Ráy tai là hỗn hợp da chết, lông và các chất tiết ra từ các tuyến nhầy ở ống tai. Ráy tai được tạo thành ở ống tai ngoài, có tác dụng bảo vệ lỗ tai, kháng nấm, kháng khuẩn và ngăn ngừa các bệnh lý về tai. Ở một số trẻ bị tiết ráy tai quá nhiều, các ráy tai lại khô và cứng khiến cho phần ống tai bị bít kín gây ngứa, đau nhức, nghe kém, ù, thậm chí là viêm tai. Theo dõi hướng dẫn cách lấy ráy tai cho trẻ an toàn để ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng trên!
Lấy ráy tai cho bé khi nào?
Ráy tai được biết đến như là cơ chế sinh lý bình thường hình thành nên để bảo vệ tai, giúp làm sạch bụi bẩn, ngăn chặn vi khuẩn từ môi trường bên ngoài đi sâu vào bên trong tai, hạn chế gây tổn thương tai hoặc nhiễm trùng màng nhĩ.
Một sai lầm mà nhiều người lớn mắc phải chính là ráy tai cần được lấy ra thường xuyên để tạo sự thông thoáng cho tai. Trên thực tế, không cần phải lấy ráy tai trừ những trường hợp bị tích tụ quá lâu trong thời gian dài. Ở trẻ em và trẻ sơ sinh, ráy tai thường có xu hướng mềm và nhẹ. Nhờ vào các hoạt động nhai thức ăn và chuyển động của hàm, ráy tai cũ cùng với những tế bào da chết sẽ liên tục di chuyển nhẹ nhàng từ phía màng nhĩ tới lỗ tai ngoài. Sau một thời gian chúng sẽ khô dần và rơi hẳn ra ngoài.
Trong các trường hợp ráy tai bị tích tụ và tắc nghẽn thì bố mẹ cần chú ý lấy ráy tai thường xuyên, nhất là khi trẻ có các biểu hiện dưới đây:
- Trẻ bị tiết ráy tai quá mức, vì thế cần thường xuyên lấy ráy tai để đảm bảo trẻ nghe được âm thanh tốt nhất.
- Trẻ mắc các bệnh về thính giác và phải đeo máy trợ thính hoặc nút bịt tai trong thời gian dài. Khi đeo các thiết bị này quá lâu thì ráy tai sẽ bị chặn lại mà không thể di chuyển tự nhiên ra phía ngoài.
>>> Có thể bạn đang quant âm: Trẻ bị viêm tai giữa cha mẹ cần biết sớm
Mẹo lấy ráy tai khô vón cục cho bé
Việc lấy ráy tai thường xuyên hay không tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng của từng bé. Trong trường hợp ráy tai của bé bị khô hoặc vón cục, bố mẹ hãy tham khảo ngay cách lấy ráy tai cho trẻ dưới đây:
Dùng khăn mềm mỏng để lấy
Vệ sinh tai ngoài một cách nhẹ nhàng với khăn ẩm là phương pháp được các Bác sĩ nhi khoa khuyên dùng nhất. Với phương pháp này, bố mẹ chỉ cần làm ướt khăn bằng cách ngâm khăn vào nước ấm, sau đó vắt khô để tránh nước nhỏ vào tai. Sau đó dùng khăn lau nhẹ nhàng bên ngoài tai để làm sạch phần ráy tai bị tích tụ, tuyệt đối không đưa sâu hẳn vào bên trong tai vì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé.
Dùng nước muối sinh lý
Với cách này, mỗi lần lấy ráy tai cho trẻ thì bố mẹ cần nhỏ từ 5-10 giọt nước muối sinh lý 0,9%, mỗi ngày nhỏ 3-4 lần. Nước muối sẽ làm cho ráy tai thấm ướt, trở nên mềm hơn và rã ra giúp cho việc lấy ráy tai trở nên dễ dàng hơn. Sau khi nhỏ nước muối sinh lý, bố mẹ hãy sử dụng một chiếc khăn mềm lau nhẹ nhàng ở vùng tai ngoài hoặc chờ một thời gian để ráy tai được đẩy ra theo cơ chế tự nhiên.
Lấy ráy tai khô cho bé bằng dầu oliu
Dùng dầu ô liu để lấy ráy tai cho trẻ là phương pháp rất phổ biến. Với cách này, bố mẹ chỉ cần chuẩn bị một ít dầu ô liu và một chiếc thìa nhỏ. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản: Đặt bé nằm nghiêng, cho dầu ô liu vào thìa rồi nhẹ nhàng dùng tay kéo vành tai ra, nhỏ từng chút vào trong, xoa vành tai cho dầu tiến sau vào bên trong để làm mềm ráy tai sau đó có thể dùng dụng cụ lấy ráy tai để gắp hoặc dùng khăn lau nhẹ đi.
Sử dụng oxy già lấy ráy tai cho bé
Nguyên lý để lấy ráy tai của phương pháp này tương tự với cách sử dụng dầu ô liu. Bố mẹ cần chuẩn bị hỗn hợp làm mềm ráy tai bằng cách hòa dung dịch oxy già 3% với nước ấm theo tỉ lệ 1:1. Sau đó, đặt bé nằm nghiêng và dùng một bơm kim tiêm không chứa kim để hút lấy dung dịch, nhỏ hỗn hợp vào tai trẻ cho đến khi thấy ngập ống tai ngoài, cần khoảng 5-10 giọt. Lưu ý chỉ nên nhỏ từ từ, từng giọt một, để mỗi giọt có thể đi sâu vào trong, làm mềm những phần ráy tai bị khô và vón cục. Giữ bé nằm yên trong 5 phút để ráy tai thấm dung dịch. Cuối cùng là nghiêng tai bé theo hướng ngược lại để nước chảy ra ngoài và tiến hành lấy ráy tai bằng dụng cụ chuyên dụng hoặc khăn mềm.
Một số lưu ý khi lấy ráy tai cho bé
Để đảm bảo an toàn cho bé, việc lấy ráy tai nên được tuân thủ theo các quy tắc dưới đây.
Không vệ sinh tai quá thường xuyên, thông thường chỉ nên vệ sinh tai 2-3 lần/tháng. Khi vệ sinh tai nhiều sẽ vô tình ảnh hưởng đến màng nhĩ.
Tuyệt đối không được dùng tăm bông hoặc đầu ngón tay để lấy ráy tai. Bởi hành động này không những không lấy được ráy tai ra ngoài mà còn có thể đẩy ráy tai vào sâu bên trong hơn, thậm chí có thể gây rách màng nhĩ trẻ nếu có sự cố ngoài ý muốn.
Một điều cần đặc biệt lưu ý là những bậc cha mẹ không nên sử dụng nước lấy ráy tai để vệ sinh cho trẻ nếu không có hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tổn thương đáng tiếc có thể xảy ra.
Khi có dấu hiệu bất thường trong quá trình lấy ráy tai, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ có biện pháp xử trí kịp thời. Nếu có tình trạng ngứa tai, đau tai hoặc cảm thấy nghe không rõ, cần dừng ngay việc lấy ráy tai để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bé.
Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bố mẹ nắm được những cách lấy ráy tai cho trẻ an toàn, hiệu quả để làm sạch tai cho trẻ ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe con trẻ. Nếu còn điều gì thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline: 1900 3366 hoặc Inbox trực tiếp fanpage của Tổ hợp để nhận được tư vấn từ chuyên gia MEDIPLUS!
*Bài chia sẻ tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!