Bị dằm đâm vào tay không lấy ra được có sao không?

Video Dằm lút sâu vào tay chân, chỉ cần đơn giản thế này là tự dằm lòi ra

Xem thêm: Mẹo hay loại bỏ dằm tại nhà

Những khi dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa vô tình những que gai nhọn, mảnh vụn từ vật dụng ghim vào tay chân gây nhức, khó chịu. Đừng lo lắng một vài thực phẩm hay gia vị trong căn bếp của bạn sẽ giúp lấy chúng ra nhanh chóng không bị đau hay gây nhiễm trùng.

Bị dằm đâm vào tay không lấy ra được có sao không?

Nếu bị dằm đâm vào tay mà không lấy ra được, bạn có nguy cơ bị:

  • Nhiễm trùng tại chỗ: Mảnh dằm sẽ khiến da vùng đó sưng đỏ, hoặc mủ, buốt, đau nhói, nhức nhối lan tỏa ở vị trí bị dằm đâm, nặng hơn có thể mưng mủ, sốt,
  • Nhiễm trùng huyết: một mảnh dằm sẽ làm vỡ lớp da đó “giúp vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào da hơn”. Vi khuẩn có thể đã ở trên mảnh dằm và dễ di chuyển vào máu, hoặc nó có thể xâm nhập qua các cơ quan khác. Nhiễm trùng huyết
  • Mắc bệnh uốn ván: Bệnh do vi khuẩn uốn ván (clostridium tetani) theo vết dằm đâm xâm nhập vào cơ thể gây ra (thường ở những người không được tiêm vắc xin uốn ván). Vi khuẩn sẽ giải phóng độc tố gây hại cho hệ thần kinh, dân gian hay gọi là phong đòn gánh.

Trông trường hợp không lấy được dằm hoặc sau khi xử lý vết đâm nhỏ vẫn còn đau, nghi ngờ vẫn nằm dưới da không lấy ra được hoặc vùng da xung quanh vết đâm sưng tấy đỏ, bạn cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị. Nếu là dằm tre, nứa, gỗ ngâm nước… khi lấy ra không thấy đau nhưng vẫn phải đến cơ sở y tế để được tiêm phòng uốn ván. Đối với các loại mảnh vụn thủy tinh, kim loại, mảnh vụn lớn không được lấy ra… vì nếu không được lấy ra kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng sau này

Rất hay:  Các dạng bài tập TOÁN LỚP 6 thường gặp - có lời giải (chương

Cách lấy dằm sâu trong tay

Dùng nhíp

Đầu tiên các bạn tiến hành vệ sinh sạch sẽ vùng da bị dằm đâm bằng xà bông. Khử trùng kim và nhíp bằng cách nhúng các đầu trong nước sôi, sau đó lau khô bằng bông sạch. Nếu đầu dằm bị đâm còn lộ ra bên ngoài các bạn nên nhẹ nhàng đẩy da bằng kim sau đó dùng nhíp gắp dằm ra. Cuối cùng rửa sạch chỗ bị đâm với xà phòng và nước một lần nữa, sau đó băng lại để tránh nhiễm trùng.

Dùng băng dính

Nếu bạn bị dằm đâm nhưng vẫn còn phần đầu nhô ra, các bạn có thể dùng nhíp để rút dằm ra. Khi không có nhíp, bạn dùng băng dính để lấy dằm ra cũng được. Dán miếng băng dính lên vùng da bị dằm đâm rồi gỡ băng dính mạnh ra cho miếng dằm được rút ra. Trong nhiều trường hợp dằm đâm nằm sâu trong da và không còn phần đầu để gắp ra, các bạn có thể dùng các cách lấy dằm khác như dưới đây.

Dùng khoai tây

Khi bị dằm đâm, bạn có thể sử dụng khoai tây sống để xử lý. Các bạn thái lát mỏng đặt áp lên vùng da bị dằm đâm. Cuối cùng dùng băng gạc quấn lại cố định. Sau khoảng 45 đến 60 phút độ ẩm của khoai tây sẽ làm cho miếng dằm bong ra. Tuy nhiên, đối với mảnh dằm lớn và đâm sâu dưới da, các bạn có thể quấn và để qua đêm.

Cách lấy dằm trong tay bằng cách ngâm giấm trắng

Cho giấm vào một cái bát và ngâm vùng tay bị dằm trong khoảng 10 đến 15 phút. Điều này đẩy các mảnh vỡ lên da để có thể được lấy ra dễ dàng.

Rất hay:  Cách kiểm tra IMEI Samsung chính hãng đơn giản, nhanh chóng

Cách lấy dằm trong tay bằng cách dùng vỏ chuối

Cách thứ 4 giúp bạn lấy dằm khỏi tay chính là dùng vỏ chuối. Các bạn lấy một phần vỏ quả chuối chín, chà phần bên trong của vỏ chuối lên vùng da bị dằm đâm. Quấn băng dính lại để qua đêm, chất enzym trong chuối sẽ giúp bạn đẩy dằm ra ngoài một cách dễ dàng.

Dùng bình thủy tinh

Khi bạn đã bị dằm, tất cả những gì bạn cần làm là đổ đầy nước nóng vào một bình thủy tinh. Sau đó, dùng lực đâm mạnh các mảnh vỡ vào miệng lọ. Nhờ áp suất của hơi nước nóng trong bình, các mảnh vụn sẽ bị hút ra ngoài.

Cách lấy dằm bằng baking soda

Chỉ cần dùng một lượng nhỏ baking soda hòa với một ít nước để được hỗn hợp dền sệt. Bôi trực tiếp hỗn hợp lên vùng da bị dằm và dùng băng y tế cuốn cố định lại. Sau một vài giờ và tùy thuộc vào độ sâu của miếng dằm đâm mà nó sẽ trồi lên trên da.

Muối Epsom

Cách làm này khá đơn giản, các bạn chỉ cần thoa một ít muối lên băng keo cá nhân sau đó băng kín vào vùng da bị dằm đâm. Đợi một vài giờ dằm sẽ trồi lên.

Dùng củ hành

Cắt một lát hành tươi, đặt lên vùng da bị dằm đâm sau khoảng 60 phút bạn sẽ có thể lấy miếng dằm ra.

Lưu ý khi lấy dằm ra khỏi tay

Vệ sinh khu vực bị dằm đâm

Trước khi tiến hành lấy dằm, bạn cần rửa sạch khu vực nơi bị dằm đâm bằng xà phòng.

Không nhấn vào xung quanh vết dằm đâm tay

Bạn không nên cọ rửa khu vực bị dằm đâm quá mạnh vì hành động này của bạn có thể đẩy nó vào sâu hơn. Sau khi rửa sạch, lau nhẹ nhàng khu vực bị dằm đâm vào tay thật khô bằng vải sạch.

Rất hay:  4 cách kiểm tra quy hoạch nhà đất hiện nay - Luật Kiến Việt

Khử trùng vật dụng lấy dằm

Nếu dùng kim hay nhíp để lấy vết dằm ra thì cần khử trùng kim và nhíp bằng nước sôi hoặc cồn để tránh nhiễm trùng.

Bị dằm đâm tay nhiễm trùng

Nếu dằm đã ở trong da bạn tầm vài ngày và bạn thấy có dấu hiệu bị nhiễm trùng, đừng cố gắng lấy ra mà hãy đi khám bác sỹ để được lấy ra một cách nhanh chóng, an toàn.

Khi nào cần tham khảo bác sĩ về cách lấy dằm trong tay?

Nếu dằm đã ở trong da bạn tầm vài ngày và bạn thấy có dấu hiệu bị nhiễm trùng, hãy đi khám bác sĩ ngay để bác sĩ giúp lấy chúng ta. Trong trường hợp như vậy, tốt hơn là bạn không nên cố gắng tự mình loại bỏ ra, vì có thể vết xước sẽ phát triển thành uốn ván. Bác sĩ sẽ loại bỏ một cách an toàn, giúp băng bó vết thương và chữa lành nhiễm trùng.

Dù dằm đâm không phải là tình trạng nguy hiểm, bạn vẫn cần đến gặp bác sĩ trong một số trường hợp để được điều trị kịp thời:

  • Trường hợp chỗ dằm đâm bị rò rỉ mủ hoặc máu.
  • Trường hợp khu vực dằm bị ngứa, đỏ và sưng.

Ngay cả khi vết gai đâm không làm bạn đau, bạn nên lấy chúng ra đúng cách để tránh bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Nếu dằm đâm tay quá sâu và rất khó để loại bỏ, bạn hãy đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ có thiết bị để loại bỏ chiếc gai nhỏ bé này một cách dễ dàng với nguy cơ nhiễm trùng thấp.

Xem thêm:

  • Mẹo hay loại bỏ dằm tại nhà