loại bỏ các bụi bẩn, khử mùi
Nếu bạn muốn lắp rèm cho ô cửa sổ gia đình thì nên lựa chọn rèm roman, rèm cầu vồng, hoặc rèm gỗ, còn nếu lựa chọn cho văn phòng thì rèm cuốn, rèm lá dọc lá lựa chọn tốt hơn vì giá thành rẻ.
Để lắp rèm không bị hở sáng thì bạn nên lựa chọn loại vải dày và đặc biệt lưu ý là nên lắp rèm phủ bì so với khuôn cửa (cộng thêm khoảng 15 – 20cm mỗi chiều) để ánh sáng không bị lọt qua.
Một điều nữa là các bạn không nên chọn vải cao su, vì loại vải này không bền, sau thời gian sử dụng cũng như giặt giũ thì lớp cao su sẽ bị bong tróc, đặc biệt vải có mùi hôi khó chịu.
2. Hướng dẫn lắp đặt rèm cửa đúng cách và đơn giản nhất
Lắp đặt rèm cửa đúng cách sẽ giúp cho rèm cửa sử dụng lâu bền và việc trang trí trở nên dễ dàng hơn. Quy trình lắp đặt rèm cửa được làm theo các bước sau đây:
Bước 1: Xác định vị trí cần lắp đặt lắp đặt màn rèm
Rèm cửa thường được sử dụng cho cửa sổ hoặc cửa chính, việc xác định vị trí phù hợp sẽ tạo nên sự cân đối. Bên cạnh đó nó còn giúp bạn lựa chọn loại rèm cửa và diện tích chính xác.
Lắp rèm cửa đúng vị trí cần thiết là điều đầu tiên mà gia chủ cần chú ý
Bước 2: Lắp thanh treo rèm
Khi đã xác định được vị trí mà bạn muốn lắp đặt, hãy tiến hành lắp thanh treo rèm đầu tiên. Cố định chắc chắn là điều bạn cần phải làm nếu như không muốn sau một thời gian rèm lại đổ xuống. Thanh treo rèm phải song song với nền nhà để tránh sau này treo rèm lên bị lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Bước 3: Đánh dấu vị trí treo rèm
Bạn lấy nguyên cuộn rèm đặt trên thanh treo rèm rồi đánh dấu vị trí rèm. Hoặc nếu bạn thấy khó thì có thể làm theo cách đo kích thước cuộn rèm trước rồi ướm lên thanh treo rèm để lấy điểm đối xứng.
Bước 4: Lắp đặt giá đỡ
Sử dụng ốc vít để gắn giá đỡ lên khung. Bạn chỉ cần xoắn ốc vít lên vị trí đã đánh dấu.
Tùy thuộc vào kết cấu của tường bạn có thể chỉ sử dụng ốc vít hoặc phải gia cố thêm neo
Bước 5: Treo rèm
Bước cuối cùng, bạn chỉ cần đặt thanh trên của chiếc rèm lên bộ giá và đẩy mạnh cho đến khi khung chụp lại với nhau và thanh treo được cố định trong khung. Bạn có thể điều chỉnh chiếc rèm bằng cách rút dây kéo. Loại dây kéo cũng được dùng phổ biến trong lắp đặt các loại rèm ngủ.
Như vậy, từ những chia sẻ của anh Hưng về việc lắp đặt rèm cửa bạn đã có thêm kiến thức bổ ích để lựa chọn cho gia đình mình mẫu rèm phù hợp cũng như biết được quy trình lắp đặt để tiết kiệm chi phí. Chúc bạn có một không gian nội thất đẹp và phục vụ tốt nhất cho các nhu cầu sinh hoạt trong gia đình mình!
Hải Yến (tổng hợp và viết bài)
Xem thêm:
1. Chậu rửa bát lắp âm và lắp dương, đâu là giải pháp hoàn hảo cho căn bếp của gia đình bạn?
2. Gia chủ Việt chia sẻ cách chống nóng hiệu quả cho căn hộ vách kính hướng Tây
3. Đánh giá máy hút mùi âm tủ Teka TLR2 72 SS 70cm: Rẻ nhưng có “ngon” và “bổ”?
4. Gợi ý 5 cách sử dụng thiết bị điện vừa hiệu quả vừa tiết kiệm trong những ngày hè
5. Tổng hợp 11 sai lầm khi sử dụng điều hoà khiến tiền điện tăng “chóng mặt